Trong đà sải bước lên phía trước: Hệ thống phòng thủ tên lửa của nước nào xuất sắc nhất thế giới?

© Flickr / U.S. Missile Defense AgencyHệ thống THAAD của Mỹ
Hệ thống THAAD của Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.12.2024
Đăng ký
Trong bối cảnh những cuộc xung đột nóng bỏng đang diễn ra trên thế giới, một câu hỏi thời sự được đặt ra là hệ thống phòng thủ tên lửa nào xuất sắc nhất thế giới, Al Jazeera viết. Của Nga là S-400, của Hoa Kỳ là THAAD, của Trung Quốc là «Hongqi-9».
Tác giả bài báo đã cố gắng xác minh khả năng bảo vệ hoàn toàn của những hệ thống này trước những cuộc tấn công bằng tên lửa của đối phương.

Hệ thống phòng thủ tên lửa là gì?

Ngay sau khi kết thúc Thế chiến II, đã bắt đầu cuộc chạy đua vũ trang tên lửa giữa Hoa Kỳ và Liên Xô. Trong khi các đường phố của nước Đức phát-xít bại trận chỉ còn là đống đổ nát, cả hai nước đều nhận được tiếp cận với tên lửa V-2 tiên tiến vốn là một phần trong dự án siêu vũ khí bí mật Wunderwaffe của Đức. Những tên lửa đạn đạo V-2 đầu tiên (hay còn được gọi là «ống gas bay») đã rơi xuống London vào năm 1944.
Như vậy, người Nga đã giành được những gì còn sót lại tại các nhà máy tên lửa Quốc xã sau thất bại của Đức, còn người Mỹ, đã chiêu mộ hầu hết các nhà khoa học Đức từng làm việc trong chương trình tên lửa của chính quyền Quốc xã.
Và thế là bắt đầu một cuộc chạy đua mới, mục tiêu là chế tạo phương tiện phòng thủ chống lại tên lửa của đối phương. Trong tương quan này, đã nảy sinh nhu cầu về các hệ thống phòng thủ tên lửa.
Các hệ thống phòng thủ tên lửa đang được phát triển để chống lại mối đe dọa trên không có tốc độ rất nhanh và khá cụ thể. Tính đến đặc điểm các hệ thống phòng không khác, nhất là hệ thống có tầm bắn hạn chế nên thường không thể chống lại những mối đe dọa tốc độ cao như tên lửa siêu thanh hoặc tên lửa đạn đạo.
Sự xuất hiện và phát triển của tên lửa đạn đạo đã dẫn đến nhu cầu tạo ra các hệ thống bảo vệ chống lại chúng. Nói cách khác, những hệ thống phòng thủ tên lửa mạnh nhất được thiết kế với chức năng chống lại mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo công nghệ cao và mạnh.
Căn cứ Không quân Andersen của Mỹ trên đảo Guam - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.12.2024
Quân đội Trung Quốc chỉ trích hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở Guam
Tên lửa đạn đạo là tên lửa bay theo "quỹ đạo đạn đạo" để đưa đầu đạn tới mục tiêu đã ấn định sẵn. Quỹ đạo đạn đạo là quỹ đạo hình vòng cung được xác định ngay từ thời điểm phóng tên lửa. Tất cả bắt đầu với việc tên lửa được cung cấp năng lượng bởi động cơ đẩy, đưa nó lên tầng khí quyển bên trên hoặc thậm chí là ra không gian vũ trụ. Tiếp theo, tên lửa chuyển hướng theo quỹ đạo parabol bên ngoài bầu khí quyển, sau đó nó quay trở lại bầu khí quyển Trái đất và hướng đến mục tiêu dưới tác dụng của trọng lực.
Đồng thời, mục tiêu chính của các hệ thống như vậy vẫn là cung cấp khả năng bảo vệ tối đa trước mọi mối đe dọa từ trên không, có thể là tên lửa đạn đạo hoặc tên lửa hành trình, chiến đấu cơ hoặc máy bay không người lái.
Bất kể khả năng bảo vệ mà các hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến như THAAD mang lại, chúng vẫn chưa hoàn hảo và có lẽ nhược điểm chính của chúng là tốn phí cao về phát triển, bảo trì và vận hành. Chẳng hạn THAAD đòi hỏi nguồn năng lượng khổng lồ để cung cấp năng lượng cho các trạm radar.
Để so sánh có thể dẫn vài dữ liệu: trạm điện radar Patriot cần hai máy phát điện công suất 150 kilowatt, còn dành cho THAAD cần gấp 10 lần. Để vận hành radar AN/TPY-2, cần có hai trạm điện cơ bản có công suất mỗi trạm 1,1 MW.
Các hệ thống phòng thủ tên lửa cũng vấp phải những mối đe dọa lớn hơn từ phía các phương tiện chiến tranh điện tử chiến thuật, chẳng hạn như gây nhiễu và tấn công mạng, có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của việc thực hiện nhiệm vụ chính là đánh chặn và tiêu diệt mọi đối thủ đe dọa trên không.

Hệ thống phòng thủ tên lửa bao gồm những gì?

