https://kevesko.vn/20220916/nhat-ban-tang-manh-nhap-khau-khi-lng-cua-nga-chien-luoc-nao-cho-viet-nam-17881242.html
Nhật Bản tăng mạnh nhập khẩu khí LNG của Nga, chiến lược nào cho Việt Nam?
Nhật Bản tăng mạnh nhập khẩu khí LNG của Nga, chiến lược nào cho Việt Nam?
Sputnik Việt Nam
Nhật Bản rõ ràng không thể từ bỏ nguồn cung khí đốt, dầu mỏ, nhiên liệu từ Nga. Chính phủ Nhật đã tăng mạnh lượng khí thiên nhiên hoá lỏng LNG nhập khẩu từ Nga... 16.09.2022, Sputnik Việt Nam
2022-09-16T17:55+0700
2022-09-16T17:55+0700
2022-09-16T17:55+0700
tác giả
quan điểm-ý kiến
việt nam
dầu khí
nhật bản
xuất nhập khẩu
kinh tế
pv gas
nga
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/09/10/17881762_0:0:2742:1542_1920x0_80_0_0_221e66e38b425c5ee7d9dbf33630a0be.jpg
Chiến lược mà Nhật Bản lựa chọn chính là tăng mạnh nhập khẩu LNG từ Liên bang Nga, thậm chí là mở rộng thị trường ở khu vực châu Á miễn đảm bảo đủ nguồn cung khí đốt.Liệu Việt Nam có cần một chiến lược nhập khẩu LNG tương tự như Nhật Bản nhất là khi nguồn cung khí trong nước suy giảm nhanh, các mỏ mới có chi phí phát triển cao, quá trình đàm phán giá khí thường kéo dài, trong khi đó nhu cầu sử dụng khí ngày càng tăng.Do đó, theo các chuyên gia, giải pháp hữu hiệu nhất là ưu tiên đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ nhập khẩu và tiêu thụ khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) như đã nêu trong Nghi quyết 55/NQ -TW của Bộ Chính trị, tức cần hàng loạt giải pháp đồng bộ để bảo đảm duy trì nguồn cung cấp khí ổn định, lâu dài cho nền kinh tế và góp phần vào bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia của Việt Nam.Nhật Bản tăng gấp 3 lượng LNG nhập khẩu từ NgaBất chấp việc cùng đồng minh Hoa Kỳ và phương Tây tham gia vào các đòn trừng phạt nhằm vào Moskva, Nhật Bản lại bất ngờ tăng gấp 3 lượng khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG) nhập khẩu từ Liên bang Nga để giải bài toán năng lượng của Tokyo.Chính phủ Nhật Bản có kế hoạch giảm sự phụ thuộc vào các nguồn cung khí đốt của Nga nhưng rõ ràng, Tokyo không thể từ bỏ khí đốt và nhiên liệu từ Moskva “ngay lập tức”.Cụ thể, như Sputnik đã thông tin, theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính Nhật Bản, trong tháng 8 vừa qua, Nhật đã tăng lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu từ Nga lên 211,2% so với cùng kỳ năm 2021, trong khi dầu thô nhập khẩu cùng kỳ tính theo năm giảm 20,3%. Cũng theo dữ liệu của Bộ Tài chính nước này, nhập khẩu than từ Nga trong tháng 8 giảm 32,6% so với cùng kỳ năm ngoái.Ở chiều ngược lại, nhập khẩu quặng lại tăng 44,9%. Ngoài ra, Nhật Bản còn tăng lượng rau quả nhập khẩu từ Nga lên 154%, nhưng lại giảm 94-95% lượng ngũ cốc và đậu tương nhập khẩu. Trong khi tổng khối lượng hàng hóa xuất khẩu từ Nhật Bản sang Nga trong tháng 8 giảm 24,3% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 384 triệu USD thì lượng hàng hóa Nhật Bản nhập khẩu từ Nga trong kỳ lại được ghi nhận tăng tới 67,4%, với giá trị lên tới 1,15 tỷ USD.Nhật Bản khó từ bỏ LNG của NgaNgười Nhật muốn giảm từ từ nhập khẩu than và dầu mỏ của Nga nhưng Tokyo không hề muốn cắt giảm lượng khí thiên nhiên hoá lỏng LNG của Liên bang Nga vì đây là nguồn cung khí đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc duy trì an ninh năng lượng của Nhật Bản.Đáng chú ý, dù cuối tháng 6/2022, nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), gồm cả Nhật Bản đã thông báo kế hoạch giảm phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt, dầu mỏ, nhiên liệu của Nga, tuy nhiên, số liệu lượng khí thiên nhiên hoá lỏng nhập khẩu từ Nga đến Nhật Bản tăng mạnh dường như cho thấy một sự thật khác – không chỉ Tokyo, nhiều nước phương Tây sẽ khó mà thoát khỏi sự phụ thuộc vào khí đốt của Liên bang Nga chỉ trong một sớm một chiều.Đặc biệt, cần nhắc lại rằng, tỷ lệ tự cung tự cấp năng lượng của Nhật Bản chỉ chiếm 11%, thấp hơn nhiều so với Hoa Kỳ là 106%, Canada 179%, Anh 75%. Do đó, nếu Liên bang Nga ngừng bán dầu mỏ và khí đốt cho Nhật Bản, Tokyo sẽ đối mặt với nguy cơ lớn về mất an ninh năng lượng và đây sẽ tiếp tục là bài toán nan giải cho chính phủ ông Fumio Kishida cũng như nước Nhật ‘hậu Shinzo Abe’.Trong tháng này, các nước cũng thông báo ý định áp giá trần đối với dầu của Nga. Tuy nhiên, chính EU không thể tìm được tiếng nói chung về vấn đề này. Tuy nhiên, Moskva đã lên tiếng cảnh báo các quốc gia “không thân thiện” nếu áp giá trần giá dầu Nga sẽ không có cơ hội nhập khẩu dầu mỏ khí đốt và nhiên liệu từ Liên bang Nga. Nhật Bản ắt hẳn không muốn kịch bản này xảy ra.Theo kế hoạch, việc áp giá trần có thể có hiệu lực vào ngày 5/12 đối với dầu mỏ và ngày 5/2/2023 đối với các chế phẩm từ dầu mỏ nhưng hiện nhiều xu hướng ý kiến bất đồng vẫn lan rộng trong chính khối G7, EU, Hoa Kỳ khi nỗi lo sợ thiếu khí đốt của Nga là điều không thể phủ nhận.Chiến lược LNG của Nhật BảnTờ Petrotimes của Việt Nam mới đây đã có những đánh giá đáng chú ý về chiến lược nhập khẩu LNG của Nhật Bản và phương hướng của Việt Nam trong bối cảnh cần đảm bảo nguồn cung năng lượng cho phát triển kinh tế và sinh hoạt.Theo số liệu thống kê của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI), tổng tiêu dùng năng lượng của Nhật năm 2019 tương đương 247 triệu tấn dầu quy đổi, trong đó khí tự nhiên chiếm gần 8,7%. Năng lượng tái tạo (ngoài điện) chỉ chiếm một phần rất nhỏ, vào khoảng 0,1% và thậm chí còn có chiều hướng giảm nhẹ theo thời gian. Những năm gần đây, Nhật Bản hầu như không phát hiện thêm mỏ khí tự nhiên nào có giá trị thương mại. Đất nước mặt trời mọc chỉ sản xuất được chừng 2 triệu tấn (khoảng 2,9 tỷ m3) mỗi năm.Để đáp ứng nhu cầu nội địa, Nhật Bản đã nhập khẩu 82,9 triệu tấn năm 2018, chủ yếu từ các nước và khu vực như: Australia (34,6%), khu vực Trung Đông (21,7%), Malaysia (13,6%) và một số nước khác. Trên thực tế, Nhật Bản sử dụng LNG chủ yếu cho phát điện thông qua 37 trạm đầu mối LNG với tỷ trọng cao nhất thuộc về JERA (42%) và Tokyo Gas (17%).Sau sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, Nhật Bản thay đổi chiến lược phát triển năng lượng, tập trung ưu tiên vào vấn đề an toàn - an ninh năng lượng. Cùng với đó, họ cũng nỗ lực tăng cường hơn nữa hiệu quả năng lượng, được thể hiện trong mục tiêu 3E+S của chính phủ Nhật Bản.Theo đó, Nhật thúc đẩy đa dạng hóa năng lượng, nhằm giảm phụ thuộc và giảm phát thải theo Hiệp định Paris. Họ cải thiện hiệu quả năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo, cải thiện hiệu quả các nhà máy nhiệt điện và các công nghệ thu giữ carbon, giảm tỷ lệ điện hạt nhân, áp dụng công nghệ block chain, AI, IoT trong thị trường điện, nghiên cứu phát triển nhiên liệu hydro…Nước này cũng tập trung phát triển các công nghệ tận dụng nguồn tài nguyên băng cháy có khá nhiều ở các khu vực duyên hải. Dự án khai thác băng cháy ở vùng biển Tây Nam Tokyo đã thu hút hàng triệu USD đầu tư, từng bước chiết xuất methane từ băng cháy ở thềm lục địa.Trong bối cảnh tiềm năng khai thác năng lượng tái tạo của Nhật Bản còn hạn chế, việc sử dụng điện hạt nhân lại bị nhiều tổ chức trong nước phản đối, nhập khẩu LNG trở thành chiến lược chủ chốt Nhật Bản. Tới năm 2030, tỷ lệ LNG trong công suất nguồn phát điện của Nhật Bản được dự báo sẽ chạm mức 27%.Hiện nay, Nhật Bản đang rất chú trọng tổ chức các diễn đàn giữa các doanh nghiệp và Chính phủ, mà ví dụ điển hình chính là Hội thảo LNG Producer-Consumer được tổ chức hàng năm từ năm 2012 đến nay.Năm 2017, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản tuyên bố mở rộng thị trường ở khu vực châu Á, cam kết đầu tư 10 tỷ USD cho các dự án hợp tác khai thác LNG. Năm 2019, họ tiếp tục bổ sung thêm 10 tỷ USD nhằm giúp thị trường trở nên linh hoạt hơn.Cơ hội nào cho LNG ở Việt Nam?Việt Nam hiện nay cũng đang gặp phải những vấn đề như: sản lượng khí nội địa suy giảm, tính thời vụ của thủy điện, sự thiếu ổn định của năng lượng tái tạo và lo ngại về tính bền vững của sản xuất nhiệt điện than.Đồng thời, Việt Nam cũng đang như triển khai các giải pháp để đảm bảo mục tiêu cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại hội nghị COP26 về trung hòa carbon vào năm 2050. Do đó, việc nhập khẩu LNG hiện là giải pháp quan trọng để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.Nghị Quyết số 55/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 11/02/2020 đã đưa ra nhiệm vụ phát triển công nghiệp khí "Ưu tiên đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ nhập khẩu và tiêu thụ LNG", song song đó là "Chú trọng phát triển nhanh nhiệt điện khí sử dụng LNG, đưa điện khí dần trở thành nguồn cung cấp điện năng quan trọng, hỗ trợ cho điều tiết hệ thống".LNG là một nguồn năng lượng hiển nhiên và không thể thiếu đối với đất nước, sẽ là thành phần quan trọng trong tăng trưởng năng lượng của quốc gia, hướng tới một tương lai năng lượng sạch hơn tại Việt Nam.Bên cạnh đó, khuôn khổ pháp lý hiện hành cho các dự án LNG cho điện ở Việt Nam vẫn chưa hoàn chỉnh. Hai năm gần đây, giá LNG biến động mạnh do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và xung đột Nga – Ukraina. Tất cả đã ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ của các thị trường nhạy cảm về giá như Việt Nam, nếu Chính phủ không đưa ra những hỗ trợ phù hợp.Thêm nữa, LNG còn có những đặc thù riêng như mức độ các cam kết dài hạn, thị trường biến động và chịu nhiều ảnh hưởng của các sự kiện chính trị, xã hội,... Theo Tổng giám đốc PV GAS Hoàng Văn Quang chia sẻ với tạp chí Năng lượng Việt Nam hồi tháng 7/2022, tập đoàn này đã thực hiện nhiều chiến dịch khác nhau để quảng bá khí tự nhiên là một giải pháp tốt hơn.PV GAS cũng tiên phong nhập khẩu LNG để dần dần thay thế cho các loại nhiên liệu ô nhiễm hơn như than, dầu,... tại các nhà máy nhiệt điện trong hệ thống điện Việt Nam, giúp chuyển đổi hỗn hợp năng lượng sang trạng thái “xanh hơn”, bền vững hơn. Ông Quang của PV GAS lưu ý, năng lượng tái tạo đang phát triển mạnh ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc phát triển này cần được xem xét, đánh giá với một lộ trình hợp lý, đảm bảo tỷ trọng hài hòa.Đối với khí thiên nhiên hoá lỏng LNG, ông Hoàng Văn Quang cho hay, PV GAS định hướng sẽ nỗ lực giữ vai trò đầu mối đầu tư và nhập khẩu LNG cho các hộ tiêu thụ trên toàn quốc nhằm thực hiện hiệu quả vai trò công cụ quản lý và điều tiết thị trường khí, LNG của Nhà nước.PV GAS cũng ưu tiên nguồn lực, nhanh chóng đầu tư hệ thống hạ tầng phục vụ nhập khẩu, phân phối LNG để đảm bảo nguồn cung ổn định, lâu dài cho các khách hàng hiện hữu, kích thích sự hình thành, phát triển các khách hàng mới từ các ngành, các khu vực theo định hướng phát triển kinh tế xã hội, phát triển khu vực Thị Vải, Bình Thuận, hoặc ở khu vực miền Bắc thành các đầu mối/trung tâm LNG cả nước và phấn đấu nhập khẩu LNG từ năm 2022.Đáng chú ý, dự án LNG tại Thị Vải của PV GAS đang được triển khai tích cực, nhằm cung cấp khí thiên nhiên hóa lỏng nhập khẩu để cung cấp cho các nhà máy điện Nhơn Trạch và các hộ tiêu thụ khác ở khu vực Đông Nam bộ. Ngoài việc mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia, quan trọng hơn, sự xuất hiện của Kho cảng LNG Thị Vải và Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 sẽ góp phần đảm bảo cho nhu cầu về khí cũng như điện cho khu vực công nghiệp đang ngày càng cấp thiết tại khu vực kinh tế trọng điểm Đông Nam bộ của Việt Nam.Tại Việt Nam, thực tế, thị trường khí đã được hình thành và vận hành thành công an toàn trong nhiều năm qua và đây là nền tảng quan trọng cho sự phát triển bền vững trong việc nhập khẩu LNG thời gian sắp tới.
https://kevesko.vn/20220419/pv-power-va-ap-luc-duy-tri-vi-the-so-1-linh-vuc-dien-khi-lng-o-viet-nam-14821387.html
https://kevesko.vn/20220801/viet-nam-dung-du-an-dien-hat-nhan-voi-nga-la-co-hoi-cho-cac-ong-trum-nang-luong-my-nhu-aes-16743500.html
https://kevesko.vn/20220309/pv-gas-sap-nhap-khau-va-kinh-doanh-khi-hoa-long-lng-tai-viet-nam-14122581.html
https://kevesko.vn/20220720/cong-ty-nhat-ban-mua-lo-hang-lng-dat-nhat-trong-lich-su-nuoc-nay-16465483.html
https://kevesko.vn/20220817/cong-ty-dien-luc-lon-nhat-nhat-ban-jera-mua-hon-35-co-phan-dien-gia-lai-17161053.html
https://kevesko.vn/20220228/jera-va-exxon-mobil-muon-dau-tu-du-an-dien-khi-lng-45gw-o-viet-nam-13948688.html
https://kevesko.vn/20220529/vietsovpetro-bao-tin-vui-bat-ngo-ve-gian-khi-nen-mo-rong-15400058.html
https://kevesko.vn/20220913/tu-lng-den-nang-luong-tai-tao-sieu-du-an-trung-tam-hydro-xanh-75-ty-usd-o-quang-tri-17796756.html
nhật bản
