https://kevesko.vn/20250116/quan-he-doi-tac-chien-luoc-toan-dien-viet-nga-thiet-thuc-va-chat-luong-hon-34074551.html
Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt-Nga thiết thực và chất lượng hơn
Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt-Nga thiết thực và chất lượng hơn
Sputnik Việt Nam
“Đáng chú ý nhất là “Bản Ghi nhớ về lộ trình thực hiện Dự án Trung tâm Khoa học công nghệ hạt nhân” trên lãnh thổ Việt Nam giữa Bộ Khoa học Công nghệ và Tập... 16.01.2025, Sputnik Việt Nam
2025-01-16T14:46+0700
2025-01-16T14:46+0700
2025-01-16T14:49+0700
việt nam
nga
hợp tác nga-việt
quan hệ
quan hệ quốc tế
quan hệ thương mại
quan hệ chiến lược
chính trị
thế giới
mikhail mishustin
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/01/10/34073265_0:273:3072:2001_1920x0_80_0_0_5978932dbdab71383aa194c4c5c8e263.jpg
Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin vừa kết thúc chuyến thăm chính thức Hà Nội từ ngày 14 - 15/1/2025, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính.Nhiều kết quả thiết thựcĐây là chuyến thăm Việt Nam lần thứ ba của một Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga và là chuyến thăm và làm việc đầu tiên của ông Mikhail Vladimirovich Mishustin tới Việt Nam.Tính thực chất của nội dung chuyến thăm thể hiện ở một số đặc điểm.Đặc điểm thứ nhất là trong các văn kiện được Thủ tướng Nga và Thủ tướng Việt Nam chứng kiến lễ ký đều không có một thỏa thuận nào về lĩnh vực quốc phòng – an ninh. Tuy nhiên, điều này không cản trở việc ký kết một thỏa thuận giữa giữa Trung tâm nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Nhiệt đới hỗn hợp Việt – Nga (Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga) và Cơ quan Liên bang Nga về Giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và an sinh con người về hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng phòng thí nghiệm để phòng chống dịch bệnh. Văn bản ký kết thuộc một lĩnh vực nghiên cứu hoàn toàn mang tính chất dân sự, mặc dù Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga được đặt dưới sự quản lý của Bộ Quốc phòng Việt Nam.Đặc điểm thứ hai cần lưu ý là các văn kiện mà hai bên đàm phán và ký kết đều đáp ứng những nhu cầu bức thiết trong quan hệ song phương giữa hai bên nhằm tháo gỡ những vướng mắc, những rào cản do cuộc bao vây, trừng phạt của Mỹ và phương Tây đối với Liên bang Nga.Nhưng điểm sáng nhất của kết quả chuyến thăm này là thông cáo chung Việt Nam – Nga. Thông cáo chung này có giá trị chỉ sau tuyên bố chung.Những điểm nổi bật trong thông cáo chungThông cáo chung Việt Nam – Nga đã nêu bật quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga đang không ngừng phát triển trên cơ sở cùng có lợi nhờ việc trao đổi, tiếp xúc chính trị, đặc biệt là ở cấp cao nhất, được duy trì thường xuyên. Điều này thể hiện độ tin cậy chính trị cao giữa Nga và Việt Nam vẫn được duy trì trong hiện tại và tương lai.Điểm thứ hai cần chú ý là hai bên nhất trí về các biện pháp tăng cường hợp tác thương mại song phương, trong đó có việc tận dụng hơn nữa các ưu đãi của Hiệp định thương mại tự do giữa một bên là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và một bên là Liên minh kinh tế Á – Âu (EAEU) và các quốc gia thành viên, mà hai bên sẽ kỷ niệm 10 năm ngày ký kết trong năm nay. Điểm này cho thấy Việt Nam quan tâm và hướng đến EAEU nhiều hơn là khối BRICS.Điểm thứ ba cần lưu ý là trong Thông cáo chung, Nga và Việt Nam ủng hộ sự kiềm chế, không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, bao gồm cả Hiến chương Liên Hợp Quốc và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Ủng hộ việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002 và hoan nghênh các nỗ lực sớm đạt Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất và hiệu lực. Đồng thời, hai bên cũng nhấn mạnh tính phổ quát và toàn diện của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), là nền tảng pháp lý cho tất cả hoạt động trên biển và đại dương, khẳng định cần duy trì tính toàn vẹn của Công ước. Hai Bên sẽ phối hợp bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không và các hoạt động thương mại không bị cản trở. Những nhận thức chung trên đây là cơ sở để Nga và Việt Nam thống nhất tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để triển khai các dự án dầu khí chung trên thềm lục địa Việt Nam và trên lãnh thổ Liên bang Nga, phù hợp với pháp luật hai nước và luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.Theo đánh giá chung, điểm đáng chú ý nhất là tuyên bố của phía Nga về việc sẵn sàng tham gia xây dựng ngành công nghiệp điện hạt nhân quốc gia của Việt Nam.Điểm nhấn quan trọng nhất trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Mikhail MishustinĐiểm nhấn quan trọng nhất trong chuyến thăm và làm việc của thủ tướng Nga Mikhail Mishustin là Nga và Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác trong triển khai dự án xây dựng Trung tâm Nghiên cứu khoa học công nghệ hạt nhân tại Việt Nam. Nga sẵn sàng tham gia xây dựng ngành công nghiệp điện hạt nhân quốc gia của Việt Nam. Đây là điều mà dư luận người dân Việt Nam đặc biệt quan tâm và hết sức mong đợi khi Đảng và Nhà nước Việt Nam quyết định tái khởi động dự án xây dựng tổ hợp điện hạt nhân sau nhiều năm bị “treo”.Những thỏa thuận khác về năng lượng cũng rất được chú ý với bản ghi nhớ về hợp tác tại Việt Nam giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Công ty cổ phần Novatek và việc Trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh Lô 11-2 trên vùng Biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam cho Tập đoàn Zarubezhneft. Với kết quả này, các tập đoàn năng lượng dầu khí lớn nhất của Nga gồm Rosneft, Gazprom, Zarubezhneft và Lukoil đều đã có mặt tại Việt Nam.Ngày 14/1, Bộ Công Thương Nga và Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ trong lĩnh vực ngành công nghiệp vô tuyến điện tử và công nghệ số. Trước đó, Thủ tướng Mikhail Mishustin đã phát biểu trong cuộc hội đàm Nga-Việt tại Hà Nội: “Chúng tôi đề xuất triển khai một loạt các dự án chung trong lĩnh vực công nghệ số. Đó là các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, an ninh mạng, phần mềm”.
https://kevesko.vn/20250115/nga-va-viet-nam-dong-y-tang-cuong-thuong-mai-song-phuong-va-day-manh-xuat-khau-34052747.html
liên xô
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/01/10/34073265_374:193:2847:2048_1920x0_80_0_0_1ce38332b26afc565bc53a811d5b5975.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
việt nam, nga, hợp tác nga-việt, quan hệ, quan hệ quốc tế, quan hệ thương mại, quan hệ chiến lược, chính trị, thế giới, mikhail mishustin, thủ tướng, liên xô, chuyến thăm, trung tâm nhiệt đới việt-nga, thỏa thuận, brics, eaeu, nhà máy điện hạt nhân, rosatom, quan điểm-ý kiến, tác giả, zarubezhneft, đầu tư, bộ công thương nga, bộ thông tin và truyền thông việt nam, sản xuất
việt nam, nga, hợp tác nga-việt, quan hệ, quan hệ quốc tế, quan hệ thương mại, quan hệ chiến lược, chính trị, thế giới, mikhail mishustin, thủ tướng, liên xô, chuyến thăm, trung tâm nhiệt đới việt-nga, thỏa thuận, brics, eaeu, nhà máy điện hạt nhân, rosatom, quan điểm-ý kiến, tác giả, zarubezhneft, đầu tư, bộ công thương nga, bộ thông tin và truyền thông việt nam, sản xuất
Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt-Nga thiết thực và chất lượng hơn
14:46 16.01.2025 (Đã cập nhật: 14:49 16.01.2025) “Đáng chú ý nhất là “Bản Ghi nhớ về lộ trình thực hiện Dự án Trung tâm Khoa học công nghệ hạt nhân” trên lãnh thổ Việt Nam giữa Bộ Khoa học Công nghệ và Tập đoàn Năng lượng nguyên tử Rosatom, bởi đây là dự án mở đường cho việc xây dựng “đứa con đầu lòng” của ngành năng lượng hạt nhân Việt Nam”.
Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin vừa kết thúc chuyến thăm chính thức Hà Nội từ ngày 14 - 15/1/2025, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính.
Đây là chuyến thăm Việt Nam lần thứ ba của một Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga và là chuyến thăm và làm việc đầu tiên của ông Mikhail Vladimirovich Mishustin tới Việt Nam.
“Chuyến thăm này có nhiều kết quả thiết thực, thậm chí là rất thiết thực trong quan hệ hai nước. Nhiều hãng thông tấn Mỹ và phương Tây coi chuyến thăm này chỉ mang tính chất biểu tượng để kỷ niệm 75 năm, ngày Liên Xô (Nga kế thừa) thiết lập quan hệ với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam) nhưng thực chất của chuyến thăm và làm việc này hoàn toàn khác”, - Nhà phân tích các vấn đề chính trị và quân sự Nguyễn Minh Tâm bình luận với Sputnik.
Tính thực chất của nội dung chuyến thăm thể hiện ở một số đặc điểm.
Đặc điểm thứ nhất là trong các văn kiện được Thủ tướng Nga và Thủ tướng Việt Nam chứng kiến lễ ký đều không có một thỏa thuận nào về lĩnh vực quốc phòng – an ninh. Tuy nhiên, điều này không cản trở việc ký kết một thỏa thuận giữa giữa
Trung tâm nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Nhiệt đới hỗn hợp Việt – Nga (Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga) và Cơ quan Liên bang Nga về Giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và an sinh con người về hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng phòng thí nghiệm để phòng chống dịch bệnh. Văn bản ký kết thuộc một lĩnh vực nghiên cứu hoàn toàn mang tính chất dân sự, mặc dù Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga được đặt dưới sự quản lý của Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Đặc điểm thứ hai cần lưu ý là các văn kiện mà hai bên đàm phán và ký kết đều đáp ứng những nhu cầu bức thiết trong quan hệ song phương giữa hai bên nhằm tháo gỡ những vướng mắc, những rào cản do cuộc bao vây, trừng phạt của Mỹ và phương Tây đối với Liên bang Nga.
“Mặt khác, chúng cũng đáp ứng được sự cần thiết của việc bảo đảm sự cân bằng trong quan hệ quốc tế của Việt Nam, đặc biệt là các quan hệ về kinh tế và tài chính của Việt Nam đối với các thị trường lớn trên thế giới mà Việt Nam đang mở rộng và khai thác”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm bình luận tiếp với Sputnik.
Nhưng điểm sáng nhất của kết quả chuyến thăm này là thông cáo chung Việt Nam – Nga. Thông cáo chung này có giá trị chỉ sau tuyên bố chung.
Những điểm nổi bật trong thông cáo chung
Thông cáo chung
Việt Nam – Nga đã nêu bật quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga đang không ngừng phát triển trên cơ sở cùng có lợi nhờ việc trao đổi, tiếp xúc chính trị, đặc biệt là ở cấp cao nhất, được duy trì thường xuyên. Điều này thể hiện độ tin cậy chính trị cao giữa Nga và Việt Nam vẫn được duy trì trong hiện tại và tương lai.
Điểm thứ hai cần chú ý là hai bên nhất trí về các biện pháp tăng cường hợp tác thương mại song phương, trong đó có việc tận dụng hơn nữa các ưu đãi của Hiệp định thương mại tự do giữa một bên là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và một bên là Liên minh kinh tế Á – Âu (EAEU) và các quốc gia thành viên, mà hai bên sẽ kỷ niệm 10 năm ngày ký kết trong năm nay. Điểm này cho thấy Việt Nam quan tâm và hướng đến EAEU nhiều hơn là khối BRICS.
Điểm thứ ba cần lưu ý là trong Thông cáo chung, Nga và Việt Nam ủng hộ sự kiềm chế, không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, bao gồm cả Hiến chương Liên Hợp Quốc và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Ủng hộ việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở
Biển Đông (DOC) năm 2002 và hoan nghênh các nỗ lực sớm đạt Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất và hiệu lực. Đồng thời, hai bên cũng nhấn mạnh tính phổ quát và toàn diện của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), là nền tảng pháp lý cho tất cả hoạt động trên biển và đại dương, khẳng định cần duy trì tính toàn vẹn của Công ước. Hai Bên sẽ phối hợp bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không và các hoạt động thương mại không bị cản trở. Những nhận thức chung trên đây là cơ sở để Nga và Việt Nam thống nhất tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để triển khai các dự án dầu khí chung trên thềm lục địa Việt Nam và trên lãnh thổ Liên bang Nga, phù hợp với pháp luật hai nước và luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.
Theo đánh giá chung, điểm đáng chú ý nhất là tuyên bố của phía Nga về việc sẵn sàng tham gia xây dựng ngành công nghiệp điện hạt nhân quốc gia của Việt Nam.
Điểm nhấn quan trọng nhất trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Mikhail Mishustin
Điểm nhấn quan trọng nhất trong chuyến thăm và làm việc của thủ tướng Nga Mikhail Mishustin là Nga và Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác trong triển khai dự án xây dựng Trung tâm Nghiên cứu khoa học công nghệ hạt nhân tại Việt Nam. Nga sẵn sàng tham gia xây dựng ngành công nghiệp điện hạt nhân quốc gia của Việt Nam. Đây là điều mà dư luận người dân Việt Nam đặc biệt quan tâm và hết sức mong đợi khi Đảng và Nhà nước Việt Nam quyết định tái khởi động dự án xây dựng tổ hợp điện hạt nhân sau nhiều năm bị “treo”.
“Phía Nga đã thể hiện và bày tỏ mong muốn cùng Việt Nam thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực khoa học - công nghệ. Thủ tướng Nga tuyên bố Nga sẵn sàng tham gia xây dựng ngành công nghiệp điện hạt nhân của Việt Nam. Đây là một tuyên bố rất quan trọng, không chỉ là việc Nga mong muốn tham gia dự án nhà máy điện nguyên tử Ninh Thuận mà cả xây dựng ngành công nghiệp điện hạt nhân của Việt Nam. Trước đây, Liên Xô đã giúp Việt Nam xây dựng lực lượng phòng không – không quân, hải quân, công nghiệp điện, khai khoáng và nhiều ngành khác. Giờ đây, Nga sẵn sàng giúp Việt Nam xây dựng một trong những ngành công nghiệp chủ chốt của nền kinh tế. Tuyên bố này có ý nghĩa sâu sắc, đặc biệt nhân dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (1950 – 2025)”, - PGS-TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang phát biểu với Sputnik.
“Tôi cho rằng, đáng chú ý nhất là “Bản Ghi nhớ về lộ trình thực hiện Dự án Trung tâm Khoa học công nghệ hạt nhân” trên lãnh thổ Việt Nam giữa Bộ Khoa học Công nghệ và Tập đoàn Năng lượng nguyên tử Rosatom, bởi đây là dự án mở đường cho việc xây dựng “đứa con đầu lòng” của ngành năng lượng hạt nhân Việt Nam”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng nói với Sputnik.
Những thỏa thuận khác về năng lượng cũng rất được chú ý với bản ghi nhớ về hợp tác tại Việt Nam giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Công ty cổ phần Novatek và việc Trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh Lô 11-2 trên vùng Biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam cho Tập đoàn Zarubezhneft. Với kết quả này, các tập đoàn năng lượng dầu khí lớn nhất của Nga gồm Rosneft, Gazprom, Zarubezhneft và Lukoil đều đã có mặt tại Việt Nam.
Ngày 14/1, Bộ Công Thương Nga và Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ trong lĩnh vực ngành công nghiệp vô tuyến điện tử và công nghệ số. Trước đó, Thủ tướng Mikhail Mishustin đã phát biểu trong cuộc hội đàm Nga-Việt tại Hà Nội: “Chúng tôi đề xuất triển khai một loạt các dự án chung trong lĩnh vực công nghệ số. Đó là các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, an ninh mạng, phần mềm”.
“Tôi cho rằng, đây là một thỏa thuận đặc biệt quan trọng với Nga, mang ý nghĩa chiến lược. Việt Nam hiện đang trở thành một trung tâm mới sản xuất các vi mạch điện tử mà Nga rất cần không chỉ trong lĩnh vực dân sự mà còn trong cả lĩnh vực quân sự”, - PGS-TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang phát biểu với Sputnik.