- Sputnik Việt Nam, 1920
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Sau khi Kiev tăng cường tấn công DNR và LNR, theo yêu cầu của các nước cộng hòa này, Nga đã công nhận nền độc lập của họ. Lực lượng an ninh Ukraina tiếp tục tấn công Donbass. Ngày 24/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo rằng ông đã quyết định về một chiến dịch quân sự đặc biệt.

Xe chiến đấu bộ binh của Mỹ đang phục vụ trong quân đội Nga

© Sputnik / Evgeny Biyatov / Chuyển đến kho ảnhQuân nhân lữ đoàn xung kích cơ giới 30 Quân khu trung tâm trên xe chiến đấu bộ binh M-2 Bradley do Mỹ sản xuất thu được trong khu vực diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt
Quân nhân lữ đoàn xung kích cơ giới 30 Quân khu trung tâm trên xe chiến đấu bộ binh M-2 Bradley do Mỹ sản xuất thu được trong khu vực diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.11.2024
Đăng ký
Các phương tiện truyền thông đưa tin quân đội Nga đã bắt đầu sử dụng chiếc xe chiến đấu M-2 Bradley do Mỹ sản xuất thu giữ được trong khu vực chiến dịch quân sự đặc biệt. Ngoài ra còn có những bức ảnh xác nhận thông tin này.
Ngay cả trong Thế chiến thứ hai, Hồng quân đã tích cực sử dụng chiến lợi phẩm pháo tự hành StuG và xe bọc thép chở quân Sd.Kfz.251 của Đức. Và quân đội Đức cũng đã dùng mấy chiếc xe tăng T-34 của Liên Xô thu giữ được ở Mặt trận phía Đông sau khi sửa đổi chúng cho phù hợp với yêu cầu của mình và đã sử dụng rất tích cực chiến lợi phẩm xe tải GAZ-AA và ZiS-5, máy kéo bánh xích bọc thép STZ- 5-NATI bền bỉ có khả năng vượt địa hình tốt.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, các chiến sĩ của Quân đội Nhân dân Việt Nam và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã sử dụng vũ khí thu được của Mỹ (bao gồm cả vũ khí hạng nặng: lựu pháo M101, xe bọc thép M113 và thậm chí cả xe tăng M48).
Điều tương tự có thể được quan sát ngày hôm nay.
Xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.09.2024
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Lính kỹ thuật Nga nêu ra nhược điểm của xe chiến đấu bộ binh Bradley của Mỹ
Theo các chuyên gia, xe chiến đấu bộ binh Bradley tuy không phải là phương tiện chiến đấu cực kỳ hiện đại nhưng về nguyên tắc, Bradley được cho là có uy lực và đáng gờm vì nó được bảo vệ tốt và trang bị tốt. Xe chiến đấu bộ binh Bradley đã được phát triển vào giữa những năm 1970 để thay thế xe bọc thép chở quân M113, đã đi vào hoạt động năm 1981. Có khoảng 9.750 chiếc xe chiến đấu bộ binh M2 và các phiên bản sửa đổi dựa trên nó đã được sản xuất. M-2 Bradley đang phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ, Ả Rập Saudi, Lebanon và Ukraina.
Trọng lượng chiến đấu của M2 có thể dao động từ 21,3 đến 34,25 tấn, tùy theo phiên bản sửa đổi. Kíp chiến đấu -3 người (trưởng xe, pháo thủ, lái xe), khoang chở quân trên xe có thể chứa 6-7 lính đổ bộ. Lớp giáp cơ bản của M2 bao gồm lớp vỏ nhôm, thân xe có độ dốc lớn ở phía trước và chủ yếu là thẳng đứng ở hai bên và phía sau. Phía dưới phía trước thân xe có thêm một tấm thép ghép, chủ yếu dùng để bảo vệ chống lại mìn. Lớp giáp này có khả năng bảo vệ chống lại đạn pháo 30 mm và mảnh đạn pháo 155 mm. Các chắn "phức hợp" mới ở bên ngoài tháp pháo và thân xe có nhiệm vụ bảo vệ khỏi đạn tích lũy (ví dụ: từ súng phóng lựu của Liên Xô và Nga).
Vũ khí của Bradley được bố trí trong tháp pháo xoay: pháo tự động M242 cỡ nòng 25 mm (900 viên), súng máy đồng trục M240C cỡ nòng 7,62 mm (lên tới 2340 viên) và bệ phóng BGM-71 TOW ATGM ở phía bên trái của tháp pháo. Xe cũng được trang bị súng phun khói có thể tạo ra màn sương để phòng thủ. Xe chiến đấu Bradley có khả năng mang theo 300 viên đạn pháo sẵn sàng trong hai hộp tiếp đạn, nhờ đó ngăn chặn phát nổ nếu xe bị bắn trúng. Xe có hệ thống chữa cháy, thùng nhiên liệu “tự siết chặt” khi bị thủng. Có một bộ lọc thông gió cho phép tiếp tục chiến đấu trong điều kiện sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt, nhưng nó chỉ bảo vệ kíp lái chứ không phải lính đổ bộ.
© Sputnik / Evgeny Biyatov / Chuyển đến kho ảnhQuân nhân thuộc lữ đoàn xung kích cơ giới 30 Quân khu Trung tâm trên chiếc xe chiến đấu bộ binh M-2 Bradley do Mỹ sản xuất thu được trong khu vực diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt
Quân nhân thuộc lữ đoàn xung kích cơ giới 30 Quân khu Trung tâm trên chiếc xe chiến đấu bộ binh M-2 Bradley do Mỹ sản xuất thu được trong khu vực diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.11.2024
Quân nhân thuộc lữ đoàn xung kích cơ giới 30 Quân khu Trung tâm trên chiếc xe chiến đấu bộ binh M-2 Bradley do Mỹ sản xuất thu được trong khu vực diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt
Nhược điểm rõ ràng của xe chiến đấu bộ binh Mỹ là kích thước lớn (rất dễ nhận thấy trên mặt đất), trọng lượng lớn (do đó xe không thể bơi nước và khó có thể vượt qua địa hình lầy lội), không có khả năng bắn tên lửa chống tăng khi đang di chuyển và tháp pháo quay rất chậm.
Theo các nguồn tin mở, kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt, Mỹ đã chuyển giao cho chế độ Kiev 186 xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley, nhưng, đây là các phiên bản sửa đổi M2A2 và M2A2 ODS không có hệ thống bảo vệ chủ động IFLD do Israel phát triển, không có hệ thống quản lý nhiệm vụ tích hợp và hệ thống kiểm soát hỏa lực thông minh. (Các hệ thống này đều được trang bị cho phiên bản bản sửa đổi M2A4 mà người Mỹ không có ý định chuyển giao cho bất kỳ ai). Ngay cả các lớp bảo vệ chủ động, dường như phải được trang bị cho M2A2 và M2A2 ODS, cũng không được lắp trên tất cả các chiếc xe mà Kiev nhận được.
© Sputnik / Evgeny Biyatov / Chuyển đến kho ảnhQuân nhân lữ đoàn xung kích cơ giới 30 Quân khu trung tâm trên xe chiến đấu bộ binh M-2 Bradley do Mỹ sản xuất thu được trong khu vực diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt
Quân nhân lữ đoàn xung kích cơ giới 30 Quân khu trung tâm trên xe chiến đấu bộ binh M-2 Bradley do Mỹ sản xuất thu được trong khu vực diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.11.2024
Quân nhân lữ đoàn xung kích cơ giới 30 Quân khu trung tâm trên xe chiến đấu bộ binh M-2 Bradley do Mỹ sản xuất thu được trong khu vực diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt
Ukraina lập tức triển khai 120 chiếc xe Bradley dọc tiền tuyến. Nhưng, đến tháng 2/2024, khoảng 70 chiếc xe của Mỹ đã bị mất. Giờ đây, sau cuộc phiêu lưu hoàn toàn vô nghĩa của Kiev ở Kursk, hóa ra, số lượng xe Bradley bị mất đã tăng lên. Lầu Năm Góc vội vàng cáo buộc Lực lượng vũ trang Ukraina không có khả năng khai thác và sử dụng đúng cách “sự kỳ diệu của công nghệ” (không có sự hỗ trợ của pháo binh và xe tăng).
Tuy nhiên, thực tiễn chiến đấu trong quá trình chiến dịch quân sự đặc biệt đã chứng minh: không có thiết bị quân sự nào là bất khả xâm phạm! Xe chiến đấu bộ binh của Mỹ bị hạ gục cũng như các loại xe tương tự khác của NATO. Bradley bị phá hủy thành công bằng tên lửa của các hệ thống chống tăng Kornet, Khrizantema S được quân đội Nga sử dụng, cũng như Fagot, Metis và Shturm-S của Liên Xô (với tên lửa Ataka hiện đại). Một mối nguy hiểm đáng kể đối với M2 Bradley là xe chiếu đấu bộ binh BMP-3 của Nga với khẩu pháo 100 mm có khả năng xuyên thủng lớp giáp mạnh mẽ của xe Mỹ bằng tên lửa tích lũy ở khoảng cách lên tới 5,5 km, đặc biệt là phóng tên lửa khi đang di chuyển. Ngoài ra, BMP-3 của Nga nhẹ hơn (18,7 tấn) và cơ động hơn, động cơ có công suất lớn hơn.
Công tác chiến đấu của các tổ lái hệ thống tên lửa phòng không Strela-10 của Quân khu Trung tâm theo hướng Avdeevka - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.07.2024
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
LLVT Nga phá hủy căn cứ xuồng không người lái và 5 xe chiến đấu bộ binh Bradley
Và việc quân đội Nga dùng “sát thủ diệt tăng” Bradley cho thấy rằng, họ biết sử dụng chiến lợi phẩm “theo cách thức kinh doanh”. Hoặc họ đã chiếm được một chiếc Bradley tương đối nguyên vẹn hoặc nó đã được sửa chữa. Xe chiến đấu bộ binh của Mỹ đã được cải tiến bằng lồng ngụy trang gắn trên nóc để bảo vệ khỏi máy bay không người lái. Kíp lái giàu kinh nghiệm nhanh chóng làm chủ được kỹ thuật mới và sẵn sàng chiến đấu. Trong chiến tranh, vũ khí nào cũng có ích.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала