Chuyên gia Nga: Tác động của các loại thuế quan mà Mỹ áp đặt lên Việt Nam sẽ rất lớn

© AP Photo / PoolTổng thống Hoa Kỳ Donald Trump
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump  - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.04.2025
Đăng ký
Những loại thuế quan xuất khẩu mới do Mỹ áp đặt sẽ ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam? Về vấn đề này, trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, Tiến sĩ Kinh tế học, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN thuộc Viện Nghiên cứu Trung Quốc và Châu Á Hiện đại của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, ông Vladimir Mazyrin chia sẻ.

"Tôi cho rằng tác động sẽ rất lớn, bởi vì xét về quy mô tuyệt đối của xuất khẩu sang Mỹ, Việt Nam đứng thứ tư trên thế giới. Đây gần như là một phần ba tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Ngay cả khi Mỹ chỉ tăng thuế quan đối với hàng hóa Việt Nam thêm 10%, hàng hóa Việt Nam sẽ trở nên kém cạnh tranh hơn, người tiêu dùng Mỹ sẽ bắt đầu mua ít hơn hoặc thậm chí ngừng mua hàng, và Việt Nam sẽ mất đi vị thế mạnh mẽ hiện tại trên thị trường Mỹ. Hiện nay, các mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại thị trường Mỹ bao gồm sản phẩm gỗ, quần áo, giày dép và vi điện tử. Đặc biệt, năm ngoái, Việt Nam xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Mỹ trị giá hơn 9 tỷ USD, chiếm khoảng 55-60% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam ra nước ngoài", ông Vladimir Mazyrin nói.

Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.04.2025
Mỹ muốn “huỷ diệt” Việt Nam?
Chuyên gia Nga cũng đề cập đến thỏa thuận đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Mỹ.

"Quan điểm của tôi về những thỏa thuận kiểu này mà Việt Nam ký kết liên tiếp, không chỉ với các quốc gia lớn mà còn với các nước nhỏ hơn, làm giá trị và tầm quan trọng của những mối quan hệ đối tác này đối với Việt Nam bị giảm sút đáng kể. Điều này đáng tiếc cũng đúng với cả Nga. Vì vậy, việc nói về ý nghĩa của quan hệ đối tác chiến lược trong bối cảnh các loại thuế xuất khẩu mới từ Mỹ là điều khó thực hiện, nó hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến thương mại".

"Tuy nhiên, rõ ràng là Việt Nam đang ở vị trí đặc biệt đối với Mỹ, và ngược lại. Tôi cho rằng đánh giá của Việt Nam rất chính xác khi nhìn nhận từ góc độ địa chính trị, trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc, Mỹ cần một Việt Nam mạnh mẽ hơn. Nhưng nền kinh tế Việt Nam, vốn bị suy yếu bởi các mức thuế mới của Mỹ, sẽ không đáp ứng được lợi ích dài hạn của Mỹ", chuyên gia nhận định.

Thương mại của Việt Nam với Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.04.2025
Từ "đối tác chiến lược" đến "đối tượng đánh thuế": Việt Nam đang bị thử thách niềm tin?
Thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam, và do đó thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ, chiếm khoảng 80-90% tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước. Mặc dù thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam cao về con số tuyệt đối, song thương mại song phương với Việt Nam vẫn khá nhỏ so với thương mại của Mỹ với phần còn lại của thế giới, chỉ chiếm 3% tổng kim ngạch thương mại quốc tế của Mỹ.

"Và tất nhiên, Việt Nam hy vọng chính quyền Trump sẽ có lập trường mềm mỏng hơn đối với Việt Nam. Việt Nam thực hiện nhiều biện pháp tích cực. Vừa qua, Bộ trưởng Công Thương Việt Nam thăm Mỹ, và trong các cuộc đàm phán, các con số sau đây được công bố: tổng giá trị các thỏa thuận thương mại và kinh tế mà hai bên ký kết trong chuyến thăm đạt 90,3 tỷ USD. Trong đó, Việt Nam dành 50,2 tỷ USD để mua máy bay, dịch vụ hàng không, thăm dò dầu khí và nhập khẩu sản phẩm dầu mỏ. Một thỏa thuận khác trị giá 36 tỷ USD đang trong quá trình đàm phán và dự kiến sẽ được ký kết trong thời gian tới. Chúng ta thấy nếu năm ngoái thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ là 123,5 tỷ USD, thì hầu như toàn bộ số tiền này, Việt Nam hứa hẹn sẽ bù đắp cho Mỹ thông qua các thỏa thuận này. Tuy nhiên, Việt Nam dự định chi số tiền 90 tỷ USD này trong giai đoạn từ năm 2025 đến 2030, điều này có lẽ khó làm hài lòng Trump. Dù sao, điều này cho thấy Việt Nam sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của Mỹ để duy trì thị trường xuất khẩu lớn nhất của mình trên thế giới. Thực tế, ngay cả Liên minh châu Âu (EU) cũng thua xa Mỹ về quy mô xuất khẩu của Việt Nam. Rõ ràng, cuộc thảo luận về vấn đề này sẽ tiếp tục, và tôi nghĩ hai bên sẽ đưa ra những nhượng bộ lẫn nhau", Giáo sư Mazyrin nói trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về mức áp thuế mới của Hoa Kỳ đối với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.04.2025
Chính phủ Việt Nam họp khẩn sau đòn tấn công thuế quan của Trump
Điều này có ý nghĩa nguyên tắc đối với Việt Nam, bởi vì vừa qua, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Tô Lâm, công bố một chương trình chiến lược mới, trong đó nhấn mạnh vào năm 2025, tốc độ tăng trưởng GDP phải đạt 8%, và trong những năm tiếp theo của kế hoạch 5 năm hiện tại, cần đạt tốc độ tăng trưởng hai chữ số. Đây là một chương trình rất tham vọng, và tăng trưởng của Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào xuất khẩu, với thị trường xuất khẩu chính là Mỹ. Nếu có bất kỳ sự sụp đổ nghiêm trọng nào trên thị trường này, Việt Nam sẽ khó hoàn thành chương trình chiến lược mới của mình.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала