https://kevesko.vn/20241117/chuyen-cong-tac-nuoc-ngoai-dau-tien-dai-xa-va-quan-trong-cua-chu-tich-luong-cuong-32973604.html
Chuyến công tác nước ngoài đầu tiên dài, xa và quan trọng của Chủ tịch Lương Cường
Chuyến công tác nước ngoài đầu tiên dài, xa và quan trọng của Chủ tịch Lương Cường
Sputnik Việt Nam
Trong số các Chủ tịch nước của Việt Nam thực hiện các hoạt động ngoại giao gần đây, Chủ tịch Lương Cường là người có chuyến công tác nước ngoài đầu tiên dài... 17.11.2024, Sputnik Việt Nam
2024-11-17T18:01+0700
2024-11-17T18:01+0700
2024-11-18T03:13+0700
apec
lương cường
peru
lima
kinh tế
thế giới
chính trị
thông tin
việt nam
tác giả
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/0b/11/32973446_0:39:2791:1609_1920x0_80_0_0_3b277c0e33b0173f65cb06471f35c343.jpg
Đối với Việt Nam, đặc biệt quan trọng việc tham dự một Diễn đàn kinh tế quốc tế tổ chức tại Nam Mỹ trong bối cảnh tình hình quốc tế rất phức tạp và khó đoán định.Ngày 12/11, Chủ tịch nước Lương Cường đã đến Lima thăm chính thức Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 từ ngày 12 tới 16/11. Trước đó, Chủ tịch nước cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã có chuyến thăm nhà nước tới Cộng hòa Chile từ ngày 9/11 đến 12/11.Việt Nam và Chile: Tình bạn cũ được làm mới trong bối cảnh mớiCộng hòa Chile là quốc gia bạn bè của Việt Nam từ những năm Việt nam tiến hành khánh chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. Cố tổng thống Salvador Allende là người nhiệt thành ủng hộ cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Tháng 3/1969, khi còn là Thượng nghị sĩ Chile, ông đã sang thăm Việt Nam và được Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp đón trọng thị. Từ đó, tinh thần độc lập, tự chủ của người Việt Nam đã được ông coi trọng và tiếp thu nhiệt thành. Ngày 25/3/1971, Chile trở thành quốc gia Nam Mỹ đầu tiên và là quốc gia thứ hai ở Tây bán cầu thiết lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ với Việt Nam (sau Cuba).Tháng 12/1989, Tổng thống Michelle Bachelet của Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo Chile lên cầm quyền, bầu không khí chính trị dân chủ ở Chile dần dần trở lại. Việt Nam và Chile bắt đầu khôi phục lại quan hệ ngoại giao. Tháng 3/2009, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết thăm Chile. Tháng 3/2010, tổng thống Sebastián Piñera thuộc phe trung hữu lên nắm chính quyền. Hai năm sau, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã mời tổng thống Sebastián Piñera thăm Việt Nam.Để mở đường cho các thỏa thuận kinh tế mới giữa hai nước, Chủ tịch Lương Cường đã có cuộc tiếp xúc với lãnh đạo các doanh nghiệp tiêu biểu của Chile (SOFOFA) gồm hơn 160 công ty thành viên thuộc 22 hiệp hội doanh nghiệp lớn nhất của Chile. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng vì Việt Nam và Chile đều là thành viên của “Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương” (CPTPP), một tổ chức kinh tế liên lục địa đang phát triển tại hai khu vực quan trọng của thế giới.Về chính trị và an ninh, Việt Nam và Chile đã có quan hệ đối tác toàn diện từ năm 2018. Trong tuyên bố chung giữa Việt Nam và Chile, hai bên đã đề cập đến một lộ trình nhằm nâng cấp quan hệ trên tất cả các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, phát triển bền vững, năng lượng tái tạo, khoa học, giáo dục, du lịch, quốc phòng, an ninh v.v...Peru đối với Việt Nam: Đối tác mới trên đỉnh cao của dãy AndesPeru cùng với hai quốc gia láng giềng là Bolivia và Ecuador hợp thành “mái nhà” của Nam Mỹ do cả ba nước đều sở hữu những đỉnh núi cao nhất của dãy núi Andes, “xương sống” của Nam Mỹ. Peru là nơi sinh sống chủ yếu của dân tộc Inca được tạo thành từ các bộ lạc Quechua và là một trong các quốc gia có bề dày truyền thống lâu đời và nền văn minh cổ đại Norte Chico rực rỡ nhất ở khu vực Nam Mỹ với trên dưới 9.000 năm lịch sử. Điển hình là di chỉ Macu Picchu nổi tiếng thế giới nằm ở độ cao trên 2.460 m.Peru là được Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá là quốc gia có thu nhập trung bình cao, đứng thứ 52 thế giới và thứ 7 ở khu vực Mỹ Latinh.Cũng như Chile, Peru là thành viên của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và có Hiệp định thương mại tự do song phương (FTA). Đây là ba cơ sở hành lang pháp lý quốc tế quan trọng để hai bên tăng cường hợp tác thương mại-đầu tư.Cũng như tại Santiago de Chile, tại Lima, Chủ tịch Lương Cường cũng đã có các cuộc tiếp xúc với lãnh đạo một số doanh nghiệp hàng đầu Peru trong các lĩnh vực khai khoáng, năng lượng, đầu tư cảng biển, dịch vụ tài chính, quản lý quỹ tương hỗ, điện và bảo hiểm v.v... Có thể kỳ vọng về một giai đoạn mới, tích cực hơn của sự phát triển quan hệ kinh tế, đầu tư hai nước.Hai bên thỏa thuận tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực hai bên có thế mạnh và cùng quan tâm như kinh tế - thương mại - đầu tư, trong đó có việc mở cửa thị trường của nhau cho các sản phẩm nông nghiệp, quốc phòng - an ninh, nông nghiệp, viễn thông, chuyển đổi số, năng lượng, giáo dục đào tạo…Về chính trị, thành công nhất trong chuyến thăm và làm việc cấp nhà nước tại Peru của đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do Chủ tịch nước Lương Cường dẫn đầu là phía Việt Nam đã đạt được sự ủng hộ của cả tổng thống và Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Peru (tức Thủ tướng) đối với việc Việt Nam đăng cai tổ chức Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) vào năm 2027.Hai bên cũng nhất trí phối hợp chặt chẽ, tích cực thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN mà Việt Nam là thành viên với Liên minh Thái Bình Dương (Pacific Alliance) mà Peru là thành viên cũng như tăng cường sự phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương và tổ chức quốc tế. Trong đó, Việt Nam ủng hộ việc Peru được ASEAN trao quy chế “Đối tác phát triển”, giúp tăng cường sự hiện diện của Peru ở khu vực Đông Nam Á cũng như mở ra cơ hội tăng cường thương mại giữa Peru các nước thành viên của ASEAN. Trong điều kiện ấy, Việt Nam sẽ trở thành cửa ngõ để kết nối các doanh nghiệp của Peru với thị trường gần 700 triệu người của Cộng đồng ASEAN.Tại các cuộc hội đàm, phía Peru đã đề nghị Việt Nam mở cơ quan đại diện ngoại giao của mình (Đại sứ quán) tại Lima. Điều quan trọng hơn cả là hai bên đã nhất trí về một lộ trình hướng tới việc nâng cấp quan hệ đối tác giữa hai nước. Điều đó có nghĩa là Peru sẽ trở thành quốc gia thứ 15 có quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam trong tương lai gần.Việt Nam tại APEC: Phát huy bản sắc “ngoại giao cây tre”Ngày 15/11/1998, Việt Nam trở thành thành viên thứ 21 của Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương. Đến thời điểm này, Việt Nam là nền kinh tế có quy mô lớn thứ 11 của Diễn đàn này với GDP (PPP) khoảng 1.400 tỷ USD. APEC là diễn đàn kinh tế quốc tế rất quan trọng trong số 63 tổ chức, diễn đàn và hiệp định đa phương mà Việt Nam là thành viên. Sau 26 năm tham gia diễn đàn này, Việt Nam đã để lại nhiều dấu ấn đậm nét trong khuôn khổ hợp tác APEC và luôn được đánh giá là thành viên có nhiều đóng góp tích cực, có trách nhiệm và hiệu quả vào việc hiện thực hóa các mục tiêu, tầm nhìn trong hợp tác của APEC cũng như nâng cao vai trò của APEC trong cộng đồng quốc tế.Theo đánh giá chung, sự tham gia của phái đoàn Việt Nam tại Tuần lễ cấp cao APEC lần thứ 35 tại Lima (Peru) có ý nghĩa to lớn và kết quả của sự tham gia đó phụ thuộc vào những sáng kiến, đóng góp của Việt Nam tại diễn đàn này.Phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC 2024 với chủ đề “Con người. Doanh nghiệp. Thịnh vượng”, với tư cách là khách mời chính, Chủ tịch Việt Nam đã cho rằng, APEC cần xây dựng một hệ thống quản trị kinh tế quốc tế thuận lợi cho phát triển mới có thể đối phó và thích ứng kịp thời với bối cảnh thế giới và châu Á - Thái Bình Dương đang trải qua những chuyển đổi to lớn, mang tính thời đại, tác động đa chiều tới mọi quốc gia, mọi doanh nghiệp. Theo ông Lương Cường, “chìa khóa của sự thành công” là tinh thần lạc quan, dám nghĩ, dám làm, khả năng phát hiện và tận dụng cơ hội ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn.Tại Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế AMM 35, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nêu một số đề xuất đối với hợp tác của APEC trong lĩnh vực chuyển đổi số với chủ đề “Đổi mới sáng tạo và số hóa nhằm thúc đẩy chuyển đổi sang kinh tế chính thức và toàn cầu”. Đây là một vấn đề quen thuộc đối với một số nền kinh tế “đầu tàu” nhưng lại là điều mới mẻ đối với một số nền kinh tế đang ở vị trí thấp trong APEC. Những đề xuất của đoàn Việt Nam đưa ra đều được các thành viên chia sẻ, đánh giá cao và được phổ biến rộng rãi trong tài liệu văn kiện của Hội nghị.Trong số các Chủ tịch nước của Việt Nam thực hiện các hoạt động ngoại giao gần đây, Chủ tịch Lương Cường là người có chuyến công tác nước ngoài đầu tiên dài nhất, xa nhất và quan trọng nhất. Đối với Việt Nam đặc biệt quan trọng việc tham dự một Diễn đàn kinh tế quốc tế tổ chức tại Nam Mỹ trong bối cảnh tình hình quốc tế rất phức tạp và khó đoán định.
https://kevesko.vn/20241108/chuyen-tham-chile-va-peru-cua-chu-tich-nuoc-luong-cuong-32815992.html
https://kevesko.vn/20241112/chu-tich-nuoc-luong-cuong-va-tong-thong-chile-gap-go-voi-bao-chi-32871218.html
https://kevesko.vn/20241117/ong-luong-cuong-da-noi-gi-voi-tap-can-binh-pho-thu-tuong-nga-joe-biden-o-apec-32970487.html
https://kevesko.vn/20241116/ong-luong-cuong-gap-biden-co-phat-bieu-quan-trong-tai-apec-2024-32963838.html
https://kevesko.vn/20241115/chu-tich-nuoc-luong-cuong-tro-thanh-khach-moi-danh-du-cua-thu-do-peru-32944521.html
https://kevesko.vn/20241114/chu-tich-nuoc-luong-cuong-nhan-huan-chuong-mat-troi-peru-cap-dai-thap-tu-32918651.html
peru
lima
chile
đông nam á
châu mỹ latin
á-thái bình dương
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/0b/11/32973446_62:0:2791:2047_1920x0_80_0_0_73d93b0cbf8398adb152997c722118d2.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
apec, lương cường, peru, lima, kinh tế, thế giới, chính trị, thông tin, việt nam, tác giả, quan điểm-ý kiến, chile, đông nam á, asean, thương mại, châu mỹ latin, á-thái bình dương, doanh nghiệp
apec, lương cường, peru, lima, kinh tế, thế giới, chính trị, thông tin, việt nam, tác giả, quan điểm-ý kiến, chile, đông nam á, asean, thương mại, châu mỹ latin, á-thái bình dương, doanh nghiệp
Đối với Việt Nam, đặc biệt quan trọng việc tham dự một Diễn đàn kinh tế quốc tế tổ chức tại Nam Mỹ trong bối cảnh tình hình quốc tế rất phức tạp và khó đoán định.
Ngày 12/11, Chủ tịch nước Lương Cường đã đến Lima thăm chính thức Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 từ ngày 12 tới 16/11. Trước đó, Chủ tịch nước cùng đoàn đại biểu cấp cao
Việt Nam đã có chuyến thăm nhà nước tới Cộng hòa Chile từ ngày 9/11 đến 12/11.
Việt Nam và Chile: Tình bạn cũ được làm mới trong bối cảnh mới
Cộng hòa Chile là quốc gia bạn bè của Việt Nam từ những năm Việt nam tiến hành khánh chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. Cố tổng thống Salvador Allende là người nhiệt thành ủng hộ cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Tháng 3/1969, khi còn là Thượng nghị sĩ Chile, ông đã sang thăm
Việt Nam và được Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp đón trọng thị. Từ đó, tinh thần độc lập, tự chủ của người Việt Nam đã được ông coi trọng và tiếp thu nhiệt thành. Ngày 25/3/1971, Chile trở thành quốc gia Nam Mỹ đầu tiên và là quốc gia thứ hai ở Tây bán cầu thiết lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ với Việt Nam (sau
Cuba).
“Quan hệ hai nước bị gián đoạn sau cuộc đảo chính đẫm máu ngày 11/9/1973 của tướng Augusto Pinochet được CIA bảo trợ, sát hại tổng thống Salvador Allende, dựng lên chính quyền độc tài thân Mỹ. Tướng Pinochet đã đặt Đảng Cộng sản Chile, Đảng Xã hội Chile và các tổ chức cánh tả ra ngoài vòng pháp luật, đàn áp dã man các lực lượng đối lập”, Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Minh Hoàng nói với Sputnik.
8 Tháng Mười Một 2024, 07:46
Tháng 12/1989, Tổng thống Michelle Bachelet của Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo Chile lên cầm quyền, bầu không khí chính trị dân chủ ở Chile dần dần trở lại. Việt Nam và Chile bắt đầu khôi phục lại quan hệ ngoại giao. Tháng 3/2009, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết thăm Chile. Tháng 3/2010, tổng thống Sebastián Piñera thuộc phe trung hữu lên nắm chính quyền. Hai năm sau, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã mời tổng thống Sebastián Piñera thăm Việt Nam.
“Chuyến thăm Chile của Chủ tịch Lương Cường diễn ra 15 năm sau chuyến thăm của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết tới Chile và 12 năm sau chuyến thăm của tổng thống Chile tới Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng. Đó là làm mới lại tình hữu nghị lâu năm giữa hai quốc gia bạn bè ở hai bên bờ Thái Bình Dương đúng 55 năm sau chuyến thăm lịch sử tới Việt Nam của cố tổng thống Salvador Allende, khi đó là Thượng nghị sĩ Chile”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Minh Hoàng nhấn mạnh với Sputnik.
“Việt Nam và Chile có Hiệp định tự do thương mại (VC-FTA) từ tháng 11/2011 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2014. Vì vậy, chuyến đi thăm và làm việc tại Chile lần này của Chủ tịch Lương Cường còn có mục tiêu quan trọng là hai bên cùng đánh giá lại thời gian 10 năm thực thi hiệp định này, đồng thời, vạch ra lộ trình tiếp theo để thúc đẩy quan hệ kinh tế song phương”, - Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long đưa ra đánh giá về chuyến thăm làm việc tới Chile của Chủ tịch nước Việt Nam, trả lời phỏng vấn cho Sputnik.
12 Tháng Mười Một 2024, 09:41
Để mở đường cho các thỏa thuận kinh tế mới giữa hai nước, Chủ tịch Lương Cường đã có cuộc tiếp xúc với lãnh đạo các doanh nghiệp tiêu biểu của Chile (SOFOFA) gồm hơn 160 công ty thành viên thuộc 22 hiệp hội doanh nghiệp lớn nhất của Chile. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng vì Việt Nam và Chile đều là thành viên của “Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương” (CPTPP), một tổ chức kinh tế liên lục địa đang phát triển tại hai khu vực quan trọng của thế giới.
Về chính trị và an ninh, Việt Nam và Chile đã có quan hệ đối tác toàn diện từ năm 2018. Trong tuyên bố chung giữa Việt Nam và Chile, hai bên đã đề cập đến một lộ trình nhằm nâng cấp quan hệ trên tất cả các lĩnh vực
thương mại, nông nghiệp, phát triển bền vững, năng lượng tái tạo, khoa học, giáo dục, du lịch, quốc phòng, an ninh v.v...
“Sự kiện Việt Nam thành lập Văn phòng Tùy viên quốc phòng tại Santiago de Chile cho thấy mức độ tin cậy chính trị giữa hai bên đang tiếp tục tiến triển và tiếp cận đến tầm mức chiến lược”, - Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long bình luận.
Peru đối với Việt Nam: Đối tác mới trên đỉnh cao của dãy Andes
Peru cùng với hai quốc gia láng giềng là Bolivia và Ecuador hợp thành “mái nhà” của Nam Mỹ do cả ba nước đều sở hữu những đỉnh núi cao nhất của dãy núi Andes, “xương sống” của Nam Mỹ. Peru là nơi sinh sống chủ yếu của dân tộc Inca được tạo thành từ các bộ lạc Quechua và là một trong các quốc gia có bề dày truyền thống lâu đời và nền văn minh cổ đại Norte Chico rực rỡ nhất ở khu vực Nam Mỹ với trên dưới 9.000 năm lịch sử. Điển hình là di chỉ Macu Picchu nổi tiếng thế giới nằm ở độ cao trên 2.460 m.
“Khác với Chile, Peru thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam khá muộn do bị ràng buộc bởi các lệnh cấm vận của Mỹ chống Việt Nam từ năm 1979 đến năm 1994. Ngày 14/11/1994, hai bên mới chính thức công nhận lẫn nhau và đặt quan hệ ngoại giao cấp đại sứ. Chuyến thăm của Chủ tịch Lương Cường diễn ra đúng dịp hai nước kỷ niệm 30 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao cấp cao nhất”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Minh Hoàng phát biểu với Sputnik.
17 Tháng Mười Một 2024, 14:46
Peru là được Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá là quốc gia có thu nhập trung bình cao, đứng thứ 52 thế giới và thứ 7 ở khu vực Mỹ Latinh.
“Đối với Việt Nam, Peru là đối tác đầu tư số 1, đồng thời là đối tác thương mại lớn thứ 6 ở khu vực Mỹ Latinh. Đối với Peru, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất trong Cộng đồng ASEAN. Doanh nghiệp Việt Nam mạnh nhất đang hoạt động tại Peru hiện nay là Tập đoàn công nghệ viễn thông quân đội Viettel (tên công ty chi nhánh tại Peru là Bitel)”, - Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long nói với Sputnik.
Cũng như Chile, Peru là thành viên của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và có Hiệp định thương mại tự do song phương (FTA). Đây là ba cơ sở hành lang pháp lý quốc tế quan trọng để hai bên tăng cường hợp tác thương mại-đầu tư.
Cũng như tại Santiago de Chile, tại Lima, Chủ tịch Lương Cường cũng đã có các cuộc tiếp xúc với lãnh đạo một số doanh nghiệp hàng đầu Peru trong các lĩnh vực khai khoáng, năng lượng, đầu tư cảng biển, dịch vụ tài chính, quản lý quỹ tương hỗ, điện và bảo hiểm v.v... Có thể kỳ vọng về một giai đoạn mới, tích cực hơn của sự phát triển quan hệ kinh tế, đầu tư hai nước.
Hai bên thỏa thuận tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực hai bên có thế mạnh và cùng quan tâm như kinh tế - thương mại - đầu tư, trong đó có việc mở cửa thị trường của nhau cho các sản phẩm nông nghiệp, quốc phòng - an ninh,
nông nghiệp, viễn thông, chuyển đổi số, năng lượng, giáo dục đào tạo…
Về chính trị, thành công nhất trong chuyến thăm và làm việc cấp nhà nước tại Peru của đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do Chủ tịch nước Lương Cường dẫn đầu là phía Việt Nam đã đạt được sự ủng hộ của cả tổng thống và Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Peru (tức Thủ tướng) đối với việc Việt Nam đăng cai tổ chức Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) vào năm 2027.
16 Tháng Mười Một 2024, 18:15
Hai bên cũng nhất trí phối hợp chặt chẽ, tích cực thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN mà Việt Nam là thành viên với Liên minh Thái Bình Dương (Pacific Alliance) mà Peru là thành viên cũng như tăng cường sự phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương và tổ chức quốc tế. Trong đó, Việt Nam ủng hộ việc Peru được ASEAN trao quy chế “Đối tác phát triển”, giúp tăng cường sự hiện diện của Peru ở khu vực
Đông Nam Á cũng như mở ra cơ hội tăng cường thương mại giữa Peru các nước thành viên của ASEAN. Trong điều kiện ấy, Việt Nam sẽ trở thành cửa ngõ để kết nối các doanh nghiệp của Peru với thị trường gần 700 triệu người của Cộng đồng ASEAN.
Tại các cuộc hội đàm, phía Peru đã đề nghị Việt Nam mở cơ quan đại diện ngoại giao của mình (Đại sứ quán) tại Lima. Điều quan trọng hơn cả là hai bên đã nhất trí về một lộ trình hướng tới việc nâng cấp quan hệ đối tác giữa hai nước. Điều đó có nghĩa là Peru sẽ trở thành quốc gia thứ 15 có quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam trong tương lai gần.
Việt Nam tại APEC: Phát huy bản sắc “ngoại giao cây tre”
Ngày 15/11/1998, Việt Nam trở thành thành viên thứ 21 của Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương. Đến thời điểm này, Việt Nam là nền kinh tế có quy mô lớn thứ 11 của Diễn đàn này với GDP (PPP) khoảng 1.400 tỷ USD. APEC là diễn đàn kinh tế quốc tế rất quan trọng trong số 63 tổ chức, diễn đàn và hiệp định đa phương mà Việt Nam là thành viên. Sau 26 năm tham gia diễn đàn này, Việt Nam đã để lại nhiều dấu ấn đậm nét trong khuôn khổ hợp tác APEC và luôn được đánh giá là thành viên có nhiều đóng góp tích cực, có trách nhiệm và hiệu quả vào việc hiện thực hóa các mục tiêu, tầm nhìn trong hợp tác của
APEC cũng như nâng cao vai trò của APEC trong cộng đồng quốc tế.
“Quan hệ trong APEC có vai trò rất quan trọng với kinh tế Việt Nam. Tổng số giá trị hợp tác của các quốc gia APEC với Việt Nam chiếm 77% tổng khối lượng giao dịch thương mại quốc tế của Việt Nam, 81% tổng giá trị đầu tư vào Việt nam và 85% số lượng khách du lịch đến Việt Nam mỗi năm. APEC quy tụ 15 đối tác chiến lược và chiến lược toàn diện của Việt Nam. Có 17/21 thành viên APEC có Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với Việt Nam và 13 trong số đó là các hiệp định đang được triển khai”, - Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long nói với Sputnik.
15 Tháng Mười Một 2024, 15:57
Theo đánh giá chung, sự tham gia của phái đoàn Việt Nam tại Tuần lễ cấp cao APEC lần thứ 35 tại Lima (Peru) có ý nghĩa to lớn và kết quả của sự tham gia đó phụ thuộc vào những sáng kiến, đóng góp của Việt Nam tại diễn đàn này.
“Điều khó khăn nhất đối với đoàn Việt Nam tại APEC 35 là một số thành viên “đầu tàu” của diễn đàn này đang có những mâu thuẫn sâu sắc; gồm Mỹ - Nga (về vấn đề Ukraina), Mỹ - Trung Quốc (về thương mại)… Một số thành viên khác cũng đang có sự phân hóa. Bối cảnh này đòi hỏi phái đoàn Việt Nam phải phát huy cao độ bản lĩnh “ngoại giao cây tre”, giữ vững tính độc lập, tự chủ, đưa ra những chủ trương, giải pháp có tính trí tuệ cao để “hạ nhiệt” căng thẳng, dung hòa mâu thuẫn mà quan điểm cốt lõi là “không chính trị hóa các vấn đề kinh tế”, - Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long phân tích, trả lời phỏng vấn của Sputnik.
Phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC 2024 với chủ đề “Con người. Doanh nghiệp. Thịnh vượng”, với tư cách là khách mời chính, Chủ tịch Việt Nam đã cho rằng, APEC cần xây dựng một hệ thống quản trị kinh tế quốc tế thuận lợi cho phát triển mới có thể đối phó và thích ứng kịp thời với bối cảnh thế giới và châu Á - Thái Bình Dương đang trải qua những chuyển đổi to lớn, mang tính thời đại, tác động đa chiều tới mọi quốc gia, mọi doanh nghiệp. Theo ông Lương Cường, “chìa khóa của sự thành công” là tinh thần lạc quan, dám nghĩ, dám làm, khả năng phát hiện và tận dụng cơ hội ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn.
“Chủ tịch Lương Cường cho rằng, trước những biến động to lớn của thế giới và những rủi ro về bảo hộ, tình trạng phân mảnh, chia tách, APEC cần phải một lần nữa gánh vác trách nhiệm là cầu nối, tạo ra nhiều kênh liên kết nhằm thúc đẩy hợp tác giữa các thành viên để cùng xây dựng một hệ thống quản trị kinh tế quốc tế minh bạch, bình đẳng, bảo đảm lợi ích công bằng, hài hòa, bình đẳng cho tất cả các bên. Các ý kiến đề xuất của Chủ tịch Việt Nam đã thu hút được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Minh Hoàng bình luận.
14 Tháng Mười Một 2024, 13:15
Tại Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế AMM 35, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nêu một số đề xuất đối với hợp tác của APEC trong lĩnh vực chuyển đổi số với chủ đề “Đổi mới sáng tạo và số hóa nhằm thúc đẩy chuyển đổi sang kinh tế chính thức và toàn cầu”. Đây là một vấn đề quen thuộc đối với một số nền kinh tế “đầu tàu” nhưng lại là điều mới mẻ đối với một số nền kinh tế đang ở vị trí thấp trong APEC. Những đề xuất của đoàn Việt Nam đưa ra đều được các thành viên chia sẻ, đánh giá cao và được phổ biến rộng rãi trong
tài liệu văn kiện của Hội nghị.
Trong số các Chủ tịch nước của Việt Nam thực hiện các hoạt động ngoại giao gần đây, Chủ tịch Lương Cường là người có chuyến công tác nước ngoài đầu tiên dài nhất, xa nhất và quan trọng nhất. Đối với Việt Nam đặc biệt quan trọng việc tham dự một Diễn đàn kinh tế quốc tế tổ chức tại Nam Mỹ trong bối cảnh tình hình quốc tế rất phức tạp và khó đoán định.