Động thái bất ngờ của Fed có thể khiến Ngân hàng Nhà nước bị áp lực

© Sputnik / Vladimir Astapkovich  / Chuyển đến kho ảnhSở giao dịch
Sở giao dịch - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.09.2024
Đăng ký
Sau quyết định mạnh tay của Fed, tỷ giá được kiểm soát và hạ nhiệt giúp Chính phủ duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, theo UOB, việc Fed giảm lãi suất có thể làm tăng khả năng và áp lực đối với Ngân hàng Nhà nước để xem xét nới lỏng chính sách tiền tệ.

Fed giảm lãi suất gây bất ngờ

Như đã biết, ngày 18/9 (giờ địa phương, tức rạng sáng 19/9 giờ Việt Nam), Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã chính thức quyết định cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản.
Đây được xem là quyết định mạnh tay của Fed khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ lần đầu tiên giảm lãi suất sau 4 năm tăng liên tục và neo ở mức cao.
Quyết định này được Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) đưa ra trong bối cảnh cả thị trường lao động và lạm phát đều đang hạ nhiệt với mức cắt giảm được 0,5% - đưa lãi suất tiêu chuẩn về dao động trong khoảng 4,75% - 5%, báo hiệu lộ trình nới lỏng chính sách tiền tệ đang bắt đầu.
Theo đó, các nhà hoạch định chính sách kỳ vọng lãi suất chuẩn kết thúc năm 2025 ở mức từ 3,25% - 3,5%. Đến cuối năm 2026 lãi suất có thể thấp hơn 3%.
Tại báo cáo vừa công bố, Khối nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu, Ngân hàng UOB (Singapore), đánh giá, việc cắt giảm lãi suất mới đây của Fed và dự báo về các đợt cắt giảm tiếp theo trong năm 2024.
Những người đang đi xe máy qua trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở trung tâm thành phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.09.2024
Ngân hàng Nhà nước: Chưa xác thực sinh trắc học sẽ không được giao dịch thẻ online từ 2025
Trong cuộc họp Ủy ban Thị trường mở liên bang (FOMC) ngày 17 và 18-9, Fed đã quyết định giảm phạm vi mục tiêu của lãi suất mục tiêu Quỹ Liên bang (FFTR) 50 điểm cơ bản xuống phạm vi 4,75-5%.
Đây là mức cắt giảm sâu hơn so với kỳ vọng của UOB (là giảm 25 điểm cơ bản) và đánh dấu "khởi đầu tốt đẹp và mạnh mẽ" cho chu kỳ cắt giảm lãi suất của Fed. Chủ tịch FOMC lưu ý, Fed cũng đã bỏ phiếu cắt giảm lãi suất dự trữ vượt mức (IOER) 50 điểm cơ bản xuống 4,9% trong khi vẫn giữ nguyên thắt chặt định lượng (QT) không đổi.
Phân tích cụ thể hơn, ông Suan Teck Kin, Giám đốc Khối nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu của UOB nhận định, quyết định mới nhất của FOMC là một bất ngờ so với dự báo của chính UOB về kịch bản cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản trong bối cảnh kinh tế vẫn khá ổn định và lạm phát đang hạ nhiệt.
Sau cuộc họp FOMC vào tháng 9, UOB kỳ vọng Fed sẽ tiếp tục chu kỳ cắt giảm lãi suất trong các cuộc họp còn lại của năm 2024.
Các chuyên gia UOB dự báo sẽ cắt giảm 50 điểm cơ bản trong thời gian còn lại của năm 2024 (tức là sẽ có 2 lần cắt giảm 25 điểm cơ bản vào ngày 24-11 và ngày 24-12 của FOMC).
UOB cũng duy trì kỳ vọng cắt giảm 100 điểm cơ bản vào năm 2025 (một lần cắt giảm 25 điểm cơ bản mỗi quý).
Dự án chung cư nhà ở xã hội Khu đô thị xanh Bàu tràm Lakeside - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.08.2024
Các khoản vay mua nhà ở xã hội sẽ được giảm 3-5% lãi suất

