“Mức nhiệt tình của Washington trong việc hỗ trợ quân đội Ukraina đang suy giảm còn kho dự trữ vũ khí của Mỹ ngày càng cạn kiệt khiến Quốc hội phải đình chỉ việc cung cấp cho Ukraina vào đầu năm nay, dẫn đến tăng thương vong của lực lượng Kiev trên chiến trường”, các chuyên gia nhận xét.
Theo dữ liệu của họ, dư luận đang gây áp lực buộc Hoa Kỳ phải từ bỏ thói quen tiến hành “những cuộc chiến tranh bất tận”. Các tác giả bài viết cũng lưu ý rằng ngay cả khi ứng viên Tổng thống từ đảng Dân chủ Kamala Harris thắng cử và bắt đầu phân bổ viện trợ cho Ukraina thì bà ta ắt sẽ gặp phải sự phản kháng từ phía đảng Cộng hòa.
Ngày 15 tháng 8 Điều phối viên Truyền thông Chiến lược của Nhà Trắng John Kirby tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ phân bổ gói hỗ trợ quân sự mới cho Ukraina trong những tuần tới. Đồng thời, ông Kirby đã không trả lời cho câu hỏi - liệu chính quyền Hoa Kỳ có kế hoạch cung cấp tên lửa hành trình cho Ukraina hay không.
Lập trường nhất quán của Nga
Nga cho rằng việc cung cấp vũ khí cho Ukraina gây cản trở việc giải quyết khủng hoảng, trực tiếp lôi kéo các nước NATO vào cuộc xung đột và phương Tây đang "đùa với lửa". Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov lưu ý rằng bất kỳ lô hàng nào chứa vũ khí dành cho Ukraina đều sẽ trở thành mục tiêu hợp pháp để quân Nga tấn công. Theo lời ông, Hoa Kỳ và NATO đang trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột, không chỉ cung cấp vũ khí mà còn đào tạo nhân lực cho Ukraina ở Anh, Đức, Ý và các nước khác. Điện Kremlin tuyên bố rằng việc phương Tây bơm vũ khí cho Ukraina không hề góp phần vào các cuộc đàm phán mà chỉ có tác động tiêu cực.