Việt Nam đổi nhiều lãnh đạo. Thủ tướng lên tiếng về việc bỏ Công an huyện

© Ảnh : TTXVN - Bùi Doãn TấnQuốc hội thảo luận về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 tăng trưởng đạt 8% trở lên
Quốc hội thảo luận về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 tăng trưởng đạt 8% trở lên - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.02.2025
Đăng ký
Nhiệm kỳ này thay đổi lãnh đạo nhiều, Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn chứng ở Trung ương thì nhiệm kỳ này đến Chủ tịch nước Lương Cường là 4 Chủ tịch nước. Đặc biệt sự ra đi của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Về mục tiêu tăng trưởng, Thủ tướng khẳng định, mình phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, cuộc sống ấm no của nhân dân. Tất cả rất khó nhưng phải làm, nhưng không có nghĩa làm liều, mà phải phân tích cơ sở khoa học.
Về việc bỏ Công an huyện là để tăng cường cán bộ ở cấp xã - cấp gần dân, hiểu dân nhất.

“Kỳ này đổi lãnh đạo nhiều”

Chiều 14/2, Quốc hội đưa ra thảo luận tại tổ về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên; chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh; các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận...
© Ảnh : TTXVN - Bùi Doãn TấnQuốc hội thảo luận ở tổ về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 tăng trưởng đạt 8% trở lên
Quốc hội thảo luận ở tổ về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 tăng trưởng đạt 8% trở lên - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.02.2025
Quốc hội thảo luận ở tổ về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 tăng trưởng đạt 8% trở lên
Phát biểu tại Tổ 8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, các nội dung này đều là yêu cầu khách quan trong bối cảnh tình hình hiện nay của Việt Nam. Đặc biệt khi tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, tác động đến nền kinh tế đất nước.

“Tôi cũng hay chia sẻ là chả có lúc nào bình yên được cả. Trong nhiệm kỳ này, từ đại dịch Covid, hậu quả đại dịch. Rồi lại có xung đột ở các khu vực trên thế giới, đứt gãy các chuỗi cung ứng, sản xuất. Sau đó là cú sốc về cơn bão Yagi. Tất cả tác động tới nền kinh tế nước ta”, Thủ tướng thẳng thắn.

Chính sách tiền tệ các nước thắt chặt lại, đẩy giá trị đồng tiền họ lên, trong khi thanh toán của chúng ta phụ thuộc đồng USD, Euro và một số đồng ngoài tệ khác, điều đó cũng tác động chính sách tài chính tiền tệ và tài khóa.
“Nhiệm kỳ này thay đổi lãnh đạo nhiều, riêng TP.HCM đến giờ này 3 đồng chí chủ tịch, 5 phó bí thư và một số tỉnh khác cũng thế. Ở Trung ương thì nhiệm kỳ này đến Chủ tịch nước Lương Cường là 4 Chủ tịch nước. Đặc biệt sự ra đi của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”, VOV dẫn lời Thủ tướng bộc bạch.
© Ảnh : TTXVN - Bùi Doãn TấnQuốc hội thảo luận về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 tăng trưởng đạt 8% trở lên
Quốc hội thảo luận về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 tăng trưởng đạt 8% trở lên - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.02.2025
Quốc hội thảo luận về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 tăng trưởng đạt 8% trở lên
Ông cũng chỉ rõ, đất nước ta quy mô nền kinh tế khiêm tốn, là nước đang phát triển, sức chống chịu còn có hạn, độ sâu chưa sâu mà độ mở thì cao.
Tại Đại hội Đảng XIII chúng ta đề ra "2 mục tiêu 100 năm" rất cao. Trong bối cảnh như thế, chúng ta phải vượt qua như thế nào? Thủ tướng đánh giá, năm 2024 vừa rồi chúng ta vượt qua tốt, dưới sự lãnh đạo của Đảng, thường xuyên, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư.
Sự đồng tình, phối hợp của nhân dân và doanh nghiệp, sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, kinh tế vĩ mô của chúng ta vẫn giữ ổn định, kiểm soát được lạm phát, thúc đẩy được tăng trưởng.
Các cân đối lớn của nền kinh tế đều đảm bảo, thu đủ chi, xuất đủ nhập, làm đủ ăn, lao động đảm bảo cho chuyển đổi. An ninh quốc phòng được tăng cường, củng cố; độc lập chủ quyền giữ vững, đối ngoại toàn diện, hội nhập sâu rộng, có những bước đi phù hợp, thực chất và hiệu quả. Xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, cải cách bộ máy hành chính theo Nghị quyết 18 được làm quyết liệt.
"Sáng nay, Bộ Chính trị họp đánh giá lại, vấn đề này cơ bản được nhân dân đồng tình ủng hộ, xã hội nhất trí, cả hệ thống chính trị vào cuộc làm rất nhanh, tinh thần là Trung ương làm gương, địa phương noi theo. Làm từ trên xuống dưới kết hợp làm từ dưới lên trên, cái gì khó làm sau, đi từ đơn giản đến phức tạp", Thủ tướng cho biết.
Thường trực Chính phủ triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau Tết - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.02.2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính nói điều bất ngờ về Nghị định 168

Khó mấy cũng phải làm

Về nhiệm vụ năm 2025, Thủ tướng nhấn mạnh việc bứt phá, tăng tốc, về đích.
Trong bối cảnh hiện nay và đỏi hỏi, yêu cầu của nhân dân, yêu cầu của sự phát triển cũng như "2 mục tiêu 100 năm" đặt ra là rất khó khăn.
“Khó mấy cũng phải làm, không làm không được”, Thủ tướng nói thẳng.
Hội nghị Trung ương 10 xác định năm nay tăng tưởng 6,5-7% đã khó khăn rồi, thậm chí lúc bão Yagi nhiều người khuyên Thủ tướng giảm mục tiêu tăng trưởng cho dễ phấn đấu. Nhưng, mình phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, vì hạnh phúc ấm no của nhân dân, "chứ không phải đặt mục tiêu vừa phải để phấn đấu cho dễ dàng".

“Càng khó khăn, càng áp lực càng phải nỗ lực - truyền thống của dân tộc chúng ta từ xưa đến nay, cũng là văn hoá cốt lõi của đất nước, càng khó khăn càng đoàn kết, thống nhất, và chúng ta đã vượt qua”, Thủ tướng cho biết.

Chính phủ thấy phải báo cáo Bộ Chính trị, báo cáo Trung ương năm 2025 phấn đấu các mục tiêu cao hơn, tăng trưởng nâng lên 8% trở lên chứ không phải chỉ có 6,5-7% và phấn đấu 7,5%. Vì tăng trưởng kéo theo nhiều chỉ số, tổng GDP, năng suất lao động...
“Cao hơn 8% là một thách thức rất lớn, vì bình quân thế giới năm nay thấp, dự báo chỉ hơn 3%; ASEAN phấn đấu 4,5%. Nhưng nếu chúng ta không đặt ra mục tiêu như thế mà tốc độ "cứ bình bình" thì rất khó đạt "2 mục tiêu 100 năm", Thủ tướng nói thẳng.
Thủ tướng chủ trì họp đẩy nhanh tiến độ Cảng hàng không quốc tế Long Thành - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.02.2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 cho Ngân hàng Nhà nước
Vừa qua sau Hội nghị Trung ương, Chính phủ có nghị quyết giao ngay nhiệm vụ tăng trưởng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các bộ, ngành có liên quan, trên cơ sở đề xuất của các địa phương.
Cả nước phải tăng tưởng, tất cả các ngành tăng trưởng, các địa phương và doanh nghiệp phải tăng trưởng thì chúng ta mới tăng trưởng được. Tất cả đều phải hành động, phải thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tập trung cho mục tiêu tăng trưởng.

Giải pháp

Ngoài các giải pháp trong báo cáo thì cũng phải để không gian sáng tạo cho các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, các chủ thể có liên quan.
Mọi người phải làm, tất cả các chủ thể liên quan, cả hệ thống chính trị đều vào cuộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Bên cạnh đó, phải đưa ra mục tiêu tín dụng cao, kết hợp các chính sách tài khoá: thuế, phí, lệ phí, thu - chi ngân sách...; tăng thu giảm chi, có chính sách thuế khoá ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp; về chính sách tài khoá, tiền tệ có thể phải hy sinh một phần lạm phát cao hơn một chút...
Cùng với đó, phải thúc đẩy đầu tư công; đầu tư công phải dẫn dắt đầu tư tư. Đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược: tháo gỡ vướng mắc về thể chế, phát triển hạ tầng, chú trọng nguồn nhân lực.
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, vừa làm mới động lực tăng trưởng truyền thống song cũng thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa động lực tăng trưởng mới dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo để tăng năng suất lao động, phát triển nhanh, bền vững, đảm bảo các sản phẩm phải đi tắt, đón đầu, tháo gỡ thể chế về đầu tư...
Thủ tướng cũng nhấn mạnh vai trò của việc tổ chức thực hiện, mà đường dây 500kW vừa rồi là một kinh nghiệm.
“Nếu để dềnh dang phải 3-4 năm, nhưng chúng ta tập trung rút ngắn chỉ 6 tháng thôi, đó là do tổ chức thực hiện. Hay việc tăng điện năng sử dụng lên 12%, phù hợp với tăng trưởng nhưng chúng ta không bị thiếu điện. Việc tổ chức thực hiện rất khoa học, có kinh nghiệm, rất bản lĩnh. Cái này không chỉ Trung ương mà các bộ, ngành, địa phương đều phải làm. Nói tóm lại, phải đoàn kết, nhất trí, đã thống nhất rồi chỉ bàn làm chứ không bàn lùi, chỉ có tiến chứ không lùi”, Thủ tướng nhất quán.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.01.2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm nhà cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tại sao vừa qua chúng ta quyết định bỏ Công an cấp huyện?

Muốn đất nước thực hiện được "2 mục tiêu 100 năm" thì ngay từ bây giờ phải cải cách tổ chức bộ máy, không phải là chỉ cải cách một cách cơ học, mà mục tiêu là nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức bộ máy; giảm thủ tục hành chính; bỏ cơ chế "xin - cho".
Từ tổ chức bộ máy này, bố trí, sắp xếp nhân sự cho phù hợp, nâng cao chất lượng và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức cho phù hợp, tăng cường hướng dẫn cơ sở.
“Tại sao vừa qua chúng ta quyết định bỏ Công an cấp huyện?”, ông lý giải rằng, chúng ta bỏ cấp huyện để tổ chức lại, một số rút lên tỉnh nhưng đa số chuyển xuống cấp cơ sở - cấp gần dân nhất.
Thủ tướng mong các đại biểu Quốc hội ủng hộ các chủ trương, tất cả vì sự phát triển của đất nước.
“Việc gì chả xảy ra ở cơ sở, đại dịch COVID-19 cũng ở cơ sở. Nói tóm lại chúng ta vì dân, vì hạnh phúc, ấm no của nhân dân. Mà nhân dân ở đâu? Nhân dân chủ yếu ở cơ sở, ở xã, phường. Chúng ta đặt mục tiêu vì nước, vì dân, vì hạnh phúc, ấm no của nhân dân thì chúng ta phải chăm lo cho nhân dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, khám chữa bệnh, giáo dục, đào tạo, y tế... Tăng cường cho cơ sở để lo cho dân”, theo Thủ tướng.
Thủ tướng khẳng định, việc cải cách bộ máy hành chính lần này hay bộ máy của Đảng cũng nhằm phục vụ cho phát triển, cuối cùng là người dân phải được hạnh phúc, ấm no, đất nước phải hùng cường, thịnh vượng, văn minh, giàu mạnh.
“Vừa qua chúng ta làm đồng bộ và từ giờ đến cuối năm còn nhiều việc làm. Việc này đòi hỏi sự đồng thuận cả hệ thống chính trị, sự vào cuộc của người dân, doanh nghiệp, sự ủng hộ của bạn bè quốc tế. Khi chúng ta đã xác định phải làm thì chúng ta phải quyết tâm, đoàn kết, thống nhất, đã nói là làm, đã làm là phải thực hiện, phải ra của cải vật chất, sản phẩm cụ thể thì mới mang lại hạnh phúc, ấm no cho nhân dân...”, Thủ tướng kết luận.
Quang cảnh phiên họp. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.02.2025
Việt Nam: Chuyện bé cũng phải Thủ tướng, Nhà nước không nên ôm việc nhiều quá
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала