Việt Nam đã 5 lần sửa đổi Hiến pháp, vì sao vẫn cần phải sửa thêm?

© AP Photo / Dita AlangkaraKhẩu hiệu Đảng Cộng sản Việt Nam trên đường phố thành phố Hồ Chí Minh
Khẩu hiệu Đảng Cộng sản Việt Nam trên đường phố thành phố Hồ Chí Minh  - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.03.2025
Đăng ký
Hiến pháp là đạo luật gốc, rất quan trọng nhưng không phải bất biến mà cần được sửa đổi bổ sung phù hợp với sự phát triển của xã hội và lợi ích nhân dân. Đến nay, Việt Nam đã có 5 lần sửa đổi Hiến pháp.
Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất 2/3 số ĐBQH tán thành. Đồng thời, Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất 2/3 tổng số ĐBQH biểu quyết tán thành.
Theo GS. Trần Ngọc Đường, lần này nếu bỏ cấp trung gian, không tổ chức chính quyền cấp huyện theo định hướng nghiên cứu của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, yêu cầu đặt ra là phải nghiên cứu sửa đổi Hiến pháp.

Vì sao Việt Nam phải sửa Hiến pháp lúc này?

Như Sputnik đã đưa tin, tại Việt Nam, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành Kết luận số 127 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Theo đó, nhà cầm quyền Việt Nam đang nghiên cứu định hướng sáp nhập một số tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số xã và thực hiện mô hình địa phương 2 cấp bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Tuy nhiên, để thực hiện mô hình chính quyền 2 cấp chỉ gồm cấp tỉnh và cấp xã, Việt Nam sẽ phải sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản quy phạm pháp luật, trong đó đầu tiên là Hiến pháp.
Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam quy định, chính quyền địa phương được tổ chức theo 3 cấp gồm cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và cấp xã, phường, thị trấn.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì họp giao ban với các cơ quan của Quốc hội  - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.03.2025
Quốc hội nghiên cứu sửa một số điều của Hiến pháp
Hiến pháp cũng quy định, việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương và theo trình tự, thủ tục do luật định.
Hôm qua (4/3), tại phiên họp giao ban với các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cũng lưu ý về khối lượng công việc thời gian tới còn rất bộn bề với định hướng của Trung ương đó là nghiên cứu sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị các ủy ban, cơ quan của Quốc hội tiếp tục nỗ lực cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao.
“Trọng tâm là nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị”, ông Trần Thanh Mẫn chỉ đạo.
Cùng với đó là nghiên cứu, đề xuất sửa đổi một số luật, nghị quyết liên quan như Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân của Việt Nam.
Người đứng đầu Quốc hội cũng yêu cầu các cơ quan của Quốc hội phối hợp với cơ quan của Chính phủ nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật, văn bản, nghị định về cơ chế, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bị ảnh hưởng do sắp xếp đơn vị hành chính ở địa phương.
Kể từ khi thành lập nước, Việt Nam đã có 5 lần sửa đổi Hiến pháp (Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), Hiến pháp 2013).
Báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam dẫn ý kiến của GS Trần Ngọc Đường, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, trong lần này, nếu bỏ cấp trung gian, không tổ chức chính quyền cấp huyện theo định hướng nghiên cứu của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, yêu cầu đặt ra là phải nghiên cứu sửa đổi Hiến pháp.
“Sửa Hiến pháp 1 - 2 điều thì Quốc hội ra Nghị quyết rồi tiến hành sửa. Đối với cấp huyện, chúng ta tiến hành sáp nhập các huyện trên cơ sở tương đồng nhau, đảm bảo các tiêu chí Trung ương đề ra như dân số, diện tích, điều kiện môi trường để cùng nhau phát triển”, VOV trích ý kiến của GS Trần Ngọc Đường lưu ý.
Theo Kết luận số 127 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư thì Đảng uỷ Quốc hội được giao chủ trì, phối hợp với Đảng uỷ Chính phủ nghiên cứu việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp với phạm vi là “các vấn đề về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị”.
Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Đảng bộ các cơ quan Đảng Trung ương nhiệm kỳ 2020 - 2025 - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.03.2025
Việt Nam: Tạm dừng Đại hội cấp huyện, xã, sửa Hiến pháp để sáp nhập một số tỉnh

Sửa Hiến pháp nên nhìn tổng thể hơn

Hiến pháp là đạo luật gốc, rất quan trọng của mỗi quốc gia, đây cũng là văn bản pháp luật cao nhất điều chỉnh các quan hệ chủ đạo, có tính nguyên tắc và nền tảng nhất của đời sống xã hội với quy trình làm và sửa đổi rất chặt chẽ.
Tuy nhiên, Hiến pháp không phải là bất biến, mà cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với sự phát triển của xã hội và lợi ích nhân dân.
Đài truyền hình Việt Nam nêu quan điểm của PGS.TS. Trương Hồ Hải (Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) cho rằng, khi đã sửa hiến pháp thì nên nhìn một cách tổng thể hơn, không nên chỉ sửa duy nhất cái liên quan đến cái cấp huyện.
“Vì sau này nó còn liên quan đến cả tổ chức hoạt động của tòa án, Hiến pháp quy định, tổ chức hoạt động của Viện Kiểm sát mà chúng ta cũng đang có định hướng sửa đổi. Nếu nhiều thiết chế mới cần thiết phải ra đời và thay đổi lớn thì chúng ta cũng có thể có một bản hiến pháp theo tinh thần mới”, chuyên gia nhấn mạnh khi trả lời phỏng vấn VTV.
Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng trước đó cũng nhấn mạnh, việc tổ chức sắp xếp bộ máy chính quyền địa phương có định hướng, lộ trình cụ thể.
Tinh thần là sáp nhập mạnh mẽ ở cấp xã; tổ chức lại chính quyền địa phương theo hướng 2 cấp (gồm cấp tỉnh và cấp xã) và sáp nhập địa giới hành chính một số tỉnh.
“Tinh thần vừa nghiên cứu các tiêu chí theo hướng kỹ lưỡng, thận trọng... nhưng phải thực hiện trong thời gian nhanh để kịp tổ chức Đại hội”, ông nói.
Để tổ chức lại thì phải tiếp tục sáp nhập các xã; sáp nhập địa giới hành chính các tỉnh.
“Chúng ta phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Việc này chúng ta đã làm nhiều năm, có tổng kết đánh giá và có đầy đủ cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học cơ sở thực tiễn rồi quan trọng nhất việc sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị phải đạt đến được mục tiêu là tạo không gian để các địa phương và đất nước chúng ta phát triển”, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nhấn mạnh.

Sửa Hiến pháp như thế nào?

Quy trình sửa đổi Hiến pháp được quy định rõ trong Điều 120 của Hiến pháp năm 2013.
Tại cuộc họp báo của Văn phòng Chủ tịch nước mới đây, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Phương Thuỷ cũng lưu ý, nếu triển khai sắp xếp, bỏ cấp huyện thì chắc chắn phải tính đến sửa Hiến pháp.
“Nếu có chỉ đạo về việc triển khai sắp xếp, bỏ cấp huyện thì chắc chắn phải tính đến sửa Hiến pháp, bởi điều 110 Hiến pháp hiện đang nói rất rõ về hệ thống đơn vị hành chính của Việt Nam. Trong trường hợp cần sửa Hiến pháp sẽ thực hiện quy định tại điều 120 của Hiến pháp”, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội cho hay.
Điều 120 của Hiến pháp quy định, Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp.
“Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất 2/3 số ĐBQH tán thành”, Hiến pháp quy định.
 Thành phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.02.2025
Việt Nam có thể cần sửa Hiến pháp nếu muốn bỏ cấp huyện
Sau đó, Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp. Thành phần, số lượng thành viên, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo Hiến pháp, tổ chức lấy ý kiến nhân dân và trình Quốc hội dự thảo Hiến pháp.
Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất 2/3 tổng số ĐBQH biểu quyết tán thành. Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định. Thời hạn công bố, thời điểm có hiệu lực của Hiến pháp do Quốc hội quyết định.
Theo bà Phương Thuỷ, cùng với việc sửa đổi Hiến pháp, chắc chắn cũng phải sửa đổi các quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương liên quan tới các cấp hành chính, cấp chính quyền.
Tiếp đó là điều chỉnh lại nhiệm vụ quyền hạn của các cấp chính quyền, đang từ 3 cấp sang 2 cấp.
Các chuyên gia tin tưởng rằng, cùng với cuộc cách mạng sắp xếp tổ chức bộ máy đang làm rất nhanh và hiệu quả, việc sửa đổi Hiến pháp cũng là việc tất yếu, đặc biệt khi mục tiêu sau cùng hướng đến là phục vụ sự phát triển của đất nước và vì chính nhân dân.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала