https://kevesko.vn/20250527/trump-sang-nang-chieu-mua-vi-sao-the-gioi-khong-con-tin-loi-tong-thong-my-36371514.html
Trump ‘sáng nắng chiều mưa’. Vì sao thế giới không còn tin lời Tổng thống Mỹ?
Trump ‘sáng nắng chiều mưa’. Vì sao thế giới không còn tin lời Tổng thống Mỹ?
Sputnik Việt Nam
Vì sao các nhà xuất khẩu Việt Nam và Trung Quốc không còn tin vào các tuyên bố “sáng nắng chiều mưa” về thuế quan của Donald Trump? 27.05.2025, Sputnik Việt Nam
2025-05-27T20:34+0700
2025-05-27T20:34+0700
2025-05-27T20:34+0700
hoa kỳ
việt nam
trung quốc
donald trump
thông tin
thế giới
báo chí thế giới
kinh tế
chính trị
doanh nghiệp
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/04/09/35476717_0:0:1920:1080_1920x0_80_0_0_071bee127fa264b917c4a93b5154fe49.jpg
“Chip chứ không phải áo thun” - phát biểu mới nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể là tin vui đối với ngành dệt may ở Trung Quốc và Việt Nam.Tuy nhiên, theo bình luận mới nhất của Bưu điện Nam hoa buổi sáng (SCMP) thì sau nhiều lần chính sách thuế quan của Mỹ thay như chong chóng, giờ đây, các doanh nghiệp đều tỏ ra nghi ngờ và thận trọng hơn rất nhiều.Không phải nhà máy nào cũng cần “cắm cờ Mỹ”Hôm chủ nhật vừa rồi, nhiều nhà sản xuất dệt may ở Trung Quốc và Việt Nam dường như được phen thở phào khi nghe Trump tuyên bố rằng Mỹ “không có ý định sản xuất giày thể thao hay áo phông”. Đây là dấu hiệu cho thấy ngành may mặc có thể không nằm trong chiến lược “tái công nghiệp hóa” của Mỹ.Tuy vậy, phần lớn doanh nghiệp không mấy mặn mà thay đổi kế hoạch kinh doanh chỉ dựa trên phát biểu của vị tổng thống khó đoán định.Họ đã trải qua quá nhiều đợt “lên lên xuống xuống” trong chính sách thuế quan Mỹ và hiểu rằng người như Trump có thể thay đổi quan điểm bất cứ lúc nào.Trung Quốc và Việt Nam – hai trung tâm xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới – vẫn đang đứng trước nhiều bất ổn. Cả hai nước đang trong giai đoạn tạm hoãn áp thuế quan kéo dài 90 ngày, đồng thời cố gắng đàm phán với Mỹ nhằm tránh đòn tăng thuế mới có thể gây tổn thất nặng nề cho nền kinh tế quốc dân của mình.Trong bối cảnh đó, các phát biểu gần đây của quan chức Mỹ được xem là tín hiệu tích cực dành cho ngành dệt may khu vực, khi cho thấy chính quyền Trump sẽ tập trung ưu tiên vào các ngành công nghệ cao như sản xuất chip, máy tính, xe tăng và tàu chiến, thay vì các ngành có biên lợi nhuận thấp và không đòi hỏi nhiều công nghệ như dệt may.Bình luận về diễn biến mới này, Dan Martin, cố vấn kinh doanh quốc tế tại Dezan Shira & Associates, nhận xét:Tuy nhiên, ngành dệt may Việt Nam với kim ngạch vượt trên 44 tỷ USD phải nói là đã trải qua nhiều biến động lớn trong thời gian qua. Do đó, chính các doanh nghiệp hiểu rất rõ tính bất ổn trong chính sách thương mại dưới thời Trump, vốn thường chịu ảnh hưởng bởi các mục tiêu chính trị hơn là sự ổn định lâu dài.Sau đợt tăng thuế vào “Ngày Giải phóng” đầy căng thẳng ngày 2/4, khi Trump áp thuế lên nhiều quốc gia, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam, Mỹ đã bắt đầu hạ nhiệt chiến tranh thương mại toàn cầu trong những tuần gần đây.Giữa tháng 4, Mỹ tạm dừng áp thuế “đáp trả” trong vòng 90 ngày, khiến thuế nhập khẩu hàng từ Việt Nam giảm từ 46% xuống còn 10%.Một tháng sau đó, Mỹ và Trung Quốc cũng nhất trí giảm thuế lẫn nhau trong 90 ngày tới, với mức thuế Mỹ áp lên hàng Trung Quốc giảm từ đỉnh điểm 145% xuống còn 30%, trong khi Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu từ Mỹ từ 125% xuống 10%.Dù vậy, giới chuyên gia có chung niềm tin rằng, tương lai chính sách thuế quan của Mỹ vẫn rất mù mịt.Chủ một nhà máy sản xuất chăn ga gối nệm tại Chiết Giang (Trung Quốc) bày tỏ sự hoài nghi với những lời phát biểu gần đây của Trump.Được biết, đây là doanh nghiệp đã xuất khẩu sang Mỹ từ năm 2014, nhưng từ lâu vẫn luôn nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào thị trường này.Thực tế là, việc tăng thuế của Trump chỉ đẩy nhanh quá trình chuyển hướng, hiện doanh thu từ Mỹ chiếm chưa tới 25% tổng doanh thu của doanh nghiệpBà Winnie Lam, Tổng thư ký Hội Doanh nghiệp Hồng Kông tại Việt Nam, cho biết nhiều nhà đầu tư từ Hồng Kông và Trung Quốc đại lục cũng đang chuyển hướng tương tự.Ai cũng thấy, giờ đây, thế giới là cơ hội rộng mở, họ buộc phải dũng cảm bước sang các thị trường mới vốn đã nằm trong kế hoạch từ trước và nay càng đẩy nhanh tiến độ. Thậm chí, ngành dệt may coi như đã không còn tương lai ở Mỹ.Năm ngoái, khoảng 17% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may Trung Quốc xuất sang Mỹ, trong khi con số này ở Việt Nam lên tới gần 38%.Tấm séc trắngTrong tình huống căng thẳng hiện tại, Việt Nam đang tích cực vận động Mỹ giảm thuế. Hà Nội đã đề xuất cắt giảm thuế nhập khẩu với hàng hóa Mỹ, đồng thời siết chặt kiểm soát hàng Trung Quốc giả mạo xuất xứ Việt Nam để né thuế Mỹ.Tuần trước, Tập đoàn Trump cũng đã khởi công xây dựng sân golf trị giá 1,5 tỷ USD ở miền Bắc Việt Nam với việc được đẩy nhanh thủ tục phê duyệt dự án.Ông Ralf Matthaes, Giám đốc IFM Research tại TP.HCM đánh giá phát biểu của Trump về ngành dệt may “không nằm trong dự đoán” nhưng cũng lưu ý Việt Nam đã trao cho Trump “tấm séc trắng” qua dự án sân golf.Trong một diễn biến liên quan, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong năm nay tăng mạnh, với tổng vốn tăng 40% so với cùng kỳ 2024. Trong đó, Trung Quốc đóng góp hơn 1,5 tỷ USD – đứng thứ hai sau Singapore.Chuyên gia đánh giá việc Việt Nam siết chặt hàng Trung Quốc giả xuất xứ Việt Nam là quyết định đúng đắn, bởi hiện tượng này “lợi cho Trung Quốc, nhưng gây tổn hại cho Việt Nam” khi khiến Hà Nội rơi vào tầm ngắm của Washington.
https://kevesko.vn/20250526/cac-quan-chuc-chau-au-canh-bao-viet-nam-ve-nhung-thoa-thuan-voi-hoa-ky-gay-hai-cho-chau-au-36337807.html
https://kevesko.vn/20250519/cong-nhan-nen-kinh-te-thi-truong-viet-nam-cho-doi-gi-tu-hoa-ky-ngoai-loi-hua-36230198.html
https://kevesko.vn/20250513/viet-nam-khong-lo-so-muon-my-va-trung-quoc-se-dat-thoa-thuan-thuong-mai-36134673.html
https://kevesko.vn/20250326/made-in-vietnam-hay-cua-sau-cua-trung-quoc-viet-nam-ne-dan-thue-quan-cua-trump-35229994.html
trung quốc
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/04/09/35476717_107:0:1814:1280_1920x0_80_0_0_b8cf8e8028ee7cfebd0dcfd6e417f35a.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
hoa kỳ, việt nam, trung quốc, donald trump, thông tin, thế giới, báo chí thế giới, kinh tế, chính trị, doanh nghiệp, thương mại
hoa kỳ, việt nam, trung quốc, donald trump, thông tin, thế giới, báo chí thế giới, kinh tế, chính trị, doanh nghiệp, thương mại
Trump ‘sáng nắng chiều mưa’. Vì sao thế giới không còn tin lời Tổng thống Mỹ?
Vì sao các nhà xuất khẩu Việt Nam và Trung Quốc không còn tin vào các tuyên bố “sáng nắng chiều mưa” về thuế quan của Donald Trump?
“Chip chứ không phải áo thun” - phát biểu mới nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể là tin vui đối với ngành dệt may ở Trung Quốc và Việt Nam.
Tuy nhiên, theo bình luận mới nhất của Bưu điện Nam hoa buổi sáng (SCMP) thì sau nhiều lần chính sách thuế quan của Mỹ thay như chong chóng, giờ đây, các doanh nghiệp đều tỏ ra nghi ngờ và thận trọng hơn rất nhiều.
Không phải nhà máy nào cũng cần “cắm cờ Mỹ”
Hôm chủ nhật vừa rồi, nhiều nhà sản xuất dệt may ở Trung Quốc và
Việt Nam dường như được phen thở phào khi nghe Trump tuyên bố rằng Mỹ “không có ý định sản xuất giày thể thao hay áo phông”. Đây là dấu hiệu cho thấy ngành may mặc có thể không nằm trong chiến lược “tái công nghiệp hóa” của Mỹ.
Tuy vậy, phần lớn doanh nghiệp không mấy mặn mà thay đổi kế hoạch kinh doanh chỉ dựa trên phát biểu của vị tổng thống khó đoán định.
Họ đã trải qua quá nhiều đợt “lên lên xuống xuống” trong chính sách thuế quan Mỹ và hiểu rằng người như Trump có thể thay đổi quan điểm bất cứ lúc nào.
Trung Quốc và Việt Nam – hai trung tâm xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới – vẫn đang đứng trước nhiều bất ổn. Cả hai nước đang trong giai đoạn tạm hoãn áp thuế quan kéo dài 90 ngày, đồng thời cố gắng đàm phán với Mỹ nhằm tránh đòn tăng thuế mới có thể gây tổn thất nặng nề cho nền kinh tế quốc dân của mình.
Trong bối cảnh đó, các phát biểu gần đây của quan chức Mỹ được xem là tín hiệu tích cực dành cho ngành dệt may khu vực, khi cho thấy chính quyền Trump sẽ tập trung ưu tiên vào các ngành công nghệ cao như sản xuất chip, máy tính, xe tăng và tàu chiến, thay vì các ngành có biên lợi nhuận thấp và không đòi hỏi nhiều công nghệ như dệt may.
Ông Trump nhấn mạnh: “Mỹ không định tập trung vào sản xuất giày thể thao hay áo phông. Những thứ ấy chúng ta hoàn toàn có thể làm tốt ở những nơi khác. Chúng ta muốn tập trung vào chip, máy tính, xe tăng, tàu chiến và nhiều lĩnh vực khác”.
Bình luận về diễn biến mới này, Dan Martin, cố vấn kinh doanh quốc tế tại Dezan Shira & Associates, nhận xét:
“Các nhà xuất khẩu dệt may Việt Nam tạm thời có thể thở phào. Đây là một trong số rất ít lần chính sách công nghiệp Mỹ bộc lộ bản chất thực tế, khi chính quyền dường như chấp nhận không phải nhà máy nào cũng cần “cắm cờ Mỹ”.
Tuy nhiên, ngành dệt may Việt Nam với kim ngạch vượt trên 44 tỷ USD phải nói là đã trải qua nhiều biến động lớn trong thời gian qua. Do đó, chính các doanh nghiệp hiểu rất rõ tính bất ổn trong
chính sách thương mại dưới thời Trump, vốn thường chịu ảnh hưởng bởi các mục tiêu chính trị hơn là sự ổn định lâu dài.
“Cho đến khi các phát biểu được chuyển thành chính sách cụ thể và rõ ràng, các doanh nghiệp sẽ tiếp tục duy trì quan điểm thận trọng, không vội vàng điều chỉnh dự báo hay kế hoạch kinh doanh”, ông Martin nói thêm.
Sau đợt tăng thuế vào “Ngày Giải phóng” đầy căng thẳng ngày 2/4, khi Trump áp thuế lên nhiều quốc gia, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam, Mỹ đã bắt đầu hạ nhiệt chiến tranh thương mại toàn cầu trong những tuần gần đây.
Giữa tháng 4, Mỹ tạm dừng áp thuế “đáp trả” trong vòng 90 ngày, khiến thuế nhập khẩu hàng từ Việt Nam giảm từ 46% xuống còn 10%.
Một tháng sau đó, Mỹ và Trung Quốc cũng nhất trí giảm thuế lẫn nhau trong 90 ngày tới, với mức thuế Mỹ áp lên hàng Trung Quốc giảm từ đỉnh điểm 145% xuống còn 30%, trong khi Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu từ Mỹ từ 125% xuống 10%.
Dù vậy, giới chuyên gia có chung niềm tin rằng, tương lai chính sách thuế quan của Mỹ vẫn rất mù mịt.
“Nếu Trung Quốc và Việt Nam không đạt thỏa thuận với Washington trong vài tuần tới, thuế sẽ quay lại mức cao ban đầu ngay khi thời hạn tạm hoãn 90 ngày kết thúc”, họ cảnh báo.
Chủ một nhà máy sản xuất chăn ga gối nệm tại Chiết Giang (Trung Quốc) bày tỏ sự hoài nghi với những lời phát biểu gần đây của Trump.
“Chính sách Mỹ thay đổi từng ngày, và đó chính là điều làm kinh doanh bất ổn nhất”, lãnh đạo doanh nghiệp nói thẳng.
“Hôm nay họ có thể nói không cần chuyển dây chuyền sản xuất ngành dệt may về nước, nhưng ngày mai họ có thể thay đổi. Ở thời điểm này, chúng tôi không còn dám đặt cược vào thị trường Mỹ nữa”.
Được biết, đây là doanh nghiệp đã xuất khẩu sang Mỹ từ năm 2014, nhưng từ lâu vẫn luôn nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào thị trường này.
Thực tế là, việc tăng thuế của Trump chỉ đẩy nhanh quá trình chuyển hướng, hiện doanh thu từ Mỹ chiếm chưa tới 25% tổng doanh thu của doanh nghiệp
Bà Winnie Lam, Tổng thư ký Hội Doanh nghiệp Hồng Kông tại Việt Nam, cho biết nhiều nhà đầu tư từ Hồng Kông và Trung Quốc đại lục cũng đang chuyển hướng tương tự.
“Phát biểu của Trump chỉ mang lại sự an tâm nhất thời cho các doanh nghiệp Việt Nam. Nhiều công ty đã và đang có hành động quyết liệt để đa dạng hóa thị trường, giảm dần sự phụ thuộc vào Mỹ”, Lam nói.
Ai cũng thấy, giờ đây, thế giới là cơ hội rộng mở, họ buộc phải dũng cảm bước sang các thị trường mới vốn đã nằm trong kế hoạch từ trước và nay càng đẩy nhanh tiến độ. Thậm chí, ngành dệt may coi như đã không còn tương lai ở Mỹ.
Năm ngoái, khoảng 17% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may Trung Quốc xuất sang Mỹ, trong khi con số này ở Việt Nam lên tới gần 38%.
Trong tình huống căng thẳng hiện tại, Việt Nam đang tích cực vận động Mỹ giảm thuế. Hà Nội đã đề xuất cắt giảm thuế nhập khẩu với hàng hóa Mỹ, đồng thời siết chặt kiểm soát hàng Trung Quốc giả mạo xuất xứ Việt Nam để né thuế Mỹ.
Tuần trước,
Tập đoàn Trump cũng đã khởi công xây dựng sân golf trị giá 1,5 tỷ USD ở miền Bắc Việt Nam với việc được đẩy nhanh thủ tục phê duyệt dự án.
Ông Ralf Matthaes, Giám đốc IFM Research tại TP.HCM đánh giá phát biểu của Trump về ngành dệt may “không nằm trong dự đoán” nhưng cũng lưu ý Việt Nam đã trao cho Trump “tấm séc trắng” qua dự án sân golf.
Trong một diễn biến liên quan, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong năm nay tăng mạnh, với tổng vốn tăng 40% so với cùng kỳ 2024. Trong đó, Trung Quốc đóng góp hơn 1,5 tỷ USD – đứng thứ hai sau Singapore.
Chuyên gia đánh giá việc Việt Nam siết chặt hàng Trung Quốc giả xuất xứ Việt Nam là quyết định đúng đắn, bởi hiện tượng này “lợi cho Trung Quốc, nhưng gây tổn hại cho Việt Nam” khi khiến Hà Nội rơi vào tầm ngắm của Washington.