Nga là một trong số ít quốc gia ngăn được phương Tây hủy diệt CHDCND Triều Tiên
© Sputnik / Ekaterina Chesnokova / Chuyển đến kho ảnhNgười phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova (EEF 2024)
© Sputnik / Ekaterina Chesnokova
/ Đăng ký
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova khi bình luận về mối quan hệ giữa Nga và CHDCND Triều Tiên, chỉ ra rằng Liên bang Nga là một trong số ít các quốc gia không cho phép “giải quyết triệt để vấn đề Bắc Triều Tiên” theo phương thức của phương Tây.
“Ở đây tôi muốn đặc biệt nhấn mạnh đến sự nhất quán trong lập trường của Nga đối với tình hình xung quanh Bắc Triều Tiên và Bán đảo Triều Tiên nói chung. Lập trường này được xây dựng trên cơ sở hiểu biết về lịch sử khu vực, trên cơ sở hiểu rõ điều gì sẽ thực sự dẫn đến giải pháp, hiểu rằng việc để cho những hệ tư tưởng ngoại lai, giả tạo mà phương Tây theo đuổi chiếm ưu thế là không thể chấp nhận được”, - bà nói tại phiên họp EEF 2024.
Bán đảo Triều Tiên về mặt kỹ thuật vẫn đang trong tình trạng chiến tranh vì Chiến tranh Triều Tiên kết thúc bằng một hiệp định đình chiến thay vì hiệp ước hòa bình. Nó được ký bởi một bên là tư lệnh quân đội CHDCND Triều Tiên và Trung Quốc, bên kia là Hoa Kỳ dưới cờ Liên hợp quốc. Hoa Kỳ từ chối ký hiệp ước hòa bình với CHDCND Triều Tiên và vẫn duy trì hàng nghìn binh sĩ ở phía nam Bán đảo Triều Tiên.
“Và tất nhiên là bảo vệ các nguyên tắc cao cả về công lý, pháp luật, tính hợp pháp. Trên thực tế, có thể nói chúng tôi là một trong số ít nước không cho phép giải quyết – theo phương thức kinh điển của phương Tây - “vấn đề Bắc Triều Tiên một cách triệt để” như họ mong muốn", - bà Zakharova nói thêm.
“(Phương thức của phương Tây) không nhằm mục đích giải quyết vấn đề nói trên mà là làm sao để không có một đất nước nào, không có một dân tộc nào trên trường quốc tế được tồn tại với tư cách có chủ quyền, độc lập và lợi ích quốc gia của riêng họ”, - người phát ngôn BNG Nga kết luận.
Tháng 7 năm 1972, Tuyên bố chung giữa miền Bắc và Nam Triều Tiên được ký kết, trong đó đề ra những nguyên tắc cơ bản tiến tới thống nhất - độc lập, không dựa vào lực lượng bên ngoài; một cách hòa bình; dựa trên cơ sở “đại đoàn kết dân tộc”. Bình Nhưỡng nhìn nhận sự thống nhất đất nước thông qua việc thành lập một liên bang (Liên bang Cộng hòa Dân chủ Triều Tiên) theo công thức “một quốc gia, một nhà nước – hai chế độ, hai chính phủ”. Năm 1991, CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc đã ký kết Thỏa thuận về hòa giải, bất tương xâm và giao lưu hợp tác liên Triều, vào năm 1992 họ đã thông qua Tuyên bố chung về phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.
Sau khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc (1950-1953) và cho đến cuối những năm 1980, chính sách của Liên Xô đối với Bán đảo Triều Tiên mang tính chất đơn phương: Liên Xô vẫn trung thành với các cam kết đồng minh của mình đối với CHDCND Triều Tiên, không công nhận Hàn Quốc. Sự thay đổi chính sách đối với Bán đảo Triều Tiên xảy ra vào cuối những năm 1980: Moskva trong thời kỳ cải tổ và đưa “tư duy mới” vào chính sách đối ngoại của Liên Xô, đã từ bỏ sự ủng hộ vô điều kiện đối với CHDCND Triều Tiên trong cuộc đối đầu với Hàn Quốc và Hoa Kỳ và bắt đầu cải thiện quan hệ với Hàn Quốc. CHDCND Triều Tiên dần tách xa Liên Xô và bắt đầu có thái độ hết sức nghi ngờ đối với các sáng kiến ngoại giao của Liên Xô nhằm giải trừ quân bị đơn phương và xích lại gần phương Tây.