Tại sao bão dữ tàn phá nặng hơn: Do chính sách khí hậu của các nước phát triển

© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Quốc KhánhLũ trên sông, suối tại Lào Cai tiếp tục dâng cao do chịu ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3
Lũ trên sông, suối tại Lào Cai tiếp tục dâng cao do chịu ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3 - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.09.2024
Đăng ký
Tuần qua, Việt Nam trở thành tâm điểm chú ý của truyền thông thế giới vì nguyên nhân bi thảm: Bão Yagi. Là cơn bão mạnh nhất ở châu Á năm nay, Yagi đã là cơn bão dữ nhất đối với Việt Nam trong hai thập kỷ qua.
Sau khi đi qua miền nam Trung Quốc và Philippines, Thái Lan, Myanmar và Lào, cơn bão Yagi đã gây thiệt hại lớn nhất ở Việt Nam: tính đến ngày thứ Sáu, có 233 người thiệt mạng, hơn 100 người mất tích và hơn 800 người bị thương.
Các hãng thông tấn và ấn phẩm hàng đầu ở phương Tây và phương Đông đều đăng tin hàng ngày về Việt Nam, như thể tin nóng từ chiến địa của các hoạt động quân sự, mỗi lúc lại thêm những thông báo về con số thương vong và cảnh tàn phá mới do cơn bão gây ra cũng như hành động của chính quyền để cứu dân.
Báo chí Nga cũng đưa tin về cơn bão. Nhưng nổi bật ở trung tâm chú ý của truyền thông Nga vẫn là hai sự kiện quan trọng trên bình diện hợp tác Nga-Việt: chuyến thăm của phái đoàn Quốc hội Việt Nam do tân Chủ tịch Trần Thanh Mẫn dẫn đầu và phiên họp của Ủy ban liên Chính phủ Nga-Việt về hợp tác thương mại-kinh tế, khoa học-kỹ thuật và hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, khoa học và công nghệ. Chúng tôi sẽ phản ánh những nội dung này trong bài tổng quan truyền thống “Việt Nam trên báo chí nước ngoài”.
© AP Photo / Nguyen Anh Tuan/VNANgôi nhà bị ngập ở Lạng Sơn sau khi bão Yagi đi qua Việt Nam
Ngôi nhà bị ngập ở Lạng Sơn sau khi bão Yagi đi qua Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.09.2024
Ngôi nhà bị ngập ở Lạng Sơn sau khi bão Yagi đi qua Việt Nam

Bão ập đến và hoành hành

Bão Yagi làm hư hại hơn 140 nghìn ngôi nhà ở 26 tỉnh thành của Việt Nam. Mưa lớn gây lũ lụt và lở đất. Nước sông Hồng dâng lên đến mức cao nhất trong 20 năm. Ở miền Bắc Việt Nam, tổng cộng 130 nghìn người phải sơ tán và hơn 135 nghìn ngôi nhà bị hư hại. Thương tâm nhất là vụ lở đất ở tỉnh Lào Cai đã chôn vùi toàn bộ Làng Nủ gồm 37 ngôi nhà, khiến ít nhất 48 người thiệt mạng và 47 người mất tích. Tại tỉnh Phú Thọ, cây cầu thép Phong Châu bắc qua sông Hồng nước dâng cao bị sập, ném 10 ô tô và 2 xe máy xuống nước. Xe buýt chở 20 người bị lở đất cuốn trôi xuống suối ngập ở tỉnh miền núi Cao Bằng.
Cơn bão cũng làm hư hại nhiều nhà máy và kho tàng tại các trung tâm công nghiệp định hướng xuất khẩu ven biển phía đông Hà Nội, buộc các cơ sở này phải đóng cửa và đe dọa chuỗi cung ứng toàn cầu. Như Bộ Nông nghiệp Việt Nam thông báo, lũ lụt đã phá hủy hơn 250 nghìn hec-ta hoa màu và một lượng lớn vật nuôi. Bão làm gián đoạn tuyến cấp điện, lột bay mái một số nhà máy ở Hải Phòng và Quảng Ninh, khiến hoạt động sản xuất phải ngừng trệ.
Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.09.2024
Chính phủ Nga sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi
Thủ đô Hà Nội hứng chịu nạn lũ lụt tồi tệ nhất trong hai thập kỷ qua. Đường phố ngập nước, mọi người di chuyển trong cảnh lội nước ngập tới cổ. Hàng nghìn dân được sơ tán. Bão quật dữ dội làm bật gốc 25.000 cây xanh trên khắp thành phố. Các chuyên gia xác nhận rằng những trận bão như Yagi đang có xu hướng trở nên mạnh hơn và nguy hiểm hơn, do hiện tượng nóng lên toàn cầu khi nước biển ấm hơn cung cấp nhiều năng lượng hơn để ủ bão, dẫn đến gió mạnh hơn và mưa nặng hơn.
Theo một nghiên cứu được công bố hồi tháng 7, biến đổi khí hậu đang khiến các cơn bão hình thành gần bờ biển hơn, mạnh hơn, nhanh hơn và quần thảo trên đất liền lâu hơn. Các nước phát triển phải chịu trách nhiệm lịch sử lớn nhất về cuộc khủng hoảng khí hậu do con người gây ra, trong khi các nước đang phát triển và các quốc đảo nhỏ phải gánh chịu những hậu quả tồi tệ nhất, tài liệu nhận xét.
Lũ trên sông, suối tại Lào Cai tiếp tục dâng cao do chịu ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3 - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.09.2024
Bão Yagi ở Việt Nam khiến 324 người thiệt mạng

Đối với Nga, Việt Nam không chỉ thuần tuý là đối tác chiến lược

Trong chuyến thăm chính thức tới Nga – chuyến công du đầu tiên sau khi nhậm chức Chủ tịch Quốc hội Việt Nam - ông Trần Thanh Mẫn đã gặp các lãnh đạo lưỡng viện Quốc hội Nga - Duma Quốc gia và Hội đồng Liên bang. Vị thượng khách Việt Nam cũng hội kiến với Tổng thống Nga Vladimir Putin và tham dự kỳ họp thứ III của Ủy ban liên nghị viện về hợp tác giữa Duma Quốc gia Nga và Quốc hội Việt Nam. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gửi lời chia buồn về hậu quả của cơn bão Yagi tàn phá Việt Nam, đồng thời bày tỏ hy vọng rằng Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm sẽ tới dự hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Kazan.
Cổng thông tin của Duma Quốc gia Nga dẫn lời phát biểu Chủ tịch Duma Quốc gia Vyacheslav Volodin:
“Đối với nước Nga chúng tôi, Việt Nam không chỉ đơn thuần là một đối tác chiến lược. Việt Nam là đất nước đã cùng chúng tôi trải qua chặng đường thử thách rất dài, là đất nước anh dũng bảo vệ chủ quyền của mình nên hiểu rõ thế nào là thách thức và lệnh trừng phạt cấm vận. Chúng tôi và các bạn đang nói cùng một ngôn ngữ, chúng ta có tiếng nói chung".
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Duma Quốc gia Quốc hội LB Nga  - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.09.2024
Chủ tịch Duma Quốc gia: Quan hệ Nga và Việt Nam đang phát triển năng động
Ông Trần Thanh Mẫn trân trọng đánh giá cao kết quả công tác của Ủy ban liên nghị viện trong sự nghiệp tăng cường liên hệ song phương trong lĩnh vực kinh tế, quốc phòng, an ninh và các lĩnh vực hợp tác quan trọng khác. Lãnh đạo các Uỷ ban Duma phát biểu về tình hình hợp tác Nga-Việt trong thương mại, năng lượng, khoa học-giáo dục và du lịch.
Cổng thông tin của Bộ Khoa học và Giáo dục Liên bang Nga thông báo bổ sung thêm 8 trường đại học Nga vào đội ngũ Liên minh các trường Đại học Kỹ thuật Nga-Việt, cơ cấu được thành lập vào năm 2023. Từ giữa tháng 9 năm 2024, 30 nhân viên đầu tiên của các công ty Việt Nam sẽ trải qua khóa thực tập kéo dài ba tháng tại Nga trong khuôn khổ một tập đoàn trên cơ sở Đại học Nghiên cứu Năng lượng Quốc gia MEI, theo hướng “Kỹ thuật điện” và “Cơ học ứng dụng”. Cũng có thông báo về việc thành lập Hiệp hội các trường Đại học Kinh tế Nga-Việt. Ở giai đoạn đầu, Hiệp hội này gồm 5 trường đại học hàng đầu của Nga và Việt Nam chuyên đào tạo về kinh tế.
Cờ của Nga và Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.09.2024
Nga quyết tâm thúc đẩy toàn bộ tổ hợp quan hệ với Việt Nam
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала