https://kevesko.vn/20250607/nhieu-ty-phu-top-dau-viet-nam-dong-loat-xin-lam-metro-tphcm-36550022.html
Nhiều tỷ phú top đầu Việt Nam đồng loạt xin làm metro TP.HCM
Nhiều tỷ phú top đầu Việt Nam đồng loạt xin làm metro TP.HCM
Sputnik Việt Nam
Những tỷ phú hàng đầu Việt Nam xin được đầu tư xây dựng nhiều tuyến đường sắt đô thị, giúp TP.HCM nhanh chóng hoàn thiện mạng lưới hơn 500km. 07.06.2025, Sputnik Việt Nam
2025-06-07T22:08+0700
2025-06-07T22:08+0700
2025-06-07T22:08+0700
việt nam
metro
thành phố hồ chí minh
vingroup
thông tin
doanh nghiệp
đầu tư
kinh tế
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/07/1b/24371943_0:145:2000:1270_1920x0_80_0_0_f770b5a1888911cef5759a0a3ac584a5.jpg
Đây được xem là cơ hội quan trọng để thành phố thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông đô thị theo hướng hiện đại, đồng thời huy động hiệu quả nguồn lực xã hội hóa, giảm gánh nặng ngân sách.Xem xét đề xuất của tỷ phú Nguyễn Thị Phương ThảoTP.HCM đang chứng kiến làn sóng quan tâm mạnh mẽ từ các tập đoàn tư nhân lớn trong nước khi nhiều doanh nghiệp do những tỷ phú hàng đầu Việt Nam sáng lập đã chính thức đề xuất đầu tư vào các tuyến metro, góp phần hiện thực hóa mạng lưới đường sắt đô thị quy mô hơn 500 km mà thành phố đặt mục tiêu hoàn thiện trong hai thập niên tới.Một trong những đề xuất đáng chú ý mới đây là của Tập đoàn Sovico của bà Nguyễn Thị Phương Thảo.Được biết, Sovico đã gửi văn bản chính thức đến UBND TP.HCM, bày tỏ mong muốn được tham gia nghiên cứu và đầu tư tuyến metro số 4, có tổng chiều dài 47,3 km, nối từ Đông Thạnh (huyện Hóc Môn) đến khu đô thị Hiệp Phước.Tuyến đường sắt đô thị này đi qua hàng loạt trục giao thông quan trọng như Hà Huy Giáp, Nguyễn Oanh, Nguyễn Kiệm, nhà ga T1 và T2 sân bay Tân Sơn Nhất, Trường Sơn, Nguyễn Văn Trỗi, kênh Nhiêu Lộc, Hai Bà Trưng, Pasteur, Bến Thành, Nguyễn Thái Học, Tôn Đản và Nguyễn Hữu Thọ trước khi hướng về khu đô thị Hiệp Phước qua vành đai 3.Theo kế hoạch phát triển hệ thống metro của TP.HCM đến năm 2035, thành phố sẽ đầu tư khoảng 355 km đường sắt đô thị, được triển khai theo Nghị quyết số 188 về thí điểm một số cơ chế đặc thù trong phát triển hạ tầng đô thị.Trong bối cảnh đó, đề xuất của Sovico được xem là phù hợp với chiến lược thu hút đầu tư tư nhân nhằm giảm gánh nặng ngân sách nhà nước và đẩy nhanh tiến độ thi công.Tập đoàn Sovico khẳng định có đủ năng lực tài chính, kinh nghiệm và đội ngũ chuyên gia trong nước và quốc tế để thực hiện dự án. Ngay khi được cấp phép tiếp cận nghiên cứu đầu tư, Sovico sẽ thành lập pháp nhân riêng, phối hợp với các chuyên gia quốc tế hàng đầu trong lĩnh vực tài chính, quy hoạch, kiến trúc, giao thông để nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ đề án trình UBND TP.HCM và các sở, ngành liên quan.Đồng thời, Sovico cũng đang chuẩn bị kế hoạch triển khai tổng thể về nguồn lực, đội ngũ nhân sự, lựa chọn nhà thầu thi công và đơn vị quản lý vận hành để sẵn sàng khởi công khi được phê duyệt.Theo giới thiệu, Sovico hiện là một trong những tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam với tổng tài sản vượt 187.000 tỷ đồng, đang đầu tư vào hơn 30 doanh nghiệp thành viên với đội ngũ hơn 40.000 nhân sự.Bên cạnh lĩnh vực hàng không với hãng Vietjet Air – hiện vận hành 115 máy bay Airbus và khai thác hơn 500 chuyến bay mỗi ngày – Sovico còn hoạt động trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, bất động sản, công nghệ và năng lượng tái tạo. Ngoài ra, Sovico cũng là cổ đông lớn của HDBank và sở hữu hệ sinh thái bất động sản nghỉ dưỡng, khu công nghiệp và hạ tầng sân bay trên toàn quốc.Trước đề xuất của Sovico, UBND TP.HCM đã giao Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan chức năng nghiên cứu, đánh giá và tham mưu cho UBND TP trước ngày 15/6.Hàng loạt tỷ phú Việt đề xuất đầu tư hệ thống metro TP.HCMKhông chỉ Sovico, làn sóng đầu tư metro tại TP.HCM còn có sự góp mặt của Vingroup, tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam.Hưởng ứng lời kêu gọi trực tiếp từ Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Vingroup đã đề xuất đầu tư tuyến metro nối trung tâm TP.HCM với huyện Cần Giờ.Dự án có tổng vốn khoảng 102.370 tỷ đồng (tương đương 4,09 tỷ USD), dài 48,5 km và vận hành với tốc độ tối đa lên tới 250 km/h – cao gấp đôi các tuyến đang triển khai trong nước. Đặc biệt, thời gian dự kiến thi công chỉ 2 năm, nhanh hơn rất nhiều so với các tuyến hiện nay.Vingroup đề xuất thực hiện theo hình thức đối tác công – tư (PPP), tự cân đối kinh phí lập hồ sơ nghiên cứu và không sử dụng ngân sách nhà nước. Sau khi được UBND TP.HCM chấp thuận, doanh nghiệp này đang gấp rút hoàn thiện báo cáo tiền khả thi và kỳ vọng có thể khởi công đầu năm 2026, đưa vào vận hành trong năm 2028. Nếu thành công, đây sẽ là tuyến metro đầu tiên tại Việt Nam do doanh nghiệp tư nhân đầu tư và thi công toàn bộ.Tại một phiên họp mới đây về tình hình kinh tế – xã hội, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được tiết lộ rằng ngoài Vingroup, còn có thêm một tập đoàn lớn trong nước cũng đang quan tâm đến các tuyến metro kết nối trung tâm TP với sân bay và tuyến metro số 2 (Bến Thành – Tham Lương).Theo thông tin được báo chí trong nước đưa, liên danh giữa Tập đoàn Đại Dũng, Tổng công ty Xây dựng số 1 (CC1) và Tập đoàn Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long cũng vừa gửi văn bản đề xuất đến UBND TP.HCM, mong muốn được tham gia với vai trò tổng thầu EPC cho một số tuyến metro trọng điểm, gồm tuyến metro số 2, tuyến Thủ Thiêm – Long Thành và tuyến Bình Dương – Suối Tiên.Theo quy hoạch thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, TP.HCM sẽ phát triển 12 tuyến metro với tổng chiều dài hơn 600 km, kết nối không chỉ nội đô mà còn mở rộng ra các khu vực vùng ven và tỉnh lân cận. Giai đoạn từ nay đến 2035, thành phố đặt mục tiêu hoàn thiện 7 tuyến đầu tiên (số 1 đến số 7) với tổng chiều dài khoảng 355 km, huy động khoảng 40,2 tỷ USD vốn đầu tư.Lãnh đạo TP.HCM cho biết thành phố sẽ phát triển hệ thống metro theo hướng đa dạng hóa nguồn vốn, đẩy mạnh xã hội hóa, chuyển từ đầu tư công sang đầu tư tư nhân nhằm giảm áp lực ngân sách.Việc nhiều doanh nghiệp tư nhân lớn tham gia đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng đường sắt đô thị không chỉ là tín hiệu tích cực cho phát triển giao thông đô thị, mà còn là bước tiến quan trọng trong việc hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân quy mô lớn, tương tự mô hình chaebol tại Hàn Quốc.
https://kevesko.vn/20250327/tphcm-can-huy-dong-khoang-402-ti-usd-de-xay-metro-35236879.html
https://kevesko.vn/20250320/vingroup-de-xuat-lam-duong-sat-do-thi-250kmh-tphcm--can-gio-hon-4-ty-usd-35111309.html
thành phố hồ chí minh
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/07/1b/24371943_57:0:1945:1416_1920x0_80_0_0_7194e271cca0a69d54fed002a713134f.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, metro, thành phố hồ chí minh, vingroup, thông tin, doanh nghiệp, đầu tư, kinh tế
việt nam, metro, thành phố hồ chí minh, vingroup, thông tin, doanh nghiệp, đầu tư, kinh tế
Đây được xem là cơ hội quan trọng để thành phố thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông đô thị theo hướng hiện đại, đồng thời huy động hiệu quả nguồn lực xã hội hóa, giảm gánh nặng ngân sách.
Xem xét đề xuất của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo
TP.HCM đang chứng kiến làn sóng quan tâm mạnh mẽ từ các tập đoàn tư nhân lớn trong nước khi nhiều doanh nghiệp do những tỷ phú hàng đầu
Việt Nam sáng lập đã chính thức đề xuất đầu tư vào các tuyến metro, góp phần hiện thực hóa mạng lưới đường sắt đô thị quy mô hơn 500 km mà thành phố đặt mục tiêu hoàn thiện trong hai thập niên tới.
Một trong những đề xuất đáng chú ý mới đây là của Tập đoàn Sovico của bà Nguyễn Thị Phương Thảo.
Được biết, Sovico đã gửi văn bản chính thức đến UBND TP.HCM, bày tỏ mong muốn được tham gia nghiên cứu và đầu tư tuyến metro số 4, có tổng chiều dài 47,3 km, nối từ Đông Thạnh (huyện Hóc Môn) đến khu đô thị Hiệp Phước.
Tuyến đường sắt đô thị này đi qua hàng loạt trục giao thông quan trọng như Hà Huy Giáp, Nguyễn Oanh, Nguyễn Kiệm, nhà ga T1 và T2 sân bay Tân Sơn Nhất, Trường Sơn, Nguyễn Văn Trỗi, kênh Nhiêu Lộc, Hai Bà Trưng, Pasteur, Bến Thành, Nguyễn Thái Học, Tôn Đản và Nguyễn Hữu Thọ trước khi hướng về khu đô thị Hiệp Phước qua vành đai 3.
Theo kế hoạch phát triển hệ thống metro của TP.HCM đến năm 2035, thành phố sẽ đầu tư khoảng 355 km đường sắt đô thị, được triển khai theo Nghị quyết số 188 về thí điểm một số cơ chế đặc thù trong phát triển hạ tầng đô thị.
Trong bối cảnh đó, đề xuất của Sovico được xem là phù hợp với chiến lược thu hút đầu tư tư nhân nhằm giảm gánh nặng ngân sách nhà nước và đẩy nhanh tiến độ thi công.
Tập đoàn Sovico khẳng định có đủ năng lực tài chính, kinh nghiệm và đội ngũ chuyên gia trong nước và quốc tế để thực hiện dự án. Ngay khi được cấp phép tiếp cận nghiên cứu đầu tư, Sovico sẽ thành lập pháp nhân riêng, phối hợp với các chuyên gia quốc tế hàng đầu trong lĩnh vực tài chính, quy hoạch, kiến trúc, giao thông để nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ đề án trình UBND TP.HCM và các sở, ngành liên quan.
Đồng thời, Sovico cũng đang chuẩn bị kế hoạch triển khai tổng thể về nguồn lực, đội ngũ nhân sự, lựa chọn nhà thầu thi công và đơn vị quản lý vận hành để sẵn sàng khởi công khi được phê duyệt.
"Tập đoàn rất mong nhận được sự chấp thuận của UBND TP và các sở ngành để dự án nhanh chóng được triển khai, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội chung TP.HCM và khu Nam thành phố", Sovico khẳng định trong văn bản gửi UBND TP.HCM.
Theo giới thiệu, Sovico hiện là một trong những tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam với tổng tài sản vượt 187.000 tỷ đồng, đang đầu tư vào hơn 30 doanh nghiệp thành viên với đội ngũ hơn 40.000 nhân sự.
Bên cạnh lĩnh vực hàng không với hãng Vietjet Air – hiện vận hành 115 máy bay Airbus và khai thác hơn 500 chuyến bay mỗi ngày – Sovico còn hoạt động trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, bất động sản, công nghệ và năng lượng tái tạo. Ngoài ra, Sovico cũng là cổ đông lớn của HDBank và sở hữu hệ sinh thái bất động sản nghỉ dưỡng, khu công nghiệp và hạ tầng sân bay trên toàn quốc.
Trước đề xuất của Sovico, UBND TP.HCM đã giao Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan chức năng nghiên cứu, đánh giá và tham mưu cho UBND TP trước ngày 15/6.
Hàng loạt tỷ phú Việt đề xuất đầu tư hệ thống metro TP.HCM
Không chỉ Sovico, làn sóng đầu tư metro tại TP.HCM còn có sự góp mặt của Vingroup, tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam.
Hưởng ứng lời kêu gọi trực tiếp từ Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Vingroup đã đề xuất đầu tư tuyến metro nối trung tâm TP.HCM với huyện Cần Giờ.
Dự án có tổng vốn khoảng 102.370 tỷ đồng (tương đương 4,09 tỷ USD), dài 48,5 km và vận hành với tốc độ tối đa lên tới 250 km/h – cao gấp đôi các tuyến đang triển khai trong nước. Đặc biệt, thời gian dự kiến thi công chỉ 2 năm, nhanh hơn rất nhiều so với các tuyến hiện nay.
Vingroup đề xuất thực hiện theo hình thức đối tác công – tư (PPP), tự cân đối kinh phí lập hồ sơ nghiên cứu và không sử dụng ngân sách nhà nước. Sau khi được UBND TP.HCM chấp thuận, doanh nghiệp này đang gấp rút hoàn thiện báo cáo tiền khả thi và kỳ vọng có thể khởi công đầu năm 2026, đưa vào vận hành trong năm 2028. Nếu thành công, đây sẽ là tuyến metro đầu tiên tại Việt Nam do
doanh nghiệp tư nhân đầu tư và thi công toàn bộ.
Tại một phiên họp mới đây về tình hình kinh tế – xã hội, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được tiết lộ rằng ngoài Vingroup, còn có thêm một tập đoàn lớn trong nước cũng đang quan tâm đến các tuyến metro kết nối trung tâm TP với sân bay và tuyến metro số 2 (Bến Thành – Tham Lương).
Theo thông tin được báo chí trong nước đưa, liên danh giữa Tập đoàn Đại Dũng, Tổng công ty Xây dựng số 1 (CC1) và Tập đoàn Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long cũng vừa gửi văn bản đề xuất đến UBND TP.HCM, mong muốn được tham gia với vai trò tổng thầu EPC cho một số tuyến metro trọng điểm, gồm tuyến metro số 2, tuyến Thủ Thiêm – Long Thành và tuyến Bình Dương – Suối Tiên.
Theo quy hoạch thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, TP.HCM sẽ phát triển 12 tuyến metro với tổng chiều dài hơn 600 km, kết nối không chỉ nội đô mà còn mở rộng ra các khu vực vùng ven và tỉnh lân cận. Giai đoạn từ nay đến 2035, thành phố đặt mục tiêu hoàn thiện 7 tuyến đầu tiên (số 1 đến số 7) với tổng chiều dài khoảng 355 km, huy động khoảng 40,2 tỷ USD vốn đầu tư.
Lãnh đạo TP.HCM cho biết thành phố sẽ phát triển hệ thống metro theo hướng đa dạng hóa nguồn vốn, đẩy mạnh xã hội hóa, chuyển từ đầu tư công sang đầu tư tư nhân nhằm giảm áp lực ngân sách.
Việc nhiều doanh nghiệp tư nhân lớn tham gia đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng đường sắt đô thị không chỉ là tín hiệu tích cực cho phát triển giao thông đô thị, mà còn là bước tiến quan trọng trong việc hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân quy mô lớn, tương tự mô hình chaebol tại Hàn Quốc.