Ảnh hưởng đến Việt Nam

Đối với vấn đề việc cắt giảm lãi suất của Fed sẽ ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam, ông Suan Teck Kin lưu ý, bất chấp tác động của cơn bão vừa qua và tỷ giá VNĐ phục hồi đáng kể kể từ tháng 7.
UOB vẫn kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước sẽ duy trì lãi suất chính sách chủ chốt trong phần còn lại của năm 2024, vì NHNN vẫn để mắt đến những rủi ro về lạm phát.
Tính từ đầu năm đến tháng 8, CPI chung tăng 4% so với cùng kỳ năm trước tính, chỉ thấp hơn một chút so với mục tiêu 4,5%. Áp lực tăng giá có thể mạnh hơn sau sự gián đoạn đối với sản lượng nông nghiệp, vì thực phẩm chiếm 34% trọng số CPI.
Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ áp dụng một cách tiếp cận có mục tiêu hơn để hỗ trợ các cá nhân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng trong khu vực của họ, thay vì triển khai một công cụ rộng rãi trên toàn quốc như cắt giảm lãi suất.
“Do đó, chúng tôi dự đoán NHNN sẽ duy trì lãi suất tái cấp vốn ở mức 4,5% hiện tại trong khi tập trung vào việc tạo điều kiện cho tăng trưởng tín dụng và các biện pháp hỗ trợ khác”, ông Suan Teck Kin nhìn nhận.
Tuy nhiên, việc cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản được Fed công bố tại cuộc họp tháng 9 có thể làm tăng khả năng và áp lực đối với Ngân hàng Nhà nước để xem xét nới lỏng chính sách một cách tương tự.
Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn có chuyến thăm chính thức Liên bang Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.09.2024
Thông qua kế hoạch hành động năm 2024-2025 với nhiều nhiệm vụ cụ thể

Tích cực

Các chuyên gia từ Công ty cổ phần Chứng khoán Tiên Phong (TPS), việc Fed cắt giảm lãi suất, tỷ giá USD/VND được kỳ vọng hạ nhiệt dần và có thể giảm so với đầu năm.
Tuy nhiên, xuất khẩu đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Vì vậy, để hỗ trợ xuất khẩu, các nhà điều hành sẽ không để tỷ giá USD/VND giảm sâu và giảm quá lâu.
TPS kỳ vọng tỷ giá USD/VND sẽ tiếp tục giảm, nhưng sẽ phục hồi sau đó và giữ khoảng 2% - 3% ở thời điểm cuối năm 2024.
Đơn vị nghiên cứu cũng nhận định tỷ giá hạ nhiệt, thị trường tiền tệ ổn định hơn, nên các nhà điều hành cũng có nhiều dư địa hơn để điều hành chính sách tiền tệ và tài khóa.
TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV cũng nhấn mạnh, quyết định hạ lãi suất của Fed giúp giảm áp lực tỷ giá.
Việc Fed giảm lãi suất sẽ khiến đồng USD xuống giá so với hầu hết các đồng tiền khác (trong đó có VND) làm giảm sức ép tỷ giá USD/VND. Thực tế là thị trường đã chiết khấu một phần lớn, tỷ giá hạ nhiệt từ mức tăng khoảng 4,9% hồi cuối tháng 5/2024 xuống còn 1,6% hết ngày 18/9/2024. Dự báo tỷ giá USD/VND sẽ chỉ tăng khoảng 1,3-1,7% cả năm 2024.
Tỷ giá ổn định hơn góp phần giảm chi phí nhập khẩu trong khi tác động không nhiều đối với xuất khẩu của Việt Nam do cấu trúc nền kinh tế.
Nghiên cứu năm 2022 về mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2006-2021 của Nhóm nghiên cứu cho thấy mối quan hệ này là khá lỏng lẻo khi mà tỷ giá biến động tác động không nhiều đến xuất nhập khẩu của Việt Nam bởi xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là của khối doanh nghiệp FDI (chiếm trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2011-2022).
Sản phẩm túi da tiêu dùng trong nước và xuất khẩu của công ty Ladoda (ảnh tư liệu). - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.09.2024
Để đạt được tốc độ phát triển kinh tế cao Việt Nam cần phát triển nội lực
Để xuất khẩu, khối doanh nghiệp này phải nhập khẩu tương ứng (chiếm khoảng 55% tỷ trọng nhập khẩu của Việt Nam) cho dù tỷ giá thay đổi (khối doanh nghiệp này cũng có lợi thế về nguồn vốn USD từ công ty mẹ). Doanh nghiệp và các tổ chức tài chính ngày càng quan tâm, có nhiều công cụ hơn để kiểm soát rủi ro tỷ giá (bao gồm cả các công cụ phái sinh).
“Quyết định hạ lãi suất của Fed cũng góp phần ổn định mặt bằng lãi suất, giảm chi phí vốn nợ và đầu tư bằng ngoại tệ của doanh nghiệp tại Việt Nam”, các chuyên gia bày tỏ. Việc Fed giảm lãi suất sẽ làm cho lãi suất toàn cầu có xu hướng hạ nhiệt.
Tại Việt Nam, lãi suất ngoại tệ (nhất là bằng đồng USD và EUR) giảm, góp phần ổn định mặt bằng lãi suất nói chung (trong bối cảnh lãi suất huy động đang tăng), giảm chi phí vốn vay bằng ngoại tệ đối với cả vốn vay cũ và mới.
Ngoài ra, chi phí vốn vay của Chính phủ và doanh nghiệp FDI bằng ngoại tệ cũng giảm một phần. Điều này vừa góp phần giảm rủi ro nợ vay vừa kích cầu tín dụng, đầu tư trong thời gian tới.

Dòng tiền đổ vào chứng khoán

Công ty cổ phần Chứng khoán Agribank (Agriseco) cũng đồng tình rằng, do tỷ giá đã hạ nhiệt từ đầu tháng 7 và việc Fed giảm lãi suất sẽ giúp giảm áp lực lên tỷ giá và áp lực rút ròng của khối ngoại.
Dù thanh khoản vẫn còn khiêm tốn, nhưng có nhiều tín hiệu cho thấy thị trường chứng khoán đang diễn biến tích cực hơn khi điểm số tăng và khối ngoại trở lại mua ròng trong những phiên gần đây.
Cảnh TP.HCM - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.09.2024
Việt Nam tiến vào top nền kinh tế thế giới nhưng đừng để bị “thôi miên”
“Thị trường chứng khoán có phản ứng tích cực với các diễn biến tăng trưởng vĩ mô. Bên cạnh đó, việc lãi suất huy động ở mức thấp cũng sẽ “kích thích” dòng tiền chảy vào chứng khoán để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn”, giới nghiên cứu tin tưởng.
Agriseco dự báo về các cơ hội đầu tư đối với thị trường chứng khoán. Cụ thể, số liệu tăng trưởng kinh tế tiếp tục xu hướng tăng tích cực tạo cơ sở cho sự phục hồi kết quả kinh doanh các doanh nghiệp niêm yết.
Tỷ giá đã được kiểm soát và hạ nhiệt giúp Chính phủ duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Môi trường lãi suất duy trì ở mức thấp so với bình quân năm 2023 sẽ giúp giảm chi phí tài chính của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tín dụng đang được đẩy mạnh và định hướng tăng trưởng với 15% (cao hơn mức 14% của năm 2023) sẽ tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp gia tăng quy mô, doanh thu hoạt động.
Điều này cùng với cơ hội từ các nhóm ngành doanh nghiệp sẽ mở ra nhiều cơ hội cho thị trường chứng khoán.
Dù vậy, yếu tố rủi ro ở đây là Việt Nam phải trải qua bão lũ lớn nhất trong nhiều năm qua và gây nhiều thiệt hại về con người, kinh tế. Chuỗi cung ứng của một số hàng hóa thiết yếu có thể bị ảnh hưởng và tạo áp lực lên lạm phát các tháng tới.
Đồng nhân dân tệ - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.08.2024
Giới đầu tư Trung Quốc ồ ạt đổ tiền vào Việt Nam
Ngoài ra, tình hình vĩ mô quốc tế tiếp tục diễn biến phức tạp, Nhật Bản tăng lãi suất, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn gay gắt, rủi ro an toàn chuỗi cung ứng hàng hóa và triển vọng tăng trưởng kém tích cực của các nền kinh tế lớn…
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала