Việt Nam trông đợi chuyến thăm của Tổng thống Putin

Tuần này, báo chí Nga và một số phương tiện truyền thông nước ngoài đưa tin Việt Nam đang chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ diễn ra trong thời gian tới. Truyền thông Nga và nước ngoài cũng bàn luận về chính trị nội bộ, nền kinh tế và ngành du lịch của Việt Nam.
Sputnik
Chúng tôi sẽ đề cập đến các nội dung này trong bài tổng quan truyền thống “Việt Nam trên báo chí nước ngoài”.

Kênh đào nguy hiểm

Nhiều phương tiện truyền thông của Nga đưa tin, ngày 30/5, thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov, cho biết rằng, việc chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Việt Nam đang ở giai đoạn tiến triển. Các nhà báo nhắc nhở rằng, lần gần nhất mà ông Putin đến Việt Nam là vào năm 2017, và các nhà khoa học chính trị đang suy đoán về chủ đề đàm phán ở Hà Nội. Theo họ, lãnh đạo hai nước có thể thảo luận các vấn đề tương tác giữa Việt Nam và BRICS, cũng như triển vọng sử dụng chung căn cứ quân sự Cam Ranh. Report đưa tin về chuyến thăm của một nhóm doanh nhân Azerbaijan tới Hà Nội nhằm tìm hiểu khả năng phát triển hợp tác giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ của hai nước.
BNG Nga: Công tác chuẩn bị cho chuyến thăm Việt Nam của ông Putin đang ở giai đoạn hoàn thiện
Viện nghiên cứu Lowy (Lowy Institute - Australia) phân tích một dự án đầy tham vọng của Trung Quốc tại Campuchia – dự án xây dựng kênh đào Phù Nam – Techo. Theo chính phủ Campuchia, dự án này sẽ góp phần phát triển kinh tế nước này và giảm sự phụ thuộc của Campuchia vào các cảng biển của Việt Nam.
Còn Việt Nam lo ngại rằng, dự án này sẽ làm thay đổi dòng chính sông Mekong, tác động tới vùng lũ và sinh kế người dân Đồng bằng sông Cửu Long. Điều này không chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề hạn hán kéo dài và nhiễm mặn ngày càng gia tăng tác động tiêu cực đến nông nghiệp mà còn ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài có nguy cơ tuyệt chủng. Việt Nam cũng cho rằng, dự án do Trung Quốc hậu thuẫn ở Campuchia có thể được sử dụng cho mục đích quân sự.

Chỉ tịch nước sẽ bảo vệ an ninh quốc gia toàn diện

Báo chí nước ngoài tiếp tục bình luận về việc đại tướng Tô Lâm được bầu giữ chức Chủ tịch nước. Tờ Nezavisimaya Gazeta của Nga đăng tải bài viết của nhà khoa học chính trị và nhà đông phương học nổi tiếng Vladimir Kolotov, trong đó ông nói về lý do tại sao một vị tướng công an được bầu làm Chủ tịch nước.
Tổng thống Vladimir Putin gửi lời chúc mừng chân thành đến Chủ tịch nước Tô Lâm
Chuyên gia Kolotov cho rằng, “chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực an ninh sẽ giúp các nhà lãnh đạo mới đấu tranh hiệu quả hơn chống lại âm mưu của các thế lực bên ngoài nhằm lôi kéo Việt Nam vào cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc và biến nước này thành chiến trường, như đã từng xảy ra trong nhiều thập niên của thế kỷ 20. Một loạt thay đổi lớn về nhân sự cấp cao trong hệ thống quyền lực ở Việt Nam đã diễn ra gần đây cho thấy vai trò ngày càng tăng của các cơ quan công lực và việc đề bạt đại diện của các cơ quan này lên vị trí chủ chốt gắn liền với việc các mối đe dọa an ninh xuất phát cả từ bên ngoài và bên trong đang thay đổi về loại hình và đang gia tăng. Cán bộ mới phải bảo vệ hiệu quả hơn ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội và lợi ích của Việt Nam trong lĩnh vực đối ngoại”.

Năm 2024 sẽ không thiếu điện

Vietnam Briefing đưa tin về kế hoạch phát triển sâu rộng khu vực vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ với 11 khu vực kinh tế ven biển, tạo cơ sở đầy hứa hẹn để khai thác tiềm năng to lớn của tài nguyên biển. Tờ Financial Times cho biết, Việt Nam đang nỗ lực tiết kiệm điện mùa nắng nóng. Sản lượng điện tiêu thụ điện toàn quốc ngày 28/5/2024 đã đạt đỉnh kỷ lục mới là 1,0019 tỷ hWh. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, tiêu thụ điện toàn quốc trong ngày vượt 1 tỷ kWh. Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam đã hứa tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thiếu điện trong năm nay.
Multimedia
"Nga-Việt Nam": Tình hữu nghị của chúng ta là không thể phá vỡ!
Thông tin của Xinhua (Tân Hoa Xã) phản bác luận điệu bày tỏ quan ngại rằng chiến dịch chống tham nhũng khiến các nhà đầu tư nước ngoài lo lắng. Tờ báo cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2024, vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ở Việt Nam tăng 7,8% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt khoảng 8,25 tỷ USD, và đây là mức cao nhất trong 5 năm. Các khoản đầu tư lớn nhất hướng vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Reasons to be cheerful chia sẻ cách nông dân Việt Nam đang thay đổi cách tiếp cận trồng lúa theo ba cách chính: giảm thiểu thói quen đốt rơm rạ, tìm kiếm giải pháp thay thế cho phân hóa học và cải thiện quản lý nguồn nước.
Asia Times viết rằng, Hoa Kỳ muốn giúp Việt Nam khai thác nguồn đất hiếm dồi dào để thoát khỏi sự phụ thuộc vào Trung Quốc, nhưng điều này khó có thể xảy ra trong tương lai gần, vì bản thân họ cũng không có nhiều kiến ​​thức về công nghệ khai thác, chế biến đất hiếm. Asean Briefing đưa tin, mức lương tối thiểu ở Việt Nam sẽ tăng 6% kể từ 01/7/2024. Còn Digitimes cho biết rằng, gã khổng lồ chip Marvell Technology của Mỹ đã mở văn phòng mới tại Đà Nẵng với mục đích tạo ra một trung tâm thiết kế chip đẳng cấp thế giới tại đây.
Cụm từ "dân tộc anh em" phản ánh rõ nét quan hệ Nga-Việt

Đi tàu hỏa du lịch Đà Nẵng - Huế

Tổng số khách quốc tế trong 5 tháng đầu năm 2024 đạt 7,583 triệu lượt, tăng gần 65% so với cùng kỳ năm 2023 và tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2019 - thời điểm trước dịch Covid-19, Asia News đưa tin. Phần lớn du khách đến từ châu Á (5,89 triệu lượt), trong đó Trung Quốc lấy lại vị trí dẫn đầu trên thị trường du lịch Việt Nam. CNN cho biết rằng, Việt Nam đã khôi phục hai đầu tàu hơi nước được sản xuất từ những năm 1960 và các đoàn tàu này sẽ chạy giữa Đà Nẵng và Huế. Nội thất toa tàu sẽ gợi nhớ về quá khứ Pháp, là vô cùng sang trọng với bàn ghế làm từ gỗ gụ, điểm nhấn mạ vàng và các mảng ốp trang trí. Còn trang BoredPanda giới thiệu bộ ảnh chụp từ flycam về Việt Nam của nhiếp ảnh gia Daniel Kordan, những bức ảnh đẹp đến nghẹt thở và đầy ấn tượng.
Thảo luận