Sự chú ý và sự yêu thích dành cho Việt Nam đang ở mức cao nhất

© Ảnh : TTXVN - Bùi Lâm KhánhChủ tịch nước chủ trì tiệc chiêu đãi Tổng thống Brazil
Chủ tịch nước chủ trì tiệc chiêu đãi Tổng thống Brazil  - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.03.2025
Đăng ký
Hàng tuần, trong mục điểm báo truyền thống “Việt Nam trên báo chí nước ngoài”, chúng tôi viết về chính sách đối nội và đối ngoại, về nền kinh tế và ngành du lịch, về vấn đề bảo vệ môi trường. Các lĩnh vực đáng quan tâm vẫn giữ nguyên, nhưng mỗi tuần có một chủ đề nổi bật nhất.
Tuần này, chủ đề phổ biến nhất trong giới truyền thông nước ngoài là các bước đi của Hà Nội nhằm tránh mức thuế quan cao của Mỹ, trong khi đó, đối với giới truyền thông Nga, chủ đề quan trọng nhất là sự trở lại của Việt Nam trong danh sách các điểm đến nghỉ dưỡng phổ biến nhất đối với khách du lịch Nga. Hãy cùng xem báo chí Nga và nước ngoài đã viết gì về những chủ đề này và một số chủ đề khác liên quan đến chính sách đối ngoại, nền kinh tế và ngành du lịch.

Tổng thống Brazil Lula da Silva ở Hà Nội

Các hãng thông tấn và báo điện tử của Nga đưa tin về chuyến thăm Nga từ ngày 1-4/4 của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn và cuộc điện đàm của ông với Bộ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergey Lavrov. Còn Reuters đưa tin về cuộc hội đàm tại Hà Nội giữa Tổng thống Brazil Luiz Lula da Silva và Chủ tịch nước Việt Nam Lương Cường. Brazil công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, đề nghị Việt Nam mua máy bay của tập đoàn Embraer và thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực hàng không dân dụng. Brazil bày tỏ kỳ vọng Việt Nam sẽ mua máy bay của Embraer và trở thành trung tâm khu vực cho các hoạt động chế biến thịt của Brazil. Tổng thống Lula da Silva trân trọng mời Việt Nam cử đoàn cấp cao tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Brazil vào cuối năm nay và hứa Mercosur sẽ sớm ký kết FTA với Hà Nội. Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Brazil diễn ra trong bối cảnh Hà Nội, dưới áp lực từ chính quyền Trump, đã hứa sẽ tăng nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Hoa Kỳ như đậu nành, mà Brazil là quốc gia xuất khẩu đậu nành lớn nhất thế giới. Việt Nam và Brazil đã ký kết Kế hoạch hành động triển khai quan hệ Đối tác Chiến lược giai đoạn 2025-2030 cùng nhiều văn kiện hợp tác quan trọng trong các lĩnh vực ngoại giao, an ninh, thương mại - công nghiệp và bóng đá.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.03.2025
Lula da Silva bày tỏ sự ngưỡng mộ. Brazil công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Giảm thuế nhập khẩu trên nhiều mặt hàng của Mỹ và các hợp đồng trị giá hàng tỷ đô la

Vietnam Briefing cho biết những chi tiết về các bước đi mà chính phủ Việt Nam đã thực hiện để tránh rủi ro thuế quan từ Mỹ và giảm thặng dư thương mại khổng lồ với Hoa Kỳ. Trong nỗ lực giành được sự ủng hộ lớn hơn cho các sáng kiến ​​của Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi các doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục nghiên cứu, đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh nhiều hơn nữa với Việt Nam để cải thiện cán cân thương mại giữa hai nước. Hà Nội đã cắt giảm thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, bao gồm ô tô, ethanol và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) và các sản phẩm nông nghiệp. Bộ Tài chính cũng đang xem xét lại thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế môi trường và thuế giá trị gia tăng nhằm mục đích tạo ra một hệ thống thuế quan cân bằng và có sức cạnh tranh. Ngày 14/3, các doanh nghiệp Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký kết nhiều thỏa thuận kinh tế, thương mại trị giá hơn 54,3 tỷ USD và dự kiến ​​sẽ sớm ký thêm các hợp đồng trị giá 36 tỷ USD nữa. Sự hợp tác này dự kiến ​​sẽ tạo ra hàng trăm nghìn việc làm cho người lao động ở cả hai nước. Công ty SpaceX của Elon Musk sẽ triển khai hệ thống Starlink tại Việt Nam được thí điểm trong 5 năm, Finam đưa tin. Số lượng thuê bao tối đa SpaceX được triển khai thí điểm tại Việt Nam là 600.000 thuê bao. Dịch vụ Internet vệ tinh Starlink của SpaceX đảm bảo yêu cầu về quốc phòng, an ninh.
Reuters đưa tin, Tập đoàn Trump và đối tác tại Việt Nam đang đầu tư hàng tỷ USD vào các dự án sân golf, khách sạn và bất động sản tại Việt Nam. Còn Viện nghiên cứu Úc tên Lowy Institute (lowyinstitute) vừa đăng tải một bài viết, trong đó nhận định Việt Nam không phải là "cửa sau" cho hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ, rằng Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu. Việt Nam còn bị coi là một địa điểm gián tiếp xuất khẩu hàng hóa Trung Quốc sang Mỹ. Điều này không chỉ bao hàm việc lẩn tránh thuế thông qua việc chuyển hướng đi của hàng hóa Trung Quốc thông qua các cảng của Việt Nam, mà còn thể hiện ở việc sử dụng các cấu kiện Trung Quốc trong hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ. Thay vì là "cửa sau" cho hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc, Việt Nam nên được nhìn nhận với vai trò quan trọng và hữu ích trong đa dạng hóa các chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc. Tuy nhiên, điều này khiến phần lớn (trên 70%) kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam có nguồn gốc không phải từ Trung Quốc – bao gồm giá trị được sản xuất tại chính Việt Nam và các quốc gia khác trong chuỗi cung ứng ngoài Trung Quốc.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.03.2025
Tập đoàn Trump Organization đầu tư dự án hơn 1,5 tỷ USD tại Việt Nam
Vietnam Briefing cho biết về các cải cách quan trọng đang được thực hiện tại Việt Nam để cải thiện môi trường kinh doanh và thu hút đầu tư, bao gồm việc bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết. Theo các cải cách mới, Việt Nam cũng đặt mục tiêu tạo ra ít nhất một triệu doanh nghiệp mới đến năm 2030, để nước này nằm trong nhóm 3 quốc gia dẫn đầu ASEAN về hợp tác đầu tư nước ngoài. Opengovasia viết rằng, Việt Nam đang đẩy nhanh quá trình ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong hành chính công nhằm cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Rào cản chính đối với tham vọng AI của Việt Nam là thiếu chuyên gia có kỹ năng và kinh nghiệm trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Còn The Asian Banker đăng tải bài phân tích về lĩnh vực tài chính của Việt Nam đang chuyển đổi nhanh chóng thông qua số hóa, trí tuệ nhân tạo, hòa nhập tài chính và bảo mật sinh trắc học. D-Russia đưa tin rằng, Hiệp hội dữ liệu quốc gia đã bắt đầu hoạt động tại Việt Nam. Hiệp hội này được thành lập với sứ mệnh kết nối các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực dữ liệu. Hiệp hội hướng tới xây dựng một hệ sinh thái dữ liệu vững mạnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số và gia tăng giá trị dữ liệu trong nền kinh tế quốc dân. Trang web The Drinks Business đã đăng một bài viết thú vị về sự quan tâm ngày càng tăng đối với rượu whisky tại Việt Nam. Trái ngược với tình trạng trì trệ trên thị trường rượu whisky truyền thống, Việt Nam đang trên đà phát triển, với mức tăng trưởng hàng năm về tiêu thụ rượu whisky là 26%. Tầng lớp trung lưu đang phát triển nhanh chóng ở Việt Nam có nhu cầu mạnh mẽ đối với hàng xa xỉ là động lực chính thúc đẩy tiêu thụ các loại rượu Scotch Whisky cao cấp. Sự yêu thích rượu whisky ở Việt Nam được khẳng định qua sự xuất hiện của các nhà máy chưng cất rượu whisky trong nước.
Investment Monitor cho biết rằng, những chiếc xe Skoda đầu tiên được lắp ráp tại Việt Nam đã được xuất xưởng tại nhà máy ô tô mới ở tỉnh Quảng Ninh. Để phù hợp với tiêu chuẩn châu Âu và toàn cầu, nhà máy được đầu tư các hạng mục dây chuyền hàn, sơn và lắp ráp có mức độ tự động hóa và tính chính xác cao. Còn Undercurrent News đưa tin rằng, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam trong tháng 2 tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là con số cao nhất tính theo tháng 2 trong suốt 5 năm qua. Đài NPR cho biết về những vấn đề trong quá trình sản xuất nước mắm nổi tiếng của Việt Nam. Biến đổi khí hậu và tình trạng đánh bắt quá mức đang khiến nguồn cá cơm nguyên liệu để làm nước mắm trở nên khó khăn. Rosng viết rằng, kể từ đầu năm nay, Nga đã trở thành nhà cung cấp lúa mì lớn thứ ba của Việt Nam sau Brazil và Úc, và trang web mos.ru của thị trưởng Matxcơva đưa tin xuất khẩu lương thực từ thủ đô Nga sang Việt Nam đã tăng 28% vào năm 2024.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Skoda Auto - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.03.2025
Việt Nam muốn Skoda chuyển giao công nghệ sản xuất ô tô

Nhu cầu đi du lịch Việt Nam tăng vọt gấp 10 lần

Chúng tôi mở đầu chủ đề du lịch bằng một tin buồn. Tạp chí Travel and Tour World cho biết, trận động đất mạnh 7,7 độ Richter xảy ra ngày 28 tháng 3 tại Mandalay ở miền trung Myanmar và một số vùng của Thái Lan tác động như thế nào đến ngành du lịch ở hai quốc gia này. Tháng 3 đánh dấu thời kỳ cao điểm du lịch ở Đông Nam Á khi du khách nước ngoài đổ về đây vào các kỳ nghỉ lễ và lễ hội mùa xuân. Trong khi trận động đất là sự kiện nóng được bạn đọc quan tâm nhất trên các mạng xã hội, sự bất ổn về du lịch đang lan rộng và nhiều tour du lịch bị hủy. Còn Tourprom và các ấn phẩm du lịch khác của Nga viết về sự quan tâm đến Việt Nam đã gia tăng mạnh mẽ sau khi mở lại các đường bay đưa du khách Nga đến thẳng các khu nghỉ dưỡng và sau khi Aeroflot bắt đầu khai thác các chuyến bay thẳng thường lệ đến Nha Trang và Vietnam Airlines khôi phục đường bay kết nối Hà Nội và thủ đô của Nga. Nhu cầu đi du lịch Việt Nam của người Nga tăng vọt gấp 10 lần ở một số công ty lữ hành. Nha Trang đã biến Việt Nam thành điểm đến mùa hè được ưa chuộng nhất trong năm nay, kể cả đối với các gia đình có trẻ em. 2/3 khách du lịch Nga chọn khách sạn 5 sao. Du lịch Việt nam tự túc giá rẻ cũng trở nên phổ biến hơn. Kursiv viết về lệnh cấm dẫn tour tham quan phố cà phê đường tàu "Phố tàu" nổi tiếng ở Hà Nội. Và tạp chí du lịch nổi tiếng toàn cầu Condé Nast Traveller giới thiệu hành trình du lịch Việt Nam 2 tuần và mô tả những khách sạn và nhà hàng tốt nhất.
Bãi biển trên Hòn Thơm, Phú Quốc, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.03.2025
Nhu cầu du lịch Việt Nam của người Nga đầu năm 2025 tăng 73%
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала