Tình tiết mới vụ án Hồ Duy Hải

Ngày 27/5, luật sư Trần Hồng Phong, người hỗ trợ gia đình tử tù Hồ Duy Hải kêu oan, đã có đơn kiến nghị gửi tới giám đốc Công an tỉnh Long An đề nghị giải thích một số nội dung mới phát hiện, trong đó khẳng định thời gian xảy ra vụ án mạng Bưu điện Cầu Voi khoảng 20h30 là mâu thuẫn.
Sputnik

Ngoài ra, luật sư Trần Hồng Phong cũng có thư gửi đến Bộ trưởng Bộ Công an, Viện trưởng Viện KSND Tối cao và Ủy ban Tư pháp của Quốc hội để cung cấp thêm thông tin về vụ án Hồ Duy Hải vừa mới thu thập được.

Vì sao 4 bút lục bị rút và có 2 thanh niên đến Bưu điện Cầu Voi hôm xảy ra án mạng?

Liên quan đến kỳ án tử tù Hồ Duy Hải, chiều 27/5, luật sư Trần Hồng Phong, Đoàn Luật sư TP.HCM, người giúp gia đình Hồ Duy Hải về mặt pháp lý, kêu oan, tiếp tục có đơn kiến nghị gửi Giám đốc Công an tỉnh Long An và các cơ quan tố tụng Trung ương như Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội và Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đề nghị giải thích một số nội dung do ông mới phát hiện.

Viện KSND Tối cao báo cáo lên Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vụ án Hồ Duy Hải

Theo luật sư Trần Hồng Phong, ông đã tiếp tục thu thập được nhiều tài liệu khác cho thấy còn có nhiều mâu thuẫn chưa được giải quyết trong các bản án của tòa sau phiên xét xử giám đốc thẩm.

Đặc biệt, luật sư nghi ngờ một số bút lục bị rút khỏi hồ sơ vụ án là để nhằm chứng minh Hồ Duy Hải là hung thủ. Đó là các bút lục số 139, 140, 141, 142. Đây là lời khai của 2 nhân chứng là anh Đinh Văn Còi (anh Còi khi đó đang là công an tỉnh Long An) và anh Lê Thanh Trí.

Trước đó, các bản án, kết luận điều tra và cáo trạng đều dẫn lời khai của nhân chứng là anh Đinh Vũ Thường. Theo đó, vào lúc 19h39, anh Thường đến bưu điện để gọi điện thoại thì thấy một thanh niên mặc áo màu trắng, ngắn tay, đang ngồi ở ghế sofa (có thể đang bấm điện thoại).

Trong khi đó, anh Đinh Văn Còi khai, tối 13/1/2008, anh cùng bạn đến Bưu điện Cầu Voi mua thẻ điện thoại. Thời gian anh Còi đến là sau anh Thường, khoảng 19h43 hoặc trễ hơn. Cả hai nhân chứng đều có thời gian đứng sát quầy lâu hơn, có thể nhìn rõ mặt và trang phục của người thanh niên hơn.

Lời khai của hai anh trùng khớp nhau: Cả hai không thấy có chiếc xe nào ngoài sân. Cả hai cùng thấy người thanh niên mặc áo thun màu vàng, khoảng 28 đến 32 tuổi. Tuy ngoài sân không có xe nhưng anh Còi có thấy một chiếc xe máy hiệu Nouvo ở phía trong.

Như vậy, lời khai của anh Còi và bạn không giống với lời khai của các nhân chứng khác. Có thể đặt câu hỏi, liệu phải chăng tối đó có 2 thanh niên khác nhau đã có tới Bưu điện Cầu Voi hay không?

“Như vậy, có thể thấy có thể có 2 thanh niên ngồi ở Bưu điện Cầu Voi tối 13/1, một thanh niên mặc áo màu trắng (theo lời khai của anh Thường) và một thanh niên mặc áo thun ngắn tay màu vàng (theo lời khai của anh Còi)”, luật sư Trần Hồng Phong nêu giả thiết.

Tuy nhiên, vấn đề trên chưa từng được nêu ra do bút lục về lời khai của anh Còi và anh Trí đều không có trong hồ sơ xét xử.

Án mạng ở bưu điện Cầu Voi: Thanh niên mặc áo vàng bí ẩn là ai?

Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí lên tiếng về vụ án Hồ Duy Hải
Đồng thời luật sư Trần Hồng Phong đề nghị làm rõ người thanh niên mặc áo vàng chính là người sau cùng có mặt tại bưu cục Cầu Voi trước khi vụ án mạng xảy ra. Người này là ai và có liên quan gì đến tình tiết cửa mở và sáng đèn trên lầu 1, tình tiết đóng 2 cánh cổng bưu cục?

“Chúng tôi muốn được Công an tỉnh Long An giải thích: Vì sao 4 bút lục (139, 140, 141, 142 được VKS đánh số) ghi lời khai của hai anh Đinh Văn Còi và Lê Thanh Trí có thông tin rất quan trọng về người thanh niên áo vàng có mặt lúc 20h tại bưu cục Cầu Voi bị rút khỏi hồ sơ vụ án? Hành vi này có dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ vụ án hay không? Công an tỉnh Long An có biết việc này không? Một hay hai “người thanh niên” đã có mặt trong bưu cục Cầu Voi đêm 13/1/2008?”, Giao thông dẫn lời luật sư Phong cho biết.

Theo luật sư Trần Hồng Phong, mới đây, ông và cộng sự lần đầu tiên được tiếp cận bốn bút lục mới, được cơ quan công an xác lập trong giai đoạn điều tra, chỉ một ngày sau khi vụ án xảy ra.

Tuy nhiên, luật sư phong không hiểu lý do gì các tài liệu này lại không được đưa vào hồ sơ vụ án. Cụ thể, đây là những biên bản lấy lời khai của hai nhân chứng Đinh Văn Còi và Lê Thanh Trí.

Theo luật sư Trần Hồng Phong, nếu hai bản khai này được đưa vào hồ sơ vụ án theo đúng quy định thì có thể thấy như sau: Trong khoảng thời gian từ “hơn 19h” đến sát 20h ngày 13/1/2008 lần lượt có 4 người/nhân chứng đã vào Bưu cục Cầu Voi. Đó là các anh: Hồ Văn Bình, Đinh Vũ Thường và sau đó cùng lúc 2 người: anh Đinh Văn Còi và anh Lê Thanh Trí...

“Qua những điều mà bốn anh này đã thấy và khai báo với cơ quan điều tra, cho thấy khả năng có thể có 2 thanh niên lần lượt ghé vào bưu cục Cầu Voi và nói chuyện với hai nạn nhân trước giờ họ bị sát hại”, ông Phong cho biết.

Đồng thời, thứ tự thời gian từng người vào bưu cục Cầu Voi và việc nhìn thấy “người thanh niên” ngồi trên salon bên trong bưu cục như sau: Lúc “hơn 19h” - 19h30: anh Hồ Văn Bình thấy có một “người thanh niên” bên trong nhưng không nhìn thấy mặt và quần áo.

Vụ án Hồ Duy Hải: Kêu oan lên Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng

Bên cạnh đó, luật sư Phong bày tỏ, tại biên bản ghi lời khai ngày 28/1/2008 (bút lục số 265 và 266), anh Bình khai như sau:

“Tôi gửi xe ở Cầu Voi, lúc này trong bưu cục đã mở đèn sáng, thời gian lúc đó đã hơn 19h vì ở nhà đi đã ngoài 19h00. Tôi nhìn vào phòng khách, ngay bàn salon thấy có một thanh niên ngồi trên ghế nói chuyện với Hồng. Tôi đi qua nhà anh Mẫn, rồi quay lại mất độ 10 phút, lúc đó độ khoảng ngoài 19h30 tôi đến bưu cục lấy xe vẫn thấy Hồng và thanh niên trên còn ngồi nói chuyện”.

Vì anh Bình không vào trong bưu cục nên không thấy mặt và trang phục của người thanh niên này. Anh Hồ Văn Bình cũng không có lời hai về việc có thấy chiếc xe máy đậu bên ngoài bưu cục hay không.

Còn từ 19h38' - 19h42', anh Đinh Vũ Thường thấy một chiếc xe Dream dựng ngoài sân bưu cục, và một người thanh niên mặc áo thun xanh trắng bên trong.

“Người thanh niên mặc áo vàng có mặt bên trong bưu cục lúc 20h có phải là hung thủ giết người hay không là điều cần phải tiếp tục làm rõ. Đặt trong bối cảnh lúc 21h01’ nạn nhân Vân vẫn còn ở tiệm bán trái cây. Người thanh niên áo vàng đến bưu cục bằng phương tiện gì? Nếu đi bằng xe máy thì phải chăng đó là xe Nouvo mà anh Trí đã nhìn thấy và đã dắt xe vào bên trong cho thấy khả năng người thanh niên này sẽ ngủ đêm lại tại bưu cục Cầu Voi?”, luật sư Phong đặt vấn đề.

Mẫu thuẫn thời gian xảy ra vụ án Hồ Duy Hải

Vụ án Hồ Duy Hải sẽ được đưa ra Quốc hội Việt Nam?
Ngoài vấn đề trên, luật sư cũng đề nghị làm rõ thời gian sát hại 2 nạn nhân. Theo luật sư, nếu xác định lúc 20h30 là quá sớm vì có bằng chứng cho thấy chị Vân đi mua trái cây vào lúc 21h chứ không phải trước 20h30.

Ông Phong cho rằng việc xác định thời gian gây án vào khoảng 20h30 là do cơ quan điều tra căn cứ vào lời khai của Hồ Duy Hải và chị Huỳnh Thị Kim Tuyền, người sống phía sau Bưu điện Cầu Voi.

Tuy nhiên, có 2 bút lục khác thể hiện vấn đề này và có sự mâu thuẫn với lời khai của chị Tuyền. Cụ thể, người bán trái cây cho chị Vân là chị Nguyễn Thị Bích Ngân khai (biên bản ghi lời khai ngày 14/1/2008) như sau:

“Khoảng 20h45 - 21h ngày 13/1/2008, tôi đang bán trái cây thì có 1 cô gái ốm, cao mặc áo sơ mi màu trắng, tóc ngang vai đi bộ lại chỗ tôi mua trái cây. Tôi biết cô gái này làm ở Bưu điện Cầu Voi”. Cô gái này chính là nạn nhân Vân.

Đặc biệt, căn cứ theo hình ảnh do camera ghi lại tại cây xăng Cầu Voi lúc 21h01 và tại “biên bản về việc xác định thời gian Nguyễn Thị Thu Vân đi mua trái cây trước khi bị sát hại” do cơ quan điều tra thu thập ngày 16/1/2008 thể hiện như sau: Anh Long (chồng chị Ngân) cho biết: khoảng 20h50 ngày 13/1/2008, khi anh đang ở nhà thì có chị Vân đến mua trái cây tại nhà anh. Vợ anh là chị Ngân ra bán trái cây cho Vân. Sau đó anh đến cây xăng Cầu Voi thì Vân còn ở tại nhà anh. Hình ảnh anh Long đến cây xăng Cầu Voi được camera tại cây xăng quay lại toàn bộ.

Tử hình Hồ Duy Hải

Căn cứ trên hình ảnh thu được, lúc anh Long đi đến cây xăng Cầu Voi để bán xăng là vào 21h01'40' ngày 13/1/2008. Khoảng cách từ nhà anh Long đến cây xăng Cầu Voi là khoảng 50m. Khi anh đến cây xăng thì Vân còn tại nhà anh.

“Xét về mặt logic, khoa học, thời gian Vân mua trái cây phải được xem là quan trọng hơn rất nhiều so với thời gian chị láng giềng nghe tiếng kêu không rõ ràng từ bưu cục. Vì nạn nhân Vân chắc chắn không thể bị giết rồi sau đó 30 phút lại đi mua trái cây”, luật sư Trần Hồng Phong phân tích.

Như vậy, luật sư Phong nhận định ở đây có sự chênh lệch lớn về thời gian (khoảng 15-30 phút) giữa hai lời khai của chị Tuyền và chị Ngân. Nếu xác định thời điểm có tiếng kêu “á á” vào 20h30 là lúc hung thủ gây án thì sẽ vô lý vì lúc 21h01 - tức là 30 phút sau đó, chị Vân vẫn còn đang ở tiệm trái cây bên ngoài bưu cục Cầu Voi.

“Điều đáng nói hơn và đặc biệt quan trọng là việc xác định thời gian gây án lệch đến 30 phút là hoàn toàn có thể dẫn đến khả năng sẽ bỏ lọt hung thủ thực sự. Ông Phong cho rằng với những tài liệu mới được thu thập thì nhiều khả năng hung thủ là người khác chứ không thể là Hồ Duy Hải, người tới bưu cục trước 20h30 theo lời khai của Hải”, luật sư Trần Hồng Phong nêu rõ trong đơn.
“Tại sao Cơ quan điều tra lại không sử dụng kết quả xác minh từ người bán trái cây trực tiếp cho Vân và chứng cứ vững chắc không thể sai lệch là tình tiết ghi nhận lúc 21h01 nạn nhân Vân vẫn còn ở tiệm bán trái cây?”, luật sư Phong đặt vấn đề.
Vụ Hồ Duy Hải: Kêu oan lên Chủ tịch nước

Trước đó, chiều 13/5, luật sư Trần Hồng Phong cùng với bà Nguyễn Thị Loan (mẹ của tử tù Hồ Duy Hải) cho biết đã gửi đơn kêu oan lên Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội và Tòa án Nhân dân Tối cao. Cùng với đó, gia đình cũng đã tiến hành trao đổi với đại diện một số cơ quan truyền thông, cung cấp thêm chứng cứ, thông tin mới khẳng định yếu tố ngoại phạm của Hồ Duy Hải.

Bộ Công an: Án tử hình với Hồ Duy Hải là đúng người, đúng tội

Theo luật sư Trần Hồng Phong, sau phiên tòa xét xử giám đốc thẩm, từ một số thông tin và hình ảnh vụ án mạng bất ngờ xuất hiện, ông đã rà soát lại hồ sơ vụ án và đã phát hiện ra thêm một tình tiết ngoại phạm của Hồ Duy Hải. Cụ thể, nếu xem xét lại biên bản khám nghiệm hiện trường và các tài liệu về pháp y thì cho thấy hung thủ sát hại nữ nhân viên bưu điện Cầu Voi chắc chắn thuận tay trái.

“Đó là thông qua cơ chế hướng vết cắt trên cổ hai nạn nhân, cho thấy hung thủ sát hại hai nữ nhân viên chắc chắn phải là người thuận tay trái. Trong khi đó, tử tù Hồ Duy Hải là người thuận tay phải”, luật sư Trần Hồng Phong chia sẻ với báo giới.

Theo luật sư Trần Hồng Phong, sau khi vụ án xảy ra, ngày 14/1/2008, cơ quan điều tra đã cho khám nghiệm tử thi và giám định pháp y tử thi thể của 2 nạn nhân Nguyễn Thị Ánh Hồng (23 tuổi) và Nguyễn Thị Thu Vân. Theo đó, kết quả cho thấy hai nạn nhân đều bị cắt rất sâu ở vùng cổ. Đường cắt của nạn nhân Hồng là từ trái sang phải, nạn nhân Vân có hướng vết cắt từ phải sang trái.

Sau đó hai tháng, Hồ Duy Hải bị bắt và bị đưa ra truy tố, xét xử sau khi bị xác định chính Hải là hung thủ duy nhất, “đã dùng tay phải cầm dao cắt cổ hai nạn nhân từ phía trước”.

Tuy nhiên, theo luật sư Trần Hồng Phong, khi xem xét hướng vết cắt trên cổ hai nạn nhân, về mặt khoa học pháp y hoàn toàn xác định được hung thủ thuận tay trái.

Ngoài ra, luật sư Phong phân tích, đối với nạn nhân Hồng, khi bản giám định pháp y xác định trên cổ nạn nhân Hồng còn có vết cắt hướng từ trái sang phải, như vậy, nếu nếu hung thủ ngồi trên người nạn nhân, hướng phía trước và đối diện (giống tư thế của Hồ Duy Hải khi thực nghiệm điều tra và khai) cắt cổ nạn nhân, và có hướng cắt như từ trái sang phải thì chắc chắn hung thủ sẽ phải là người thuận tay trái.

Việt Nam xử giám đốc thẩm vụ tử tù Hồ Duy Hải: Chờ phán quyết từ Chánh án Nguyễn Hòa Bình

Trong khi đó, Hồ Duy Hải là người thuận tay phải và theo thực nghiệm vụ án, Hải “tay trái cầm tóc nạn nhân, tay phải cầm dao lồng phía dưới tay trái cắt đi cắt lại 2 cái vào cùng cổ của Hồng làm đứt cổ họng”, thì không thể gây ra vết cắt có hướng từ trái qua phải trên cổ nạn nhân Hồng.

Vì Hồ Duy Hải là người thuận tay phải, vì vậy, luật sư Trần Hồng Phong cho rằng đây chính là tình tiết ngoại phạm mới của Hồ Duy Hải.

Ngày 8 tháng 5, Hội đồng Thẩm phán (HĐTP) TAND Tối cao đã ban hành phán quyết giám đốc thẩm sau ba ngày tranh luận với đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) Tối cao liên quan đến các tình tiết vụ án, thủ tục tố tụng và kết luận bản án vụ Hồ Duy Hải.

Theo đó, HĐTP Tòa Tối cao đã bác kháng nghị của Viện trưởng VKSND Tối cao về hủy án sơ thẩm, phúc thẩm, tiến hành điều tra lại vụ việc, đồng thời Tòa Tối cao cũng đã giữ nguyên án tử hình đối với Hồ Duy Hải liên quan đến cái chết của hai nữ nhân viên bưu điện Cầu Voi, tỉnh Long An trong vụ án mạng tối ngày 13 tháng 1 năm 2008.

Thảo luận