Các đơn vị chịu trách nhiệm về hệ thống phòng thủ tên lửa được gọi là "đội phòng thủ tên lửa", bao gồm một số thành tố chủ chốt, mỗi thành tố đảm nhận một vai trò quan trọng trong việc phát hiện, theo dõi và triệt hạ mối đe dọa trên không.
Thành tố đầu tiên là hệ thống radar - "con mắt" của tổ hợp phòng thủ tên lửa, có nhiệm vụ chụp quét bầu trời để phát hiện các mối đe dọa đang tới gần. Công nghệ giám sát bằng radar trong các hệ thống phòng thủ tên lửa không ngừng phát triển, bởi phát hiện sớm các mối đe dọa trên không và khả năng theo dõi chúng liên tục sẽ giúp ngăn chặn và triệt hạ những mối đe dọa nguy cấp nhất.
Radar phối hợp với các cảm biến vệ tinh để tạo thành hệ thống giám sát đáng tin cậy, cho phép phát hiện tên lửa của đối phương, tức là phát hiện tên lửa ngay sau khi nó phóng ra, đồng thời phân biệt rõ mối đe dọa thực sự với “mồi nhử” hoặc những phương tiện đối phó khác. Như vậy sẽ tạo điều kiện theo dõi tên lửa và giữ nó trong tầm ngắm cho đến khi tên lửa đánh chặn bắn hạ.
Còn một thành tố quan trọng khác của hệ thống này là trung tâm chỉ huy-điều khiển, có thể được coi là nhân vật chính. Nhiệm vụ của nó là thu thập dữ liệu từ radar, xác định mối đe dọa cần đáp trả ngay lập tức và ra lệnh phóng tên lửa đánh chặn.
S-400 - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.08.2024
Mỹ thừa nhận hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga là một trong những hệ thống tiên tiến nhất thế giới
Tên lửa-đánh chặn được thiết kế để chống lại các mối đe dọa trên không và được phóng ngay khi phát hiện nguy cơ. Ví dụ, tên lửa-đánh chặn THAAD sử dụng nguyên tắc «giáng đòn-tiêu diệt», đánh tên lửa theo nguyên tắc trực diện «đập thẳng mặt» bằng động năng thuần túy và không mang đầu đạn nổ. Nói cách khác, mọi thứ cơ bản phụ thuộc vào độ chính xác của cú tấn công, cần một radar hiện đại đủ khả năng phát hiện sớm tên lửa đạn đạo ở tầm xa lớn.
Ngoài ra còn có các bệ phóng - những chiếc xe tải khổng lồ được trang bị thùng chứa tên lửa đánh chặn như chúng ta thường thấy trong các bức ảnh.
Không chỉ riêng Hoa Kỳ chăm lo phát triển các hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến. Ngoài THAAD, còn hiện hữu một số hệ thống phòng thủ tên lửa mạnh do các nước khác sáng chế.

THAAD

THAAD là viết tắt của cụm từ Terminal High Altitude Area Defense nghĩa là Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (trước kia gọi là Theater High Altitude Area Defense, tức Hệ thống Phòng thủ tầm cao cấp chiến dịch). THAAD là hệ thống được thiết kế để đánh chặn và tiêu diệt tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung trong giai đoạn cuối của chuyến bay (đi vào bầu khí quyển). Hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ hoạt động ở phạm vi tới 200 km và ở độ cao 100-150 km. THAAD là hệ thống phòng thủ tên lửa duy nhất của Mỹ có khả năng đánh chặn các mục tiêu ở trong và bên ngoài bầu khí quyển.
THAAD cung cấp khả năng bảo vệ diện tích lãnh thổ lớn hơn là hệ thống Patriot. THAAD cũng hợp tác với Aegis để đảm bảo thêm mức bảo vệ bổ sung ở độ cao lớn.
© Missile Defense AgencyTHAAD tại Alaska
THAAD tại Alaska - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.12.2024
THAAD tại Alaska
Hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo ở tầm xa và độ cao lớn hơn «David's Sling» của Israel. Nó cũng bổ sung hoàn hảo cho hệ thống «Hetz» là sản phẩm do Tập đoàn hàng không vũ trụ Israel và hãng sản xuất máy bay Boeing của Mỹ đồng tài trợ, phát triển và sản xuất. Mục tiêu chính của Hoa Kỳ khi lắp đặt hệ thống này là mở rộng khả năng bảo vệ trên một khu vực có diện tích rộng lớn, để lấp đầy những khoảng trống xuất hiện trong hệ thống phòng không của Israel sau đòn tấn công của Iran.
Có thể coi THAAD là hệ thống phòng thủ tên lửa mới nhất và hiệu quả nhất của Mỹ, thế nhưng nó không phải là hệ thống phòng không mạnh và nổi tiếng duy nhất trên thế giới. Trước khi xem xét kỹ hơn, chúng ta hãy tìm hiểu thêm về các hệ thống phòng thủ tên lửa, thành phần và cơ chế bảo vệ của chúng chống lại những mối đe dọa trên không.

Tổ hợp S-400 «Triumph»

Năm 1993, Nga bắt đầu phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 để thay thế cho phiên bản cũ hơn là S-300. Quá trình thử nghiệm bắt đầu hồi cuối những năm 1990 và S-400 được đưa vào hệ trang bị năm 2007.
S-400 là một trong những hệ thống phòng không mạnh nhất trong kho vũ khí của Nga. Mẫu tương tự với nó là THAAD của Mỹ. S-400 được thiết kế để tiêu diệt máy bay chiến đấu, máy bay không người lái và tất cả các loại tên lửa. Phạm vi sát thương lên tới 400 km; điều đó cho phép triệt hạ các vật thể ở khoảng cách lớn.
Trong phương án cơ bản có 4 loại tên lửa với trọng lượng phóng và tầm phóng khác nhau, S-400 cho phép tạo lập hệ thống phòng không nhiều lớp.
Một số chuyên gia quân sự cho rằng các tổ hợp S-400 và S-300 là «mối đe dọa tử thần» đối với hầu hết các loại chiến đấu cơ tàng hình stealth fighters và máy bay ném bom chiến lược hiện đại. Tưởng chừng phòng không Nga gặp khó khi đối đầu với F-22 Raptor, F-35 và phi cơ ném bom chiến lược B-2 Spirit của Mỹ. Nhưng ngay cả những máy bay mà phương Tây coi như «người hùng Mỹ trên bầu trời» này cũng sẽ phải đối mặt với mối đe dọa hiện thực nếu đối thủ có đủ tổ hợp S-300 và S-400 được vận hành trong thành phần mạng lưới phòng không tích hợp.

Tổ hợp Patriot

Patriot của Mỹ là một trong những tổ hợp phòng không nổi tiếng nhất thế giới. Mặc dù ban đầu được thiết kế để đánh chặn máy bay chiến đấu nhưng sau đó Patriot đã được sửa đổi để đấu với tên lửa đạn đạo chiến thuật.
Patriot được sử dụng để chống lại các mối đe dọa trên không phạm vi tầm ngắn và tầm trung. Nó là thành tố quan trọng trong hệ thống phòng không của một số nước đồng minh của Hoa Kỳ, kể cả NATO, nhằm bảo vệ các chủ thể quân sự và dân sự.
Hệ thống này của Mỹ được sử dụng lần đầu tiên trong Chiến tranh vùng Vịnh 1990-1991, nơi chúng thể hiện tính hiệu quả trong việc đánh chặn tên lửa đạn đạo chiến thuật Scud (R-17) của Liên Xô. Sau đó, hệ thống phòng không Patriot liên tục được hiện đại hóa. Giống như THAAD, phiên bản sửa đổi mới nhất của Patriot PAC-3 sử dụng nguyên tắc «giáng đòn tiêu diệt».
Hệ thống Patriot được thiết kế dành cho hoạt động trong những điều kiện môi trường khác nhau, truyền dữ liệu tgiữa các đơn vị quân đội khác nhau thông qua mạng riêng được mã hóa và chống nhiễu, cho phép tương tác với các hệ thống phòng thủ tên lửa khác như Aegis và THAAD.

«Hongqi-9» («Hồng Kỳ-9», «HQ-9»)

Trong những năm 1990, Trung Quốc có cơ hội mua được hệ thống Patriot của Mỹ và hệ thống S-300 của Nga. Trên cơ sở đó, Trung Quốc đã tạo ra hệ thống tên lửa phòng không cho đến nay vẫn là tốt nhất của nước này với tên gọi «Hongqi-9» («Hồng Kỳ-9», «HQ-9»), được đưa vào hệ trang bị của Lực lượng Vũ trang Trung Quốc vào năm 1997.
Hongqi-9 có khả năng đánh chặn nhiều loại chiến đấu cơ, trực thăng, máy bay không người lái, tên lửa tầm trung và tầm xa cũng như bom có dẫn đường. Dù vậy, một số chuyên gia cho rằng «Hongqi-9» kém hiệu quả hơn so với mẫu tương tự của Nga, mặc dù trong kết cầu «Hongqi-9» có yếu tố gì đó từ Patriot. Điều này chứng tỏ qua thực tế Trung Quốc tiếp tục trông cậy vào S-300 của Nga, có bốn hệ thống tên lửa phòng không: ba S-300V cho lực lượng mặt đất và một S-300F dành cho Hải quân.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa Hồng Kỳ-9 - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.04.2022
Hệ thống phòng không Trung Quốc tạo bước đột phá, tiếp cận được thị trường Châu Âu
Hongqi-9 được triển khai để bảo vệ những đô thị lớn và các chủ thể chiến lược ở Trung Quốc. Mẫu này có một số phiên bản sửa đổi. Dự trữ năng lượng dao động từ 100 đến 300 km. Trong phiên bản sửa đổi HQ-9B sử dụng dẫn đường kết hợp: lệnh chỉ huy vô tuyến ở phần giữa và đầu dò nhiệt ở phần cuối của quỹ đạo. Như vậy làm tăng cao khả năng triệt hạ một số mục tiêu.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала