Nga đánh giá cao sự hỗ trợ của Việt Nam

© Ảnh : City portal 'Vtomske'/Dmitriy KandinskiyQuốc kỳ Việt Nam và Nga
Quốc kỳ Việt Nam và Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.09.2024
Đăng ký
Tuần này làm chúng tôi hài lòng không chỉ với nhiều bài viết về Việt Nam trên các phương tiện truyền thông Nga và nước ngoài mà còn với sự đa dạng của chúng.
Trong danh sách này có hai nội dung thực sự thu hút sự quan tâm: bản tin về bóng đá thu hút sự chú ý của truyền thông Nga và báo chí quốc tế tập trung chú ý đến cơn bão bất thường đang đến gần.
Ngoài hai chủ đề này, trong bài tổng quan truyền thống “Việt Nam trên báo chí nước ngoài”, chúng tôi sẽ nói về chính trị và kinh tế trong nước, du lịch và văn hóa, cũng như quan hệ Nga-Việt.

Bão số 3 Yagi sắp đổ bộ vào đất liền Bắc Bộ

Truyền thông phương Tây và phương Đông viết về một trong những cơn bão mạnh nhất năm 2024 là siêu bão Yagi đang tiến vào Việt Nam. Chính phủ đã đóng cửa 4 sân bay, đình chỉ khoảng 240 chuyến bay nội địa và 70 chuyến bay quốc tế nhằm “đảm bảo an toàn tuyệt đối” và “ngăn bão ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng”. Các nhà chức trách đang theo dõi những tác động có thể xảy ra đối với các mỏ dầu khí ở Biển Đông, hoạt động khai thác mỏ ở phía bắc, lưới điện, đập thủy điện, trang trại nuôi cá và ruộng lúa. Siêu bão Yagi được dự báo sẽ có sóng biển cao 7-9 m, vùng gần tâm siêu bão 10-12 m và gió mạnh trên cấp 8 có bán kính 250km. Chính phủ kêu gọi tàu thuyền không ra khơi và sơ tán 13.000 người dân và khách du lịch đến nơi an toàn.
Nikkei Asia đưa tin về vụ bê bối nổ ra tại Đại học Fulbright Việt Nam (FUV) do Mỹ tài trợ. FUV lên án mạnh mẽ thông tin sai lệch và gây kích động về trường với ngôn ngữ xúc phạm, sau khi tin đồn về việc trường này bị cáo buộc tham gia “vào các hoạt động thúc đẩy “cách mạng màu” ở Việt Nam” lan truyền. Trường gọi những tin đồn này là “vô lý” và “vô căn cứ” và có thể làm suy yếu mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn họp ứng phó với cơn bão số 3 - bão Yagi - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.09.2024
Siêu bão Yagi đang di chuyển khá nhanh

Gojek rút khỏi Việt Nam

Asiatechreview phân tích quyết định của công ty Gojek thuộc Tập đoàn GoTo (Indonesia), nền tảng gọi xe và giao đồ ăn, nói lời tạm biệt với thị trường Việt Nam. Trên thực tế, Việt Nam ban đầu vốn là lựa chọn khá hợp lý để mở rộng ở Đông Nam Á. Với dân số 100 triệu người, một nửa trong số đó dưới 30 tuổi, đây đã trở thành thị trường mở rộng đầu tiên của Gojek vào những ngày tháng sôi động của tháng 8/2018. Công ty Indonesia tìm cách lấp đầy khoảng trống được tạo ra khi Uber rời khỏi khu vực và một phần là để tăng sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Việt Nam là bước đầu tiên trong quá trình mở rộng bao gồm Singapore, Thái Lan và Philippines. Trong số các thị trường đó, hiện chỉ còn lại Singapore. Gojek đạt được rất ít thành công ở Việt Nam và hiện đang loại bỏ những bộ phận cồng kềnh của mình để tìm kiếm con đường dẫn đến lợi nhuận. Vietnam Briefing giới thiệu sơ lược 9 dự án cơ sở hạ tầng tại tỉnh Quảng Nam và Phú Yên do Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) hỗ trợ đang chờ đầu tư nước ngoài. Các dự án này bao gồm đường cao tốc, tuyến đường sắt cao tốc, cảng biển nước sâu và sân bay quốc tế mới. Kế hoạch cơ sở hạ tầng đầy tham vọng của chính phủ dự kiến ​​tiêu tốn 60 tỷ USD vào năm 2030. Nikkei Asia tiết lộ những ưu đãi mà Việt Nam sẽ cung cấp cho các công ty chip, từ giảm thuế đến quy trình xuất khẩu nhanh chóng, vì nền kinh tế Việt Nam đang hồi phục tăng trưởng và thu hút nhiều sự chú ý của các công ty toàn cầu như Nvidia và Besi. Cổng thông tin RB của Nga cho biết rằng, Softline, nhà cung cấp giải pháp và dịch vụ hàng đầu của Nga trong lĩnh vực chuyển đổi số và an toàn thông tin, đã mở văn phòng đại diện tại Việt Nam. Hiện nay Việt Nam có các điều kiện tối ưu để thành lập một trung tâm hậu cần nhờ động lực tích cực của quá trình số hóa nền kinh tế, thái độ tích cực đối với các giải pháp CNTT của Nga và cơ hội rộng hơn để lựa chọn các chuyên gia kỹ thuật có trình độ cao hơn so với một số nước láng giềng, cổng thông tin trích lời nói của giám đốc điều hành công ty Softline.
Quang cảnh những tòa nhà chọc trời ở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.08.2024
Dự báo mới về kinh tế Việt Nam

Phim kinh dị Việt-Thái

Tạp chí nổi tiếng chuyên ngành giải trí Variety viết về bộ phim kinh dị Thái – Việt “Cô dâu ma” của đạo diễn Thái Lan Lee Thongkham. Phim xoay quanh câu chuyện của một cô gái Việt Nam trẻ tuổi đến Thái Lan ra mắt gia đình vị hôn phu giàu có. Tại đây, cô bất ngờ chạm trán một hồn ma cô dâu sau khi thử chiếc váy cưới truyền thống của Thái Lan và dần khám phá được những bí mật đen tối về gia đình nhà chồng ẩn giấu bên trong bảo vật gia truyền này. Phim dự kiến ra mắt khán giả ở cả hai quốc gia vào đầu năm 2025. Bộ phim sẽ được Skyline Media đại diện phân phối bản quyền trên toàn cầu.

Bóng đá

Các ấn phẩm thể thao của Nga đăng tải thông tin, bình luận về trận đấu thuộc Giải bóng đá giao hữu quốc tế LPBank Cup 2024 giữa đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Nga đã diễn ra trên Sân vận động quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội). Dù đội tuyển Nga giành chiến thắng với tỷ số 3:0 nhưng theo đánh giá của giới chuyên môn thể thao, họ không thể hiện một lối chơi đẹp mắt và năng động.
Bóng đá. Trận đấu Nga - Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.09.2024
Đội tuyển bóng đá quốc gia Nga đánh bại đội tuyển Việt Nam trong trận giao hữu với tỷ số 3:0

Tình hữu nghị Nga-Việt phải được bảo vệ

Trang web Pravda.ru tiếp tục đăng các bài phỏng vấn của phóng viên Daria Aslamova với các chuyên gia Việt Nam về mối quan hệ giữa hai nước chúng ta. Lần này người đối thoại với cô là Đại tá Nguyễn Minh Tâm, mà các độc giả của Sputnik biết đến. Những lời nói của ông có sức thuyết phục, ông nói với độc giả và thính giả Nga về vai trò của Việt Nam trong thế giới hiện đại, về tính cách của người Việt Nam cũng như về khả năng mở rộng tương tác Nga-Việt. “Việt Nam không chọn bên mà chọn công lý, lẽ phải và tuân thủ luật pháp quốc tế. Việt Nam tôn trọng quan hệ đối tác thay vì xung đột, tham gia đối thoại hòa bình thay vì đối đầu, lấy hòa bình, ổn định làm cơ sở để duy trì trao đổi thường xuyên, tránh xung đột, để không phân chia lợi ích và tránh những rủi ro không đáng có, điều này đặc biệt quan trọng trong tình hình căng thẳng toàn cầu hiện nay. Mục tiêu thúc đẩy chính sách đối ngoại của Việt Nam là nhân dân và sự phát triển của con người”, chuyên gia nói. Ngày nay, mặc dù Việt Nam đã trải qua 50 năm hiện đại hóa, nhưng nhiều cơ sở quan trọng được tạo ra với sự giúp đỡ của Liên Xô vẫn đóng vai trò quan trọng. Liên Xô không chỉ giúp Việt Nam có được vũ khí, trang thiết bị quân sự hiện đại để đánh địch mà còn đào tạo hàng chục nghìn sĩ quan Việt Nam trên nhiều lĩnh vực - từ tham mưu trưởng đến sĩ quan kỹ thuật quân sự. Và chúng tôi ghi nhớ điều này và biết ơn nước Nga. Bây giờ cả hai nước nên tăng tỷ lệ giao dịch bằng tiền tệ quốc gia để giảm dần sự phụ thuộc vào đồng đô la và mở rộng đầu tư lẫn nhau. Nga nên tăng cường đầu tư vào Việt Nam trong những lĩnh vực nước này có lợi thế, trong đó có ngành điện hạt nhân, lĩnh vực mà Việt Nam rất cần để giảm phát thải khí nhà kính. Cả hai nước cần tăng cường hợp tác trong lĩnh vực vận tải đường sắt qua Trung Quốc và Mông Cổ. “Việt Nam sẽ đóng góp tiếng nói của mình tại các hội nghị cấp cao ASEAN, ở Đông Nam Á, để kêu gọi các nước trong khu vực này không chịu khuất phục trước sự thao túng và kiểm soát của Mỹ và phương Tây, để tiếp tục chính sách cân bằng và duy trì quan hệ hữu nghị với Nga. Tôi tin chắc rằng, đây là một ví dụ rõ ràng về việc sử dụng quyền lực mềm để hỗ trợ Nga”. Và trang mạng chính thức của Duma Quốc gia (Hạ viện) Liên bang Nga, đăng bài phỏng vấn Phó Chủ tịch thứ nhất Duma Quốc gia Ivan Melnikov về chuyến thăm chính thức sắp tới của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn tới Liên bang Nga từ ngày 8 đến 10/9 và quá trình chuẩn bị cho Phiên họp lần thứ ba Ủy ban Hợp tác liên nghị viện giữa hai nước. Ông Melnikov nhấn mạnh: “Chúng tôi đánh giá cao chuyến thăm đầu tiên của ông Trần Thanh Mẫn sau khi ông được Quốc hội Việt Nam bầu làm Chủ tịch Quốc hội sẽ diễn ra tại Liên bang Nga. Cùng với các đồng nghiệp Việt Nam, chúng tôi đã làm việc rất nghiêm túc về chương trình nghị sự của Phiên họp lần thứ ba: nó không chỉ toàn diện mà còn cực kỳ phù hợp để giải quyết các vấn đề đòi hỏi tiến bộ nhanh chóng. Chính tại cuộc gặp với ông Nguyễn Phú Trọng ở Mátxcơva năm 2018, ông Vyacheslav Volodin đã đề xuất sáng kiến tạo ra cơ chế như ủy ban liên nghị viện cấp cao. Và để tưởng nhớ những người như ông Nguyễn Phú Trọng, vì lợi ích của hai nước và nhân dân hai nước chúng ta, các nghị sĩ Nga và Việt Nam sẽ nỗ lực hết sức để tăng cường tình hữu nghị và đạt được những kết quả trong khuôn khổ công việc của Ủy ban Hợp tác liên nghị viện”, ông Ivan Melnikov nói.
Sản xuất tại chỗ – chìa khóa tăng trưởng hợp tác giữa Việt Nam và Viễn Đông Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.09.2024
Multimedia
Sản xuất tại chỗ – chìa khóa tăng trưởng hợp tác giữa Việt Nam và Viễn Đông Nga

Du lịch Việt Nam

The Star đưa tin rằng, kế từ đầu năm đến tháng 8/2024, tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 11,4 triệu lượt, tăng 45,8% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 1% so với cùng kỳ năm 2019 trước đại dịch COVID-19. Breaking Travel News cho biết rằng, các nhà lãnh đạo ngành du lịch từ khắp châu Á đã tập trung tại Manila, thủ đô của Philippines, để tôn vinh các thương hiệu du lịch xuất sắc nhất. Giải thưởng danh giá World Travel Awards 2024 (WTA) khu vực châu Á và châu Đại Dương năm nay được Philippines đăng cai tổ chức đã diễn ra tại City of Dreams, thủ đô Manila, với sự tham gia của nhiều công ty du lịch xuất sắc toàn cầu. Tại sự kiện được mệnh danh là “Oscar của Du lịch thế giới” năm nay, Việt Nam một lần nữa khẳng định vị thế của mình trên bản đồ du lịch quốc tế khi xuất sắc giành được ba giải thưởng quan trọng ở cấp quốc gia: "Điểm đến hàng đầu châu Á 2024", "Điểm đến di sản hàng đầu châu Á 2024", "Điểm đến thiên nhiên hàng đầu châu Á 2024". Nhiều địa phương và doanh nghiệp Việt Nam cũng ghi dấu ấn tại giải thưởng năm nay. Cụ thể, Hà Nội được xướng tên là "Điểm đến du lịch thành phố hàng đầu châu Á", "Điểm đến du lịch thành phố cho kỳ nghỉ ngắn ngày hàng đầu châu Á". Trong khi đó, Thành phố Hồ Chí Minh được vinh danh "Điểm đến du lịch doanh nhân hàng đầu châu Á", "Điểm đến lễ hội và sự kiện hàng đầu châu Á". Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh là "Cơ quan quản lý du lịch thành phố hàng đầu châu Á". Lần đầu tiên Hà Giang được vinh danh "Điểm đến du lịch văn hóa cấp địa phương hàng đầu châu Á". Còn Hội An lần thứ 5 trở thành "Điểm đến thành phố văn hóa hàng đầu châu Á". InterContinental Danang Sun Peninsula Resort đoạt giải Khu nghỉ dưỡng xanh tốt nhất châu Á và Khu nghỉ dưỡng sang trọng tốt nhất châu Á, còn hãng hàng không Vietjet nổi bật tại World Travel Awards 2024 khi xuất sắc giành được cùng lúc hai giải thưởng "Hãng hàng không hàng đầu châu Á về trải nghiệm khách hàng" và "Hãng hàng không có chương trình khách hàng thân thiết dẫn đầu châu Á".
Tourbusiness cho biết rằng, hơn 35 nghìn chuyên gia du lịch tham gia Hội chợ du lịch quốc tế ITE Thành phố Hồ Chí Minh 2024. Phái đoàn St. Petersburg tham gia tích cực Hội chợ ITE diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 05 - 07/9/2024, tại thành phố lớn nhất Việt Nam - Thành phố Hồ Chí Minh.
Cảnh đẹp Vịnh Hạ Long lúc hoàng hôn ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.07.2024
Du lịch Việt Nam hồi sinh: Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала