"Oreshnik" so với hệ thống phòng thủ tên lửa của phương Tây: Bên nào sẽ thắng?

© AP PhotoHệ thống tên lửa Oreshnik tối tân của Nga
Hệ thống tên lửa Oreshnik tối tân của Nga  - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.12.2024
Đăng ký
Matxcơva (Sputnik) - Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề xuất tổ chức một cuộc đấu công nghệ giữa các sản phẩm của các tổ hợp công nghiệp-quân sự Nga và phương Tây.
Phát biểu trước các chuyên gia phương Tây đặt câu hỏi về khả năng của tên lửa siêu thanh tầm trung Oreshnik của Nga, trong phiên đối thoại trực tiếp thường niên, ông Putin đã đề xuất xua tan nghi ngờ của họ bằng một cuộc thử nghiệm đơn giản.
Đề xuất của ông rất đơn giản: hãy để các chuyên gia phương Tây này chọn một địa điểm, chẳng hạn như ở đâu đó tại Kiev, triển khai hệ thống phòng không và tên lửa tốt nhất mà phương Tây có thể cung cấp để bảo vệ địa điểm đó, sau đó xem liệu hệ thống phòng thủ đó có thể chống lại được một cuộc tấn công bằng tên lửa Oreshnik hay không.
Tuy nhiên, kết quả của một cuộc thử nghiệm như vậy có vẻ như đã được dự đoán trước, vì không có hệ thống phòng thủ tên lửa nào hiện có của phương Tây có khả năng đánh chặn tên lửa Oreshnik của Nga, nhà phân tích quân sự Alexei Leonkov nói với Sputnik.
Theo ông, hệ thống THAAD được ca ngợi của Mỹ và hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow 3 của Israel có thể đối phó với các tên lửa siêu thanh thế hệ đầu tiên của Nga như Kinzhal và Tsirkon nhưngkhông có cơ hội đánh chặn vũ khí siêu thanh thế hệ thứ hai Oreshnik.
Đường dây trực tiếp từ Tổng thống Nga Vladimir Putin - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.12.2024
Truyền thông nước ngoài thắc mắc liệu Putin có đùa khi thách phương Tây “đấu tay đôi” với “Oreshnik”
Ông Leonkov nói thêm rằng các hệ thống phòng không như IRIS-T của Đức, SAMP-T của Pháp hay NASAMS của Mỹ-Na Uy cũng sẽ bất lực trước Oreshnik, ngay cả khi đã xả cạn đạn dược vào nó.
Còn đối với tên lửa Patriot nổi tiếng, ông Leonkov nhắc nhớ rằng hệ thống phòng không như vậy ở Kiev cuối cùng đã bắn tất cả 32 tên lửa đánh chặn vào một tên lửa siêu thanh Kinzhal đang lao tới nhưng không bắn trúng, và sau đó bị chính tên lửa Kinzhal đó phá hủy.
Trong khi các hệ thống phòng không phương Tây có thể hướng tên lửa đánh chặn vào các mục tiêu bay ở tốc độ khoảng Mach 2,5 thì Oreshnik lao xuống mục tiêu ở tốc độ Mach 12. Vì vậy, vũ khí này có thể "nhìn thấy" Oreshnik, nhưng vẫn không thể làm gì được.
Ông Leonkov kết luận rằng thực tế là Oreshnik liên tục di chuyển với tốc độ siêu thanh khi tiếp cận mục tiêu khiến hệ thống phòng không của đối phương hầu như không thể dự đoán được quỹ đạo của nó.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала