Triều Tiên công bố về việc thành lập cơ cấu chiến lược công bằng ở Đông Bắc Á

© Sputnik / Iliya PitalevBình Nhưỡng
Bình Nhưỡng  - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.11.2024
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Chính sách thù địch của Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc trong quan hệ với Triều Tiên và các nước khác trong khu vực chỉ dẫn đến việc tạo ra cấu trúc chiến lược công bằng mới ở Đông Bắc Á để đáp trả, như nêu trong bài bình luận do hãng thông tấn KCNA đăng tải hôm thứ Ba.

“Sự điên rồ quân sự chưa từng có của các quốc gia thù địch chỉ dẫn đến một kết quả hoàn toàn không mong muốn và thảm khốc đối với chúng - nước Cộng hòa của chúng ta sở hữu vệ tinh trinh sát liên tục nhắm vào Hoa Kỳ, và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mạnh, ở Đông Bắc Á đã tạo lập cơ cấu chiến lược công bằng", bài bình luận cho biết.

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un trực tiếp giám sát việc bắn pháo tầm xa tại sân tập - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.11.2024
Kim Jong-un kêu gọi quân đội Triều Tiên sẵn sàng đối phó với chiến tranh
Hãng thông tấn này lưu ý rằng hành động của Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc nhằm tăng cường và hệ thống hóa quan hệ hợp tác quân sự ba bên, bao gồm trao đổi thông tin về các vụ phóng tên lửa trong chế độ thời gian hiện thực, cũng tiến hành tập trận chung thường xuyên huy động cả lực lượng và phương tiện hạt nhân chiến lược, đồng thời kết nối phần tham gia của lực lượng vũ trang các nước NATO "đã khiến các nước xung quanh quan ngại và thấy cần cảnh giác".
Trong tương quan này, KCNA chỉ ra rằng những nỗ lực của Washington, Tokyo và Seoul nhằm củng cố cơ sở của những bất đồng và đối đầu trên bán đảo Triều Tiên và khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhằm thiết lập quyền bá chủ của riêng họ trong khu vực với sự giúp đỡ của các khối quân sự vừa thành lập ở cấp độ “liên minh hạt nhân” là không có triển vọng và sẽ chỉ thúc đẩy “những biện pháp đối phó mạnh thường xuyên”.
Trong thời gian chuyến thăm của nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin tới Bình Nhưỡng vào ngày 18-19 tháng 6, LB Nga và CHDCND Triều Tiên đã ký kết Hiệp ước Đối tác Chiến lược Toàn diện, điều 4 trong đó quy định rằng nếu một trong các bên bị bất kỳ nước nào tấn công vũ trang và rơi vào tình trạng chiến tranh thì bên kia sẽ lập tức cung cấp hỗ trợ quân sự và những giúp đỡ khác bằng mọi phương tiện hiện có, tương ứng với Điều 51 của Hiến chương Liên Hợp Quốc và theo pháp luật của LB Nga và CHDCND Triều Tiên. Ngoài ra, theo điều 8, các bên tạo lập cơ chế tiến hành hoạt động chung nhằm tăng cường năng lực quốc phòng, phục vụ lợi ích ngăn chặn chiến tranh, bảo đảm hòa bình, an ninh của khu vực và quốc tế.
Ngày 9 tháng 11, đạo luật phê chuẩn Hiệp ước mới đã được Tổng thống Nga ký duyệt và ngày 11 tháng 11, văn kiện này được phê chuẩn bằng sắc lệnh của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Hiệp ước mới thay thế cho Hiệp ước Hữu nghị, Láng giềng Thân thiện và Hợp tác cơ bản giữa Nga và CHDCND Triều Tiên ngày 9 tháng 2 năm 2000, và Hiệp ước sẽ có hiệu lực sau khi trao đổi các văn bằng phê chuẩn.
Vladimir Putin - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.11.2024
Ông Putin đã ký luật phê chuẩn thỏa thuận đối tác chiến lược giữa Liên bang Nga và Triều Tiên
Trước đó, phát biểu trong quá trình xem xét vấn đề phê chuẩn Hiệp ước tại Quốc hội Nga, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Andrei Rudenko lưu ý rằng nội dung của Điều 4 quy định về hỗ trợ quân sự lẫn nhau “chỉ rõ rằng Hiệp ước này mang tính chất phòng thủ và không hướng chống lại an ninh của nước thứ ba, nhằm mục đích duy trì ổn định ở khu vực Đông Bắc Á". Ông chỉ ra rằng việc cập nhật khung thoả thuận-pháp lý là một biện pháp hợp lý “được thiết kế để ngăn chặn những mối đe dọa khu vực và toàn cầu đang gia tăng từ phía phương Tây do Hoa Kỳ cầm đầu”. Theo lời Thứ trưởng, thỏa thuận mới “không mang tính chất đối đầu, không gây ra mối đe dọa cho các quốc gia khác và không vi phạm cấu trúc an ninh ở Đông Bắc Á”, bởi văn kiện này “không dự trù việc hình thành một liên minh quân sự".
Tổng thống Nga Vladimir Putin lưu ý rằng Hiệp ước về Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với CHDCND Triều Tiên có một điều khoản về dành hỗ trợ quân sự, nhưng Nga và CHDCND Triều Tiên sẽ làm gì trong khuôn khổ điều khoản này là việc do hai Nhà nước quyết định. Ông Putin cũng nhấn mạnh rằng Matxcơva tin tưởng là ban lãnh đạo Triều Tiên nghiêm túc coi trọng các thỏa thuận chung.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала