https://kevesko.vn/20250126/vi-sao-kieu-hoi-o-at-do-ve-viet-nam-34211352.html
Vì sao kiều hối ồ ạt đổ về Việt Nam?
Vì sao kiều hối ồ ạt đổ về Việt Nam?
Sputnik Việt Nam
Mặc cho bức tranh kinh tế toàn cầu đang ảm đạm, Việt Nam vẫn nằm trong 10 quốc gia có lượng kiều hối lớn nhất thế giới. Điều này đã đóng góp quan trọng cho sự... 26.01.2025, Sputnik Việt Nam
2025-01-26T21:23+0700
2025-01-26T21:23+0700
2025-01-26T21:23+0700
việt nam
ngân hàng nhà nước vn
kinh tế
chính trị
thông tin
fdi
bùi thanh sơn
thế giới
thành phố hồ chí minh
ngân hàng thế giới
https://cdn.img.kevesko.vn/img/282/55/2825548_0:164:3059:1885_1920x0_80_0_0_34118d3ffb1b76e985c61fada1b25d3d.jpg
Trong năm 2024, lượng kiều hối đổ về Việt Nam ước đạt gần 16 tỷ USD. Đây được xem là mức kiều hối cao trong bối cảnh khó khăn hiện tại.Việt Nam lọt top quốc gia thu hút kiều hốiMỗi dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, lượng kiều hối chuyển về thường cao hơn bình quân chung của các tháng trong năm. Thực tế này xuất phát từ tình cảm của đại bộ phận kiều bào hướng về quê hương Tổ quốc, về người thân và gia đình mỗi khi Tết đến Xuân về, gửi tiền về biếu tặng người thân nhân dịp cuối năm, như một truyền thống uống nước nhớ nguồn, tri ân và cảm ơn bố mẹ, người thân ở quê nhà.Mùa cao điểm chuyển tiền kiều hối Tết thường kéo dài trong khoảng 1 tháng trước và sau Tết Nguyên đán. Theo thống kê, lượng kiều hối chuyển về trong nước mùa cao điểm Tết năm nay tăng đáng kể cả về số lượt gửi và số tiền gửi trên mỗi món.Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Tổ chức Hợp tác quốc tế về người di cư ghi nhận, trung bình 3 năm gần đây Việt Nam nhận khoảng 17-18 tỷ USD kiều hối mỗi năm. Trong 10 năm gần đây, lượng kiều hối đã trở thành điểm sáng của Việt Nam.Do nhiều yếu tố khách quan, dòng kiều hối về Việt Nam có năm cũng bị sụt giảm theo xu hướng chung, nhưng vẫn duy trì trong top 10 quốc gia có lượng kiều hối lớn nhất thế giới, lọt top 3 quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương.Trong đó, TP.HCM – với vị thế là trung tâm kinh tế lớn của cả nước – là địa phương hút lượng kiều hối lớn nhất Việt Nam.Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM Nguyễn Đức Lệnh cho biết, kiều hối đổ về TP.HCM trong cả năm 2024 ước đạt khoảng 9,6 tỷ USD, tăng thêm khoảng 140 triệu USD so với năm 2023.Trong đó, kiều hối về thông qua các công ty kiều hối chiếm hơn 74% tổng lượng kiều hối chuyển về thành phố và phần còn lại (gần 25%) đi qua các tổ chức tín dụng.Trong số các khu vực gửi kiều hối về TP.HCM, châu Á chiếm cao nhất với 53,8% tổng lượng kiều hối năm 2024, tăng hơn 24% so với năm 2023. Lượng kiều hối về từ châu Đại Dương tăng 20%, châu Mỹ tăng 4,4%. Tuy nhiên, kiều hối từ châu Âu giảm 19,1% so với năm 2023.Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, gần 6 triệu người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại hơn 130 quốc gia, vùng lãnh thổ là bộ phận không thể tách rời của dân tộc, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, khoa học công nghệ, giáo dục, y tế và các hoạt động thiện nguyện khác ở quê hương.Mức kiều hối này tương đương năm 2023, thời điểm kiều hối về Việt Nam đạt mức cao kỷ lục sau thời gian tăng trưởng chậm do đại dịch COVID-19.Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) dẫn số liệu từ doanh nghiệp cho hay, trong 11 tháng năm 2024, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 143.160 lao động, vượt mục tiêu đưa từ 125.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cả năm.Nhiều chính sách hấp dẫn kiều hốiTheo ông Nguyễn Đức Lệnh, trong năm nay TP.HCM sẽ triển khai một số chính sách mới được kỳ vọng có thể thu hút lượng kiều hối hiệu quả hơn trong thời gian tới, như Đề án Chính sách phát huy hiệu quả nguồn lực kiều hối trên địa bàn Thành phố từ nay đến năm 2030.Cụ thể, TP.HCM đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét cho phép người nước ngoài gốc Việt Nam không cư trú ở Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng được mở tài khoản, được lựa chọn giữ tiền gửi bằng ngoại tệ hoặc bằng Việt Nam đồng, được chuyển gốc và lãi bằng ngoại tệ đã chọn.Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, đây là lần đầu tiên có một đề án cụ thể thu hút nguồn kiều hối chảy vào các lĩnh vực cụ thể. Nếu các vấn đề như lãi suất, trái phiếu… đủ sức thu hút kiều bào thì cũng là một giải pháp để gia tăng kiều hối vào Việt Nam.Chuyên gia cho rằng, từ trước đến nay, bà con kiều bào thường gửi tiền về cho người thân gia đình, có những thời điểm lãi suất trong nước cao hơn quốc tế thì gửi tiền về nước để hưởng chênh lệch.Về phần mình, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh cho biết, lượng kiều hối về Việt Nam ngày càng gia tăng, trở thành nguồn vốn lớn bổ sung vào đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân trong nước.Dòng tiền của người Việt ở nước ngoài gửi về cho người thân, gia đình để chi tiêu, xây dựng, mua nhà cửa… là chính, qua đó đóng góp lớn vào việc đảm bảo đời sống của nhiều gia đình, hỗ trợ an sinh xã hội trong nước.Theo ông, trong nhiều năm qua, Chính phủ Việt Nam đã có các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để kiều bào an tâm về quê đầu tư kinh doanh hay muốn chuyển tiền đầu tư, hỗ trợ người thân. Đặc biệt, dòng tiền chuyển về đầu tư chiếm tỷ trọng cao càng cho thấy môi trường kinh doanh, đầu tư ở Việt Nam khá hấp dẫn.Luật Đất đai sửa đổi và Luật Kinh doanh bất động sản mới đã có những quy định nhằm bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, như mở rộng quyền sử dụng đất với công dân Việt Nam, kể cả người Việt Nam định cư sinh sống ở nước ngoài.Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam (người còn quốc tịch Việt Nam) sẽ vẫn được hưởng đầy đủ quyền lợi về nhà ở như công dân trong nước.Chưa hết, bà con kiều bào sẽ được đầu tư, kinh doanh bất động sản như công dân trong nước. Như vậy, người Việt kiều sẽ được đầu tư xây dựng nhà ở, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua; đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản để chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật.Theo giới chuyên gia, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam ngày càng nhiều không chỉ giúp cho các ngân hàng gia tăng lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ, mà còn phục vụ chính sách thu hút nguồn ngoại tệ tăng dự trữ ngoại hối quốc gia.Ngoài ra, kiều hối chuyển qua kênh các ngân hàng thương mại cũng giúp chính các ngân hàng này gia tăng tiếp cận các hộ gia đình, từ đó phát triển mảng bán lẻ đến từng người nghèo ở khu vực nông thôn, thúc đẩy tiết kiệm, đầu tư hiệu quả từ nguồn kiều hối.
https://kevesko.vn/20241227/kieu-hoi-o-at-do-ve-viet-nam-33807992.html
https://kevesko.vn/20241017/kieu-hoi-chuyen-ve-viet-nam-chu-yeu-tu-dau-32419948.html
https://kevesko.vn/20250109/vai-net-phac-hoa-buc-tranh-kinh-te-viet-nam-nam-2025-33950894.html
https://kevesko.vn/20250105/kinh-te-viet-nam-2025-phai-chu-y-nhung-bien-so-nao-33906565.html
https://kevesko.vn/20241231/tang-truong-kinh-te-viet-nam-nam-2024-vuot-nhung-du-bao-lac-quan-nhat-33845819.html
thành phố hồ chí minh
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/282/55/2825548_164:0:2895:2048_1920x0_80_0_0_5b20934db2b71cf30562ffc7cb254ff4.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, ngân hàng nhà nước vn, kinh tế, chính trị, thông tin, fdi, bùi thanh sơn, thế giới, thành phố hồ chí minh, ngân hàng thế giới
việt nam, ngân hàng nhà nước vn, kinh tế, chính trị, thông tin, fdi, bùi thanh sơn, thế giới, thành phố hồ chí minh, ngân hàng thế giới
Trong năm 2024, lượng kiều hối đổ về Việt Nam ước đạt gần 16 tỷ USD. Đây được xem là mức kiều hối cao trong bối cảnh khó khăn hiện tại.
Việt Nam lọt top quốc gia thu hút kiều hối
Mỗi dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, lượng kiều hối chuyển về thường cao hơn bình quân chung của các tháng trong năm. Thực tế này xuất phát từ tình cảm của đại bộ phận kiều bào hướng về quê hương Tổ quốc, về người thân và gia đình mỗi khi
Tết đến Xuân về, gửi tiền về biếu tặng người thân nhân dịp cuối năm, như một truyền thống uống nước nhớ nguồn, tri ân và cảm ơn bố mẹ, người thân ở quê nhà.
Mùa cao điểm chuyển tiền kiều hối Tết thường kéo dài trong khoảng 1 tháng trước và sau Tết Nguyên đán. Theo thống kê, lượng kiều hối chuyển về trong nước mùa cao điểm Tết năm nay tăng đáng kể cả về số lượt gửi và số tiền gửi trên mỗi món.
27 Tháng Mười Hai 2024, 14:57
Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Tổ chức Hợp tác quốc tế về người di cư ghi nhận, trung bình 3 năm gần đây Việt Nam nhận khoảng 17-18 tỷ USD kiều hối mỗi năm. Trong 10 năm gần đây, lượng kiều hối đã trở thành điểm sáng của Việt Nam.
Do nhiều yếu tố khách quan, dòng kiều hối về Việt Nam có năm cũng bị sụt giảm theo xu hướng chung, nhưng vẫn duy trì trong top 10 quốc gia có lượng kiều hối lớn nhất thế giới, lọt top 3 quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Trong đó,
TP.HCM – với vị thế là trung tâm kinh tế lớn của cả nước – là địa phương hút lượng kiều hối lớn nhất Việt Nam.
Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM Nguyễn Đức Lệnh cho biết, kiều hối đổ về TP.HCM trong cả năm 2024 ước đạt khoảng 9,6 tỷ USD, tăng thêm khoảng 140 triệu USD so với năm 2023.
Trong đó, kiều hối về thông qua các công ty kiều hối chiếm hơn 74% tổng lượng kiều hối chuyển về thành phố và phần còn lại (gần 25%) đi qua các tổ chức tín dụng.
Trong số các khu vực gửi kiều hối về TP.HCM, châu Á chiếm cao nhất với 53,8% tổng lượng kiều hối năm 2024, tăng hơn 24% so với năm 2023. Lượng kiều hối về từ châu Đại Dương tăng 20%, châu Mỹ tăng 4,4%. Tuy nhiên, kiều hối từ châu Âu giảm 19,1% so với năm 2023.
17 Tháng Mười 2024, 01:39
Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, gần 6 triệu người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại hơn 130 quốc gia, vùng lãnh thổ là bộ phận không thể tách rời của dân tộc, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, khoa học công nghệ, giáo dục, y tế và các hoạt động thiện nguyện khác ở quê hương.
"Hơn 421 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký 1,72 tỷ USD tại 42 trong 63 tỉnh thành, cùng nguồn kiều hối dự báo đạt khoảng 16 tỷ USD trong năm 2024 là những nguồn lực rất quan trọng cho sự phát triển của đất nước", TTXVN dẫn lời Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh.
Mức kiều hối này tương đương năm 2023, thời điểm kiều hối về Việt Nam đạt mức cao kỷ lục sau thời gian tăng trưởng chậm do đại dịch COVID-19.
Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) dẫn số liệu từ doanh nghiệp cho hay, trong 11 tháng năm 2024, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 143.160 lao động, vượt mục tiêu đưa từ 125.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cả năm.
“Đây là yếu tố quan trọng góp phần tăng thêm nguồn kiều hối chuyển về Việt Nam trong năm nay”, Giám đốc một công ty kiều hối nói.
Nhiều chính sách hấp dẫn kiều hối
Theo ông Nguyễn Đức Lệnh, trong năm nay TP.HCM sẽ triển khai một số chính sách mới được kỳ vọng có thể thu hút lượng kiều hối hiệu quả hơn trong thời gian tới, như Đề án Chính sách phát huy hiệu quả nguồn lực kiều hối trên địa bàn Thành phố từ nay đến năm 2030.
Cụ thể, TP.HCM đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét cho phép người nước ngoài gốc Việt Nam không cư trú ở
Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng được mở tài khoản, được lựa chọn giữ tiền gửi bằng ngoại tệ hoặc bằng Việt Nam đồng, được chuyển gốc và lãi bằng ngoại tệ đã chọn.
Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, đây là lần đầu tiên có một đề án cụ thể thu hút nguồn kiều hối chảy vào các lĩnh vực cụ thể. Nếu các vấn đề như lãi suất, trái phiếu… đủ sức thu hút kiều bào thì cũng là một giải pháp để gia tăng kiều hối vào Việt Nam.
Chuyên gia cho rằng, từ trước đến nay, bà con kiều bào thường gửi tiền về cho người thân gia đình, có những thời điểm lãi suất trong nước cao hơn quốc tế thì gửi tiền về nước để hưởng chênh lệch.
“Hiện nay lãi suất USD bằng 0% nên không còn hiện tượng này nhưng dòng chảy này tăng cao một phần cũng là do người Việt làm việc ở nước ngoài tin vào sự ổn định của nền kinh tế và nhìn thấy những cơ hội đầu tư tốt hơn ở thị trường trong nước”, ông Hiếu nói.
Về phần mình, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh cho biết, lượng kiều hối về Việt Nam ngày càng gia tăng, trở thành nguồn vốn lớn bổ sung vào đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân trong nước.
Dòng tiền của người Việt ở nước ngoài gửi về cho người thân, gia đình để chi tiêu, xây dựng, mua nhà cửa… là chính, qua đó đóng góp lớn vào việc đảm bảo đời sống của nhiều gia đình, hỗ trợ an sinh xã hội trong nước.
Theo ông, trong nhiều năm qua,
Chính phủ Việt Nam đã có các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để kiều bào an tâm về quê đầu tư kinh doanh hay muốn chuyển tiền đầu tư, hỗ trợ người thân. Đặc biệt, dòng tiền chuyển về đầu tư chiếm tỷ trọng cao càng cho thấy môi trường kinh doanh, đầu tư ở Việt Nam khá hấp dẫn.
“Đặc biệt, với việc luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực từ ngày 1/8/2024 vừa qua cho phép kiều bào về đầu tư, kinh doanh bất động sản như người dân trong nước thì dòng kiều hối về Việt Nam sẽ tiếp tục gia tăng”, chuyên gia Đinh Trọng Thịnh kỳ vọng.
Luật Đất đai sửa đổi và Luật Kinh doanh bất động sản mới đã có những quy định nhằm bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, như mở rộng quyền sử dụng đất với công dân Việt Nam, kể cả người Việt Nam định cư sinh sống ở nước ngoài.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam (người còn quốc tịch Việt Nam) sẽ vẫn được hưởng đầy đủ quyền lợi về nhà ở như công dân trong nước.
Chưa hết, bà con kiều bào sẽ được đầu tư,
kinh doanh bất động sản như công dân trong nước. Như vậy, người Việt kiều sẽ được đầu tư xây dựng nhà ở, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua; đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản để chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật.
31 Tháng Mười Hai 2024, 18:27
Theo giới chuyên gia, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam ngày càng nhiều không chỉ giúp cho các ngân hàng gia tăng lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ, mà còn phục vụ chính sách thu hút nguồn ngoại tệ tăng dự trữ ngoại hối quốc gia.
Ngoài ra, kiều hối chuyển qua kênh các ngân hàng thương mại cũng giúp chính các ngân hàng này gia tăng tiếp cận các hộ gia đình, từ đó phát triển mảng bán lẻ đến từng người nghèo ở khu vực nông thôn, thúc đẩy tiết kiệm, đầu tư hiệu quả từ nguồn kiều hối.