«Sẽ còn tồi tệ hơn». Hoa Kỳ đang chuẩn bị cuộc «cách mạng màu» mới
© Sputnik / Marko Kujavic
/ Đăng ký
Chính quyền Serbia cho rằng phương Tây ủng hộ các cuộc biểu tình đang lan rộng khắp đất nước nhằm phản đối việc khai thác lithium. Trước đó, đại diện của Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu có thể đã nhúng tay vào tình trạng bất ổn ở Belgrade do vụ xả súng vào học sinh và cuộc bầu cử Quốc hội.
Liệu cuộc «cách mạng màu» đang được sắp xếp này có đạt thành công ở vùng Balkan? - tài liệu của Sputnik sẽ lý giải câu hỏi đó.
Sự can thiệp của nước ngoài
Tổng thống Aleksandar Vucic thông báo về việc chuẩn bị một cuộc đảo chính, dẫn nguồn từ tư liệu của cơ quan tình báo Nga. Thủ tướng Milos Vucevic cam đoan rằng sẽ không để xảy ra bất kỳ cuộc «cách mạng màu» nào.
Tuần trước Phó Thủ tướng Alexander Vulin đã đến thăm Matxcơva. Đã thảo luận về “sự tham gia lộ liễu của các lực lượng bên ngoài trong việc hun nóng tình trạng căng thẳng leo thang giả tạo” ở Serbia. Vị thượng khách đã cảm ơn các cơ quan đặc nhiệm Nga vì đã «cảnh báo về việc tổ chức bạo loạn hàng loạt và âm mưu đảo chính».
“Chúng tôi trân trọng đánh giá cao sự kiên quyết của Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic và toàn bộ ê-kip của ông trong việc chống lại những nỗ lực này và duy trì những nguyên tắc khiến phương Tây khó chịu”, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đáp lễ.
Về phần mình, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố bất kỳ gợi ý nào về phần tham gia của Mỹ vào những cuộc biểu tình của người Serbia đều là «giả dối sai sự thật». Washington cũng nhấn mạnh rằng họ «biết rõ» lập trường của ông Vulin. Cựu Giám đốc cơ quan tình báo Serbia BIA đã bị Hoa Kỳ trừng phạt kể từ tháng 7 năm 2023, bao gồm cả «tội» «vì có liên hệ với Nga».
Brussels cũng phản hồi: “Các liên hệ với Matxcơva trong thời kỳ gây hấn ở Ukraina là không phù hợp với các giá trị của EU và sự hội nhập châu Âu”.
Chuyện này không mấy ảnh hưởng đến ông Vučić.
“Trong ba ngày vừa qua, tôi đã chăm chú nghiên cứu số lượng tiền mà các tổ chức phi chính phủ chính trị khác nhau đã gửi đến đất nước chúng tôi. Trong năm nay và năm ngoái là hàng trăm triệu euro. Tôi thậm chí còn nêu đề xuất đùa với Chính phủ rằng nên coi tiền này là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Và chúng tôi sẽ là người nắm giữ kỷ lục về điều này”, ông mỉa mai nói.
Lò rèn cách mạng
Cuộc biểu tình về lithium ở Belgrade bắt đầu vào ngày 10 tháng 8. Theo đánh giá của cảnh sát, khoảng 27.000 người tham gia hoạt động phản đối, còn phe đối lập tuyên bố có 40.000 người. Các thành viên biểu tình phong toả các ga xe lửa và các tòa nhà công sở.
Trước hết, mọi người không hài lòng khi số kim loại khai thác được lại không giao cho công ty trong nước mà cho Rio Tinto là công ty Australia-Anh. Công ty này bị tố cáo bỏ bê môi trường và di sản văn hóa của các quốc gia nơi nó hoạt động. Ngoài ra, công ty đang mua đất để khai thác mỏ cùng với nhà ở, như vậy có nghĩa là sẽ phải tái định cư. Trong khu vực chứa trữ lượng lithium hiện có khoảng 20.000 người sinh sống.
Trong khi đó, việc khai thác kim loại đất hiếm ở Serbia được lên kế hoạch phục vụ lợi ích của EU. Vấn đề là ở chỗ hiện thời người châu Âu nhập khẩu tới 98% nguyên liệu thô từ Trung Quốc và họ thực sự muốn thoát khỏi gọng kìm độc quyền đó.
Như vậy cũng có lợi cho Belgrade, vì trong triển vọng nước này sẽ có cơ sở sản xuất pin lithium-ion riêng của mình, tức là được tham gia vào chu trình sản xuất xe điện. Serbia được cho là có 17% trữ lượng lithium của châu Âu. Chừng đó sẽ là đủ trong khoảng thời gian dài. Theo ước tính của Bộ Tài chính, ngành này có thể mang lại lợi nhuận 13 tỷ USD mỗi năm.
Người Mỹ rõ ràng muốn lợi dụng tình hình. Hồi cuối tháng 7, Nhà Trắng cử đến Balkan vị tân đại diện là Alexander Kasanof. Tuy hoàn toàn không phải là chuyên gia về khu vực này, nhưng ông ta đã từng làm việc ở Kiev trong thời gian Euromaidan. Thêm nữa, ông ta còn là trợ lý của Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách Chính trị Victoria Nuland và người kế nhiệm bà là John Bass.
Đặc phái viên trước đó là Gabriel Escobar. Washington đã hy vọng rằng ông này sẽ hòa giải được Kosovo và Serbia. Nhưng kế hoạch đó đã đổ vỡ đến mức một số chính trị gia thường được coi là thân Nga đã gia nhập Chính phủ mới.
Nếu như có lý do
Trong cuộc trò chuyện với Sputnik, ông Oleg Bondarenko là người theo chủ nghĩa Balkanist kể lại rằng thỏa thuận khai thác lithium ở Serbia đã được ký kết ngay từ năm 2011 dưới thời Tổng thống Boris Tadic.
“Trong gần mười năm, Rio Tinto đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Nhưng khi họ sắp bắt đầu sản xuất vào năm 2019, Serbia đã phản đối trong một tháng rưỡi. Hơn nữa, vỉa quặng nằm gần khu vực được bảo vệ, nơi chào đời của người sáng lập nền văn học Serbia là Vuk Karadzic. Kết quả là chính quyền tạm thời đình chỉ việc nhượng quyền, nhưng bây giờ họ muốn khôi phục", ông giải thích.
Dự án này cực kỳ có lợi cho nước Cộng hòa nhỏ bé và không mấy giàu có, chuyên gia nói tiếp. Tài nguyên kim loại đất hiếm có thể trở thành Klondike của Serbia.
"Không quan trọng là ai nắm chính quyền: bất kỳ Chính phủ nào cũng quan tâm đến việc khai thác lithium", chuyên gia theo chủ nghĩa Balkanist tin chắc.
Về mối đe dọa của cuộc «cách mạng màu», thì nó vẫn luôn tồn tại, nhưng những cuộc biểu tình này không được truyền cảm hứng từ phương Tây, ông Bondarenko làm rõ. Chỉ đơn giản là phe đối lập bám lấy mọi cơ hội để gây bất ổn tình hình.
"Bây giờ là lithium, còn trước đó xảy ra vụ xả súng vào các học trò. Nhìn chung, Serbia có trình độ văn hóa chính trị cao. Đối với một triệu rưỡi người ở Belgrade, các cuộc biểu tình của trăm nghìn người là chuyện bình thường. Cũng giống như 1 triệu người xuống đường một lần ở Matxcơva mỗi năm. Nhưng chính quyền Vucic đã biết khống chế rủi ro một cách khéo léo và tìm ra tiếng nói chung với những nhóm cư dân nhất định, kể cả việc đạt thỏa thuận với một số thủ lĩnh của phe đối lập", chuyên gia theo chủ nghĩa Balkanist nhấn mạnh.
Đến lượt mình, chuyên gia Denis Denisov từ Đại học Tài chính trực thuộc Chính phủ Nga lưu ý về hoạt tính của khu vực Serbia phi chính phủ, được EU và Hoa Kỳ tài trợ. «Họ hành động khá tàn nhẫn. Đây là mối đe dọa với sự ổn định», nhà khoa học chính trị cảnh báo.
Ông nói tiếp: Phương Tây có nhiều lý do để lật đổ Vucic. Ông không muốn công nhận nền độc lập của Kosovo, không tham gia lệnh trừng phạt chống Nga và đã thành lập nội các Bộ trưởng thân Nga. Tổng thống và ê-kip của ông vẫn vững tin vượt qua tất cả các thử thách, nhưng định kỳ cảnh báo về khả năng xảy ra cuộc «cách mạng màu» để không ai lơ là.
“Vẫn tồn tại khả năng xảy ra cuộc đảo chính. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang gây tác động còn biên độ bền vững không lớn như các nước thuộc Liên minh Châu Âu. Phúc lợi của cư dân đang giảm sút. Đây cũng chính là điều mà các đối thủ của Vucic muốn lợi dụng”, chuyên gia nhận xét.
Tuy nhiên, trong tương lai gần, không nên mong đợi những chấn động lớn, ông nói thêm. Phương Tây tất nhiên đang chuẩn bị cuộc đảo chính, nhưng việc sẽ mất rất nhiều thời gian.