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Thu Nguyễn
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/03/0f/10219522_382:0:2430:2048_100x100_80_0_0_43bc86120fb9231e4e6caed7b17391d0.jpg
Thu Nguyễn
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/03/0f/10219522_382:0:2430:2048_100x100_80_0_0_43bc86120fb9231e4e6caed7b17391d0.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/09/10/17881762_266:0:2322:1542_1920x0_80_0_0_f1e00d42464e8a57c75ffa29a1c6fb84.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Thu Nguyễn
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/03/0f/10219522_382:0:2430:2048_100x100_80_0_0_43bc86120fb9231e4e6caed7b17391d0.jpg
tác giả, quan điểm-ý kiến, việt nam, dầu khí, nhật bản, xuất nhập khẩu, kinh tế, pv gas, nga
tác giả, quan điểm-ý kiến, việt nam, dầu khí, nhật bản, xuất nhập khẩu, kinh tế, pv gas, nga
Chiến lược mà Nhật Bản lựa chọn chính là tăng mạnh nhập khẩu LNG từ Liên bang Nga, thậm chí là mở rộng thị trường ở khu vực châu Á miễn đảm bảo đủ nguồn cung khí đốt.
Liệu Việt Nam có cần một
chiến lược nhập khẩu LNG tương tự như Nhật Bản nhất là khi nguồn cung khí trong nước suy giảm nhanh, các mỏ mới có chi phí phát triển cao, quá trình đàm phán giá khí thường kéo dài, trong khi đó nhu cầu sử dụng khí ngày càng tăng.
Do đó, theo các chuyên gia, giải pháp hữu hiệu nhất là ưu tiên đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ nhập khẩu và tiêu thụ khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) như đã nêu trong Nghi quyết 55/NQ -TW của Bộ Chính trị, tức cần hàng loạt giải pháp đồng bộ để bảo đảm duy trì nguồn cung cấp khí ổn định, lâu dài cho nền kinh tế và góp phần vào bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia của Việt Nam.
Nhật Bản tăng gấp 3 lượng LNG nhập khẩu từ Nga
Bất chấp việc cùng đồng minh Hoa Kỳ và phương Tây tham gia vào các đòn trừng phạt nhằm vào Moskva, Nhật Bản lại bất ngờ tăng gấp 3 lượng khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG) nhập khẩu từ Liên bang Nga để giải bài toán năng lượng của Tokyo.
Chính phủ Nhật Bản có kế hoạch giảm sự phụ thuộc vào các nguồn cung khí đốt của Nga nhưng rõ ràng, Tokyo không thể từ bỏ khí đốt và nhiên liệu từ Moskva “ngay lập tức”.
Cụ thể, như
Sputnik đã thông tin, theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính Nhật Bản, trong tháng 8 vừa qua, Nhật đã tăng lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu từ Nga lên 211,2% so với cùng kỳ năm 2021, trong khi dầu thô nhập khẩu cùng kỳ tính theo năm giảm 20,3%. Cũng theo dữ liệu của Bộ Tài chính nước này, nhập khẩu than từ Nga trong tháng 8 giảm 32,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ở chiều ngược lại, nhập khẩu quặng lại tăng 44,9%. Ngoài ra, Nhật Bản còn tăng lượng rau quả nhập khẩu từ Nga lên 154%, nhưng lại giảm 94-95% lượng ngũ cốc và đậu tương nhập khẩu. Trong khi tổng khối lượng hàng hóa xuất khẩu từ Nhật Bản sang Nga trong tháng 8 giảm 24,3% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 384 triệu USD thì lượng hàng hóa Nhật Bản nhập khẩu từ Nga trong kỳ lại được ghi nhận tăng tới 67,4%, với giá trị lên tới 1,15 tỷ USD.
Nhật Bản khó từ bỏ LNG của Nga
Người Nhật muốn giảm từ từ nhập khẩu than và dầu mỏ của Nga nhưng Tokyo không hề muốn cắt giảm lượng khí thiên nhiên hoá lỏng LNG của Liên bang Nga vì đây là nguồn cung khí đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc duy trì an ninh năng lượng của Nhật Bản.
Đáng chú ý, dù cuối tháng 6/2022, nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), gồm cả Nhật Bản đã thông báo kế hoạch giảm phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt, dầu mỏ, nhiên liệu của Nga, tuy nhiên, số liệu lượng khí thiên nhiên hoá lỏng nhập khẩu từ Nga đến Nhật Bản tăng mạnh dường như cho thấy một sự thật khác – không chỉ Tokyo, nhiều nước phương Tây sẽ khó mà thoát khỏi sự phụ thuộc vào khí đốt của Liên bang Nga chỉ trong một sớm một chiều.
Đặc biệt, cần nhắc lại rằng, tỷ lệ tự cung tự cấp năng lượng của Nhật Bản chỉ chiếm 11%, thấp hơn nhiều so với Hoa Kỳ là 106%, Canada 179%, Anh 75%. Do đó, nếu Liên bang Nga ngừng bán dầu mỏ và khí đốt cho Nhật Bản, Tokyo sẽ đối mặt với nguy cơ lớn về mất an ninh năng lượng và đây sẽ tiếp tục là bài toán nan giải cho chính phủ ông Fumio Kishida cũng như nước Nhật ‘hậu Shinzo Abe’.
Trong tháng này, các nước cũng thông báo ý định áp giá trần đối với dầu của Nga. Tuy nhiên, chính EU không thể tìm được tiếng nói chung về vấn đề này. Tuy nhiên, Moskva đã lên tiếng cảnh báo các quốc gia “không thân thiện” nếu áp giá trần giá dầu Nga sẽ không có cơ hội nhập khẩu dầu mỏ khí đốt và
nhiên liệu từ Liên bang Nga. Nhật Bản ắt hẳn không muốn kịch bản này xảy ra.
Theo kế hoạch, việc áp giá trần có thể có hiệu lực vào ngày 5/12 đối với dầu mỏ và ngày 5/2/2023 đối với các chế phẩm từ dầu mỏ nhưng hiện nhiều xu hướng ý kiến bất đồng vẫn lan rộng trong chính khối G7, EU, Hoa Kỳ khi nỗi lo sợ thiếu khí đốt của Nga là điều không thể phủ nhận.
Chiến lược LNG của Nhật Bản
Tờ Petrotimes của Việt Nam mới đây đã có những đánh giá đáng chú ý về chiến lược nhập khẩu LNG của Nhật Bản và phương hướng của Việt Nam trong bối cảnh cần đảm bảo nguồn cung năng lượng cho phát triển kinh tế và sinh hoạt.
Theo số liệu thống kê của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI), tổng tiêu dùng năng lượng của Nhật năm 2019 tương đương 247 triệu tấn dầu quy đổi, trong đó khí tự nhiên chiếm gần 8,7%. Năng lượng tái tạo (ngoài điện) chỉ chiếm một phần rất nhỏ, vào khoảng 0,1% và thậm chí còn có chiều hướng giảm nhẹ theo thời gian. Những năm gần đây, Nhật Bản hầu như không phát hiện thêm mỏ khí tự nhiên nào có giá trị thương mại. Đất nước mặt trời mọc chỉ sản xuất được chừng 2 triệu tấn (khoảng 2,9 tỷ m3) mỗi năm.
Để đáp ứng nhu cầu nội địa, Nhật Bản đã nhập khẩu 82,9 triệu tấn năm 2018, chủ yếu từ các nước và khu vực như: Australia (34,6%), khu vực Trung Đông (21,7%), Malaysia (13,6%) và một số nước khác. Trên thực tế, Nhật Bản sử dụng LNG chủ yếu cho phát điện thông qua 37 trạm đầu mối LNG với tỷ trọng cao nhất thuộc về JERA (42%) và Tokyo Gas (17%).
Sau sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, Nhật Bản thay đổi chiến lược phát triển năng lượng, tập trung ưu tiên vào vấn đề an toàn - an ninh năng lượng. Cùng với đó, họ cũng nỗ lực tăng cường hơn nữa hiệu quả năng lượng, được thể hiện trong mục tiêu 3E+S của chính phủ Nhật Bản.
Theo đó, Nhật thúc đẩy đa dạng hóa năng lượng, nhằm giảm phụ thuộc và giảm phát thải theo Hiệp định Paris. Họ cải thiện hiệu quả năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo, cải thiện hiệu quả các nhà máy nhiệt điện và các công nghệ thu giữ carbon, giảm tỷ lệ điện hạt nhân, áp dụng công nghệ block chain, AI, IoT trong thị trường điện, nghiên cứu phát triển nhiên liệu hydro…Nước này cũng tập trung phát triển các công nghệ tận dụng nguồn tài nguyên băng cháy có khá nhiều ở các khu vực duyên hải. Dự án khai thác băng cháy ở vùng biển Tây Nam Tokyo đã thu hút hàng triệu USD đầu tư, từng bước chiết xuất methane từ băng cháy ở thềm lục địa.
Trong bối cảnh tiềm năng khai thác năng lượng tái tạo của Nhật Bản còn hạn chế, việc sử dụng điện hạt nhân lại bị nhiều tổ chức trong nước phản đối,
nhập khẩu LNG trở thành chiến lược chủ chốt Nhật Bản. Tới năm 2030, tỷ lệ LNG trong công suất nguồn phát điện của Nhật Bản được dự báo sẽ chạm mức 27%.
Hiện nay, Nhật Bản đang rất chú trọng tổ chức các diễn đàn giữa các doanh nghiệp và Chính phủ, mà ví dụ điển hình chính là Hội thảo LNG Producer-Consumer được tổ chức hàng năm từ năm 2012 đến nay.
Năm 2017, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản tuyên bố mở rộng thị trường ở khu vực châu Á, cam kết đầu tư 10 tỷ USD cho các dự án hợp tác khai thác LNG. Năm 2019, họ tiếp tục bổ sung thêm 10 tỷ USD nhằm giúp thị trường trở nên linh hoạt hơn.
Cơ hội nào cho LNG ở Việt Nam?
Việt Nam hiện nay cũng đang gặp phải những vấn đề như: sản lượng khí nội địa suy giảm, tính thời vụ của thủy điện, sự thiếu ổn định của năng lượng tái tạo và lo ngại về tính bền vững của sản xuất nhiệt điện than.
Đồng thời, Việt Nam cũng đang như triển khai các giải pháp để đảm bảo mục tiêu cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại
hội nghị COP26 về trung hòa carbon vào năm 2050. Do đó, việc nhập khẩu LNG hiện là giải pháp quan trọng để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Nghị Quyết số 55/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 11/02/2020 đã đưa ra nhiệm vụ phát triển công nghiệp khí "Ưu tiên đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ nhập khẩu và tiêu thụ LNG", song song đó là "Chú trọng phát triển nhanh nhiệt điện khí sử dụng LNG, đưa điện khí dần trở thành nguồn cung cấp điện năng quan trọng, hỗ trợ cho điều tiết hệ thống".
LNG là một nguồn năng lượng hiển nhiên và không thể thiếu đối với đất nước, sẽ là thành phần quan trọng trong tăng trưởng năng lượng của quốc gia, hướng tới một tương lai năng lượng sạch hơn tại Việt Nam.
“Việt Nam gia nhập thị trường LNG với tâm thế là một người chơi mới. Vì vậy, việc nhập khẩu LNG phải theo các thông lệ mua bán LNG quốc tế. Việt Nam hiện cũng chưa có bộ tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến thiết kế, xây dựng và vận hành các cơ sở nhập khẩu LNG”, Petrotimes lưu ý.
Bên cạnh đó, khuôn khổ pháp lý hiện hành cho các dự án LNG cho điện ở Việt Nam vẫn chưa hoàn chỉnh. Hai năm gần đây, giá LNG biến động mạnh do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và
xung đột Nga – Ukraina. Tất cả đã ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ của các thị trường nhạy cảm về giá như Việt Nam, nếu Chính phủ không đưa ra những hỗ trợ phù hợp.
Thêm nữa, LNG còn có những đặc thù riêng như mức độ các cam kết dài hạn, thị trường biến động và chịu nhiều ảnh hưởng của các sự kiện chính trị, xã hội,... Theo Tổng giám đốc PV GAS Hoàng Văn Quang chia sẻ với tạp chí Năng lượng Việt Nam hồi tháng 7/2022, tập đoàn này đã thực hiện nhiều chiến dịch khác nhau để quảng bá khí tự nhiên là một giải pháp tốt hơn.
PV GAS cũng tiên phong nhập khẩu LNG để dần dần thay thế cho các loại nhiên liệu ô nhiễm hơn như than, dầu,... tại các nhà máy nhiệt điện trong hệ thống điện Việt Nam, giúp chuyển đổi hỗn hợp năng lượng sang trạng thái “xanh hơn”, bền vững hơn. Ông Quang của PV GAS lưu ý, năng lượng tái tạo đang phát triển mạnh ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc phát triển này cần được xem xét, đánh giá với một lộ trình hợp lý, đảm bảo tỷ trọng hài hòa.
“Trong đó, các nguồn năng lượng cơ bản như LNG, khí tự nhiên vẫn sẽ chiếm vai trò quan trọng, bởi đây còn là nguồn cung công suất chạy nền tin cậy khi năng lượng tái tạo chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn điện, nhằm đảm bảo tính ổn định của hệ thống, đồng thời đáp ứng các mục tiêu về môi trường”, Tổng giám đốc PV GAS Hoàng Văn Quang khẳng định.
Đối với khí thiên nhiên hoá lỏng LNG, ông Hoàng Văn Quang cho hay, PV GAS định hướng sẽ nỗ lực giữ vai trò đầu mối đầu tư và nhập khẩu LNG cho các hộ tiêu thụ trên toàn quốc nhằm thực hiện hiệu quả vai trò công cụ quản lý và điều tiết thị trường khí, LNG của Nhà nước.
PV GAS cũng ưu tiên nguồn lực, nhanh chóng đầu tư hệ thống hạ tầng phục vụ nhập khẩu, phân phối LNG để đảm bảo nguồn cung ổn định, lâu dài cho các khách hàng hiện hữu, kích thích sự hình thành, phát triển các khách hàng mới từ các ngành, các khu vực theo định hướng phát triển kinh tế xã hội, phát triển khu vực Thị Vải, Bình Thuận, hoặc ở khu vực miền Bắc thành các đầu mối/trung tâm LNG cả nước và phấn đấu nhập khẩu LNG từ năm 2022.
Đáng chú ý, dự án LNG tại Thị Vải của PV GAS đang được triển khai tích cực, nhằm cung cấp khí thiên nhiên hóa lỏng nhập khẩu để cung cấp cho các nhà máy điện Nhơn Trạch và các hộ tiêu thụ khác ở khu vực Đông Nam bộ. Ngoài việc mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia, quan trọng hơn, sự xuất hiện của Kho cảng LNG Thị Vải và Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 sẽ góp phần đảm bảo cho nhu cầu về khí cũng như điện cho khu vực công nghiệp đang ngày càng cấp thiết tại khu vực kinh tế trọng điểm Đông Nam bộ của Việt Nam.
“Cùng với việc đầu tư cơ sở hạ tầng, chuẩn bị cho việc nhập khẩu LNG, PV GAS đã, đang và sẽ cùng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cùng tham gia tư vấn, xây dựng các cơ chế chính sách cho Chính phủ để giải quyết các vấn đề về xây dựng khung pháp lý”, vị lãnh đạo cho biết.
13 Tháng Chín 2022, 23:16
Tại Việt Nam, thực tế, thị trường khí đã được hình thành và vận hành thành công an toàn trong nhiều năm qua và đây là nền tảng quan trọng cho sự phát triển bền vững trong việc nhập khẩu LNG thời gian sắp tới.