Việt Nam nên theo mô hình nào? Ý kiến đáng chú ý từ chuyên gia

© Ảnh : Hồng PhongTS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội.
TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.12.2024
Đăng ký
Theo TS. Nguyễn Sĩ Dũng, Việt Nam theo mô hình song trùng trực thuộc nên bộ máy không nhỏ được.
Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, khi thiết kế lại bộ máy, Việt Nam có thể theo ba cấp chính quyền như chuẩn chung của đa số các nước trên thế giới.
Chuyên gia đánh giá việc từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm” của Tổng Bí thư Tô Lâm là tư tưởng đổi mới quan trọng và nhấn mạnh việc một bộ máy với tư duy cấm đoán nặng nề sẽ hạn chế đổi mới sáng tạo.

Chuyên gia nói về mô hình song trùng trực thuộc của Việt Nam

Nêu quan điểm về cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy hiện nay ở Việt Nam, TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, Việt Nam hiện đang theo mô hình song trùng trực thuộc, tức là bộ máy trải dài theo chiều dọc từ trên xuống và theo chiều ngang, vì thế bộ máy không thể nhỏ được.
Trả lời phỏng vấn với Vietnamnet, TS. Nguyễn Sĩ Dũng, một nhà phản biện xã hội và chuyên gia có nhiều quan điểm đáng chú ý trong lĩnh vực khoa học chính trị của Việt Nam, một trong các thành viên Tổ tư vấn cho nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng (giai đoạn 2011-2016) đã phân tích rất kỹ những mô hình tổ chức bộ máy thể chế trên thế giới và những khuyến nghị riêng phù hợp với Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm với người dân tỉnh Hưng Yên. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.12.2024
Tổng Bí thư Tô Lâm có tuyên bố quan trọng
TS. Nguyễn Sĩ Dũng chỉ rõ, mô hình của Việt Nam là song trùng trực thuộc (duel subordination). Đây là mô hình thứ tư của thế giới.
Ba mô hình khác được chuyên gia liệt kê gồm song trùng giám sát (duel supervision – có từ thời đế chế La Mã, được nhiều nước áp dụng và một phần mô hình này cũng từng tồn tại ở Việt Nam trước năm 1945.
Đây là mô hình tập quyền cho trung ương khá mạnh. Bộ nội vụ giám sát các chính quyền địa phương về hành chính; các bộ chuyên ngành giám sát về chuyên môn.
Thứ hai là mô hình điều chỉnh (regulation), luật pháp phân chia quyền nào cho trung ương thì không phân chia cho địa phương và ngược lại, được áp dụng ở Anh và các nước theo truyền thống Anh-Mỹ.
Dẫn ví dụ ở Mỹ, TS. Nguyễn Sĩ Dũng lưu ý, nếu chính quyền trung ương có quyền của mình, thì các tiểu bang cũng có quyền của họ. Khi tiểu bang giữ quyền nào, thì họ có bộ máy đó để thực thi, còn trung ương sẽ không có bộ máy như vậy.
Mỹ có ba cấp chính quyền là liên bang, tiểu bang và địa phương (thành phố, thị trấn). Theo mô hình này thì chính quyền Trung ương là khá bé, chỉ có 15 bộ.
Tổng Bí thư Tô Lâm - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.12.2024
Động thái cứng rắn quyết liệt của Tổng Bí thư Tô Lâm
Thứ ba là mô hình bổ trợ (subsidiarity). Theo đó, cái gì cấp dưới làm được thì giao hết cho cấp dưới, chỉ có cái gì không làm được thì mới chuyển lên trên cho cấp trên.
Ông Dũng phân tích, nô hình này xuất phát từ bối cảnh lịch sử và triết lý chính trị đặc thù của Đức và châu Âu. Nó có nguồn gốc từ sự phát triển lịch sử và phản ánh cách các tiểu vương quốc Giéc-manh từng hợp nhất để bảo vệ lợi ích chung mà không từ bỏ hoàn toàn quyền tự trị của mình.
Nhật Bản tổ chức bộ máy theo mô hình bổ trợ. Họ chỉ có 13 bộ vì cấp tỉnh làm hết rồi.

“Chỉ những việc gì cấp tỉnh không làm được thì trung ương mới làm. Thành thử, theo nguyên tắc này thì bộ máy biên chế của trung ương cũng rất bé, vì họ đã phân quyền hết cho địa phương”, vị chuyên gia nhấn mạnh.

Theo hiểu biết và kinh nghiệm nghiên cứu của bản thân, TS. Nguyễn Sĩ Dũng cho hay, hiện có khoảng 80% các nước trên thế giới có ba cấp chính quyền; có 15% các nước có hai cấp chính quyền; chỉ có 5% các nước còn lại là có bốn cấp chính quyền. Việt Nam nằm trong số ít nhất này.
Đối với mô hình song trùng trực thuộc của Việt Nam, ông chỉ rõ, về bản chất, các nước xã hội chủ nghĩa trước đây đều theo mô hình này. Việt Nam mô hình này kể từ khi ban hành Hiến pháp năm 1960.
Trung Quốc cũng theo mô hình này nhưng họ đã đổi mới rất nhiều. Họ chỉ còn tập quyền về chính trị, nhưng lại phân quyền rất mạnh về kinh tế cho địa phương; và vì thế họ cải cách và phát triển rất nhanh.
Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam cũng đã tạo nền tảng pháp lý để phân quyền nhiều hơn cho địa phương, nhưng khi làm Luật Tổ chức Chính quyền Địa phương thì chúng ta lại chưa thực hiện tốt điều này.
Hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.12.2024
Bộ máy Chính phủ Việt Nam sẽ thế nào sau tinh gọn?
Lý giải về việc khó thu nhỏ đối với bộ máy theo mô hình song trùng – bị trải dài theo chiều ngang – điển hình như việc các sở vừa thuộc bộ, vừa thuộc UBND, TS. Nguyễn Sĩ Dũng lưu ý thêm, hiện có 4 cấp chính quyền, nên bộ máy lại càng lớn hơn của các nước. Gần đây, một số cải cách đã được triển khai để giảm bớt các cấp chính quyền ở đô thị. Ví dụ, ở Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh về cơ bản là có chính quyền hai cấp, tức là cấp trung ương và cấp thành phố là hết; ở Hà Nội có ba cấp chính quyền là trung ương, thành phố và quận.
Tuy nhiên, vấn đề là các địa phương này chỉ bỏ hội đồng thôi. Còn các hệ thống khác vẫn y nguyên. Ngoài ra, pháp luật lại được thiết kế theo cách làm phình bộ máy.
Ông nêu dẫn chứng một dự án đầu tư công phải qua mọi cấp, qua Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở liên quan, qua Ủy ban Nhân dân, qua Hội đồng Nhân dân, lên trên thì qua Bộ Kế hoạch và Đầu tư rồi mới lên đến Chính phủ.
Do đó, tới đây, chuyên gia khuyến nghị, cùng với việc sáp nhập các bộ, cần xem xét sửa cả luật để tránh ách tắc.

Khẳng định trên Vietnamnet, TS. Nguyễn Sĩ Dũng cho rằng: “Khi thiết kế lại bộ máy, nên theo ba cấp chính quyền như chuẩn chung của đa số các nước thế giới. Hiến pháp năm 1946 đã thiết kế ba cấp chính quyền, năm cấp hành chính, nhưng tiếc là bộ máy đó chưa đi vào vận hành nên chúng ta chưa có bài học”.

Về tư duy không quản được thì cấm

Đánh giá, yêu cầu từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm" của Tổng Bí thư là “một tư tưởng đổi mới quan trọng”, TS. Nguyễn Sĩ Dũng nhấn mạnh sự thay đổi từ quản lý theo kiểu hạn chế sang quản lý theo hướng tạo điều kiện và hỗ trợ.
Ông phân tích, chính tư duy “không quản được thì cấm” này sẽ dẫn đến việc chính quyền can thiệp quá sâu vào nhiều lĩnh vực, tạo ra các quy định chồng chéo và cơ chế giám sát phức tạp. Điều này đòi hỏi bộ máy phải cồng kềnh để thực thi.
Chuyển từ "cấm" sang "tạo điều kiện" sẽ giảm bớt số lượng quy định không cần thiết, dẫn đến việc giảm khối lượng công việc quản lý và bộ phận nhân sự phụ trách.
Chuyên gia nhìn nhận, khi nhà nước tự mình gánh vác hoặc kiểm soát mọi lĩnh vực, bộ máy nhà nước sẽ phải mở rộng để xử lý các nhiệm vụ mà thực chất có thể để xã hội hoặc thị trường đảm nhận.
“Tư duy "cấm đoán" dẫn đến việc phải tạo ra các quy trình phức tạp để kiểm soát, đòi hỏi nhiều cấp trung gian và sự tham gia của nhiều cơ quan. Khi các quy định được đơn giản hóa và tập trung vào giám sát thực chất thay vì kiểm soát chi tiết, các cơ quan trung gian không cần thiết sẽ bị loại bỏ, góp phần tinh giản bộ máy”, TS Nguyễn Sĩ Dũng nhấn mạnh.
Bế mạc Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.12.2024
Đảng Cộng sản Việt Nam nghiên cứu sáp nhập các ban Đảng
Mặt khác, một bộ máy nặng nề với tư duy "cấm đoán" thường làm hạn chế đổi mới, sáng tạo và tính hiệu quả trong hoạt động công. Tư duy quản lý linh hoạt, hỗ trợ sự phát triển sẽ thúc đẩy các cơ quan và cán bộ công chức chủ động tìm kiếm giải pháp mới, đồng thời giảm thiểu tình trạng trì trệ.
Tuy nhiên, việc thay đổi thói quen quản lý theo tư duy "cấm đoán" cần thời gian và nỗ lực đào tạo.
Cùng với đó, khi giảm bớt quy định và bộ máy, cần tăng cường các cơ chế minh bạch và chịu trách nhiệm để tránh lạm quyền hoặc bỏ sót quản lý.

Cuộc cách mạng cấp bách

Vừa qua, phát biểu trước Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm từng lưu ý. trong 3 điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực thì thể chế là “điểm nghẽn” của “điểm nghẽn”.
Có thể khẳng định, cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị không thể chậm trễ hơn, vì muốn có cơ thể khỏe mạnh phải chịu đau, phải uống thuốc đắng để phẫu thuật khối u.
Điều này càng đúng khi hiện nay bộ máy vẫn còn một số hạn chế như thủ tục hành chính còn rườm rà, dịch vụ công trực tuyến tuy được cải tiến nhưng chưa thuận tiện, thông suốt; tổ chức thực thi pháp luật, chính sách vẫn là khâu yếu; phân cấp, phân quyền chưa triệt để, chưa rõ trách nhiệm; sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, giảm đầu mối, giảm cấp trung gian còn bất cập, một bộ phận còn cồng kềnh, chồng lấn giữa lập pháp và hành pháp, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý.
Người đứng đầu Đảng nhắc lại, những tồn tại, hạn chế kéo dài nhiều năm cần khẩn trương khắc phục, không để cản trở phát triển, gây lãng phí, lỡ thời cơ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.
“Đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trọng trách rất lớn đặt lên vai của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ”, Tổng Bí thư nói.
Đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết số 18 – NQ/TW ngày 25/10/2017 của BCHTW Đảng khoá XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.12.2024
Nóng: Việt Nam sáp nhập một loạt bộ, cơ quan, uỷ ban trực thuộc Chính phủ và Quốc hội
Vừa qua, khi nói về cuộc cách mạng tinh giản bộ máy với quyết tâm chính trị cao nhất, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng quán triệt, Trung ương làm mẫu, các tỉnh, huyện làm theo và phải làm khẩn trương. Từng cấp, từng ngành bám sát kế hoạch để tổng kết và đề xuất mô hình cơ quan, đơn vị mình bảo đảm đúng tiến độ (bộ, ngành phải hoàn thành trong tháng 12-2024).
Hướng tới mục tiêu chung là hoàn thành và báo cáo Trung ương phương án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trong quý 1-2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm cũng khẳng định, đây là cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, "không chỉ là vấn đề về quy mô hay số lượng, mà sâu xa hơn là phải tạo sự thay đổi về chất trong hoạt động của hệ thống chính trị".
Đặc biệt, lãnh đạo Đảng nêu rõ ràng về quan điểm “tinh giản không có nghĩa là cắt giảm một cách cơ học, mà là loại bỏ những vị trí không cần thiết, giảm những công việc không hiệu quả”.
Từ đó tập trung nguồn lực cho những lĩnh vực then chốt, những con người thực sự xứng đáng và phù hợp. Không để cơ quan nhà nước là "vùng trú an toàn" cho cán bộ yếu kém.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала