Cựu Thủ tướng Bangladesh cho rằng Mỹ có liên quan đến việc bà phải từ chức

© AFP 2023 / Giuseppe Cacace Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina
Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.08.2024
Đăng ký
Cựu Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina tin rằng Hoa Kỳ có liên quan đến việc bà từ chức vì bà từ chối giao đảo St. Martin của Bangladesh cho họ để xây dựng căn cứ quân sự, theo nội dung bức thư của Hasina mà tờ Economic Times có được.
Fisrtpost trước đó đưa tin Mỹ đề nghị thuê đảo St. Martin để xây dựng căn cứ không quân và hải quân. Theo ấn phẩm, hòn đảo này nằm ở Vịnh Bengal và là phần cực nam của Bangladesh.

“Tôi đã từ chức thủ tướng. Lẽ ra tôi có thể vẫn nắm quyền nếu từ bỏ chủ quyền đảo St. Martin và cho phép Mỹ kiểm soát Vịnh Bengal”, - như lá thư của Hasina viết sau đó.

Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.08.2024
Thủ tướng Bangladesh đã từ chức xin tị nạn ở Anh
Theo ấn phẩm, Hasina cáo buộc Mỹ tổ chức vụ từ chức của bà do tranh chấp đảo St. Martin.
Vào thứ Hai, ngày 5 tháng 8, Hasina rời dinh thự chính thức của mình ở Dhaka để đến một nơi an toàn hơn trong bối cảnh tình trạng bất ổn. Kênh truyền hình News18 đưa tin Hasina từ chức và bay tới thành phố Agartala của Ấn Độ. The Hindu viết rằng cựu thủ tướng đang xin tị nạn ở Anh. Người đoạt giải Nobel Hòa bình năm 2006, Tiến sĩ Muhammad Yunus đã chính thức được bổ nhiệm làm người đứng đầu chính phủ lâm thời của Bangladesh. Bản thân ông và toàn bộ thành phần chính phủ lâm thời đã tuyên thệ nhậm chức vào ngày 8 tháng 8.
Các cuộc biểu tình và mít tinh chống chính phủ của Sheikh Hasina đã bắt đầu nổ ra ở Dhaka và trên khắp đất nước vào tuần trước và ngày càng gia tăng sau thông báo về "hành động bất hợp tác" kéo dài nhiều ngày với chính quyền do Phong trào sinh viên chống phân biệt đối xử phát động vào ngày 4 tháng 8. Đụng độ giữa sinh viên chống chính phủ, cảnh sát và những người ủng hộ chính phủ leo thang thành bạo loạn. Trong toàn bộ thời gian biểu tình và bất ổn ở Bangladesh, theo ước tính của truyền thông địa phương, hơn 400 người đã thiệt mạng. Việc chấm dứt hoàn toàn tình trạng bất ổn đã trở thành ưu tiên hàng đầu của chính phủ lâm thời vừa tuyên thệ nhậm chức hôm thứ Năm.
Biểu tình chống chính phủ ở Bangladesh - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.08.2024
Hàng nghìn người biểu tình xông vào dinh Thủ tướng Bangladesh
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала