https://kevesko.vn/20250224/co-tuyen-duong-sat-moi-lao-cai---ha-noi---hai-phong-hang-hoa-viet-di-chau-au-se-nhanh-va-re-34633443.html
Có tuyến đường sắt mới Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, hàng hóa Việt đi châu Âu sẽ nhanh và rẻ
Có tuyến đường sắt mới Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, hàng hóa Việt đi châu Âu sẽ nhanh và rẻ
Sputnik Việt Nam
Tuyến đường sắt mới nối Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khi được triển khai sẽ giúp hạ tầng đường sắt liên vận Việt Nam đồng bộ với Trung Quốc, giúp giao thương... 24.02.2025, Sputnik Việt Nam
2025-02-24T07:38+0700
2025-02-24T07:38+0700
2025-02-24T07:38+0700
việt nam
tác giả
quan điểm-ý kiến
logistics
bộ giao thông vận tải
châu âu
lào cai
hà nội
hải phòng
trung quốc
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/07/01/16044765_1:0:1932:1086_1920x0_80_0_0_6a38e58724434ec77a41d885c1be5dd3.jpg
Bất cập trên tuyến đường sắt cũTại Việt Nam hiện chỉ có ba tuyến đường sắt liên vận quốc tế. Đầu tiên là tuyến từ ga Kép (Bắc Giang) đến Đồng Đăng (Lạng Sơn), nối với Trung Quốc.Cuối cùng, tuyến đường sắt từ ga Sóng Thần, tỉnh Bình Dương nối với Trung Quếp tục đi đến Bằng Tường, Quảng Tây (Trung Quốc). Từ đây có thể tiếp tục vào sâu nội địa Trung Quốc hoặc quá cảnh sang các nước Trung Á, Nga và EU.Cuối cùng, tuyến đường sắt từ ga Sóng Thần, tỉnh Bình Dương nối với Trung Quốc. Tuy nhiên, với cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, ba tuyến đường sắt này chưa thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các quốc gia đối tác, đặc biệt là đối với các thị trường châu Âu.Nói về vấn đề này, trao đổi với Sputnik, Ông Nguyễn Hoàng Thanh - Phó tổng giám đốc Công ty CP vận tải và thương mại đường sắt (Ratraco) cho biết, hiện tuyến Yên Viên - Lào Cai chưa thực hiện được vận chuyển hàng liên vận quốc tế thông thường. Tuyến này chủ yếu chỉ vận chuyển hàng quá cảnh qua Việt Nam sang Trung Quốc như lưu huỳnh và quặng sắt.Mặc dù thời gian vận chuyển hàng hóa từ ga Yên Viên (Việt Nam) - ga Nam Ninh (Trung Quốc) chỉ mất 14 tiếng, tương đương 1/3 so với việc vận chuyển bằng đường bộ hoặc đường biển.Sau 6 năm hoạt động, tuyến Hà Nội - Đồng Đăng - Nam Ninh chỉ có 3 chuyến/tuần do hạ tầng xuống cấp. Trong khi tuyến Hà Nội - Lào Cai - Hà Khẩu cũng ít chuyến vì đường ray không đồng nhất, gây khó khăn trong vận hành.Thêm lựa chọn vận tải cho DN xuất nhập khẩuTuyến đường sắt hiện tại với khổ 1.000mm đã được xây dựng từ thời Pháp thuộc. Trong khi hầu hết các quốc gia khác sử dụng khổ đường sắt 1.435mm cho các tuyến đường sắt phục vụ tàu liên vận quốc tế.Ngành đường sắt Việt Nam đặt mục tiêu vận chuyển 5 triệu tấn hàng hóa qua các tuyến đường sắt liên vận quốc tế vào năm 2030. Để gia tăng luồng hàng và khách hàng mới, cần phải có tuyến đường sắt mới Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.Khi tuyến đường sắt mới được xây dựng, hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ có thể được vận chuyển bằng tàu liên vận suốt hành trình đến châu Âu, giúp giảm đáng kể giá thành vận tải và chi phí logistics.Cùng quan điểm với ông Thanh,GS. TS. Bùi Xuân Phong - Nguyên Chủ tịch Hội kinh tế & vận tải đường sắt Việt Nam chia sẻ thêm, dự án sẽ tạo ra sự kết nối chặt chẽ giữa Việt Nam với Trung Quốc cũng như sang châu Âu.Dự kiến, tuyến đường sắt này sẽ được triển khai từ năm 2026 và cơ bản hoàn thành vào năm 2030. Tuy nhiên, ông Phong lưu ý rằng, đường sắt có những đặc thù riêng, không giống như đường bộ có thể xây dựng đường tránh. Bởi vậy, cần tính toán kỹ phân kỳ đầu tư của dự án.
https://kevesko.vn/20250219/quoc-hoi-thong-qua-chu-truong-dau-tu-tuyen-duong-sat-ket-noi-voi-trung-quoc-34584403.html
https://kevesko.vn/20241210/day-nhanh-3-tuyen-duong-sat-kho-tieu-chuan-ket-noi-viet-nam---trung-quoc-33432251.html
https://kevesko.vn/20250213/viet-nam-se-can-hon-83-ty-usd-lam-tuyen-duong-sat-noi-voi-trung-quoc-34502556.html
lào cai
hà nội
hải phòng
trung quốc
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/07/01/16044765_296:0:1744:1086_1920x0_80_0_0_33d51d3de2bb6e4db4abf141ebe821c2.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
việt nam, tác giả, quan điểm-ý kiến, logistics, bộ giao thông vận tải, châu âu, lào cai, hà nội, hải phòng, trung quốc, hàng hóa, kinh doanh, kinh tế, đường sắt, đường sắt việt nam, xuất nhập khẩu, dự án, hợp tác, chính trị, giao thông
việt nam, tác giả, quan điểm-ý kiến, logistics, bộ giao thông vận tải, châu âu, lào cai, hà nội, hải phòng, trung quốc, hàng hóa, kinh doanh, kinh tế, đường sắt, đường sắt việt nam, xuất nhập khẩu, dự án, hợp tác, chính trị, giao thông
Có tuyến đường sắt mới Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, hàng hóa Việt đi châu Âu sẽ nhanh và rẻ
Tuyến đường sắt mới nối Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khi được triển khai sẽ giúp hạ tầng đường sắt liên vận Việt Nam đồng bộ với Trung Quốc, giúp giao thương hàng hóa với châu Âu nhanh hơn, rẻ hơn. Từ đó, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.
Bất cập trên tuyến đường sắt cũ
Tại Việt Nam hiện chỉ có ba tuyến đường sắt liên vận quốc tế. Đầu tiên là tuyến từ ga Kép (Bắc Giang) đến Đồng Đăng (Lạng Sơn), nối với Trung Quốc.
Cuối cùng, tuyến đường sắt từ ga Sóng Thần, tỉnh Bình Dương nối với Trung Quếp tục đi đến Bằng Tường, Quảng Tây (Trung Quốc). Từ đây có thể tiếp tục vào sâu nội địa Trung Quốc hoặc quá cảnh sang các nước Trung Á,
Nga và EU.
Cuối cùng, tuyến đường sắt từ ga Sóng Thần, tỉnh Bình Dương nối với Trung Quốc.
Tuy nhiên, với cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, ba tuyến đường sắt này chưa thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các quốc gia đối tác, đặc biệt là đối với các thị trường châu Âu.
Nói về vấn đề này, trao đổi với Sputnik, Ông Nguyễn Hoàng Thanh - Phó tổng giám đốc Công ty CP vận tải và thương mại đường sắt (Ratraco) cho biết, hiện tuyến Yên Viên - Lào Cai chưa thực hiện được vận chuyển hàng liên vận quốc tế thông thường. Tuyến này chủ yếu chỉ vận chuyển hàng quá cảnh qua Việt Nam sang
Trung Quốc như lưu huỳnh và quặng sắt.
Mặc dù thời gian vận chuyển hàng hóa từ ga Yên Viên (Việt Nam) - ga Nam Ninh (Trung Quốc) chỉ mất 14 tiếng, tương đương 1/3 so với việc vận chuyển bằng đường bộ hoặc đường biển.
Sau 6 năm hoạt động, tuyến Hà Nội - Đồng Đăng - Nam Ninh chỉ có 3 chuyến/tuần do hạ tầng xuống cấp. Trong khi tuyến Hà Nội - Lào Cai - Hà Khẩu cũng ít chuyến vì đường ray không đồng nhất, gây khó khăn trong vận hành.
“Nguyên nhân chủ yếu là do hệ thống hạ tầng kết nối giữa hai bên không đồng bộ (1.000/1.435mm) dẫn đến việc thực hiện thủ tục hải quan tại Trung Quốc gặp rất nhiều khó khăn. Việc này cũng dẫn đến hàng hóa giao thương hai nước gặp rào cản do phát sinh chi phí chuyển tải, năng lực xếp dỡ chuyển đổi phương tiện thiếu. Vì vậy, làm phát sinh thời gian và chi phí logistics cho khách hàng”, ông Thanh chỉ ra bất cập trên tuyến đường sắt cũ.
Thêm lựa chọn vận tải cho DN xuất nhập khẩu
Tuyến đường sắt hiện tại với khổ 1.000mm đã được xây dựng từ thời Pháp thuộc. Trong khi hầu hết các quốc gia khác sử dụng khổ đường sắt 1.435mm cho các tuyến đường sắt phục vụ tàu liên vận quốc tế.

10 Tháng Mười Hai 2024, 18:37
Ngành đường sắt Việt Nam đặt mục tiêu vận chuyển 5 triệu tấn hàng hóa qua
các tuyến đường sắt liên vận quốc tế vào năm 2030. Để gia tăng luồng hàng và khách hàng mới, cần phải có tuyến đường sắt mới Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Khi tuyến đường sắt mới được xây dựng, hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ có thể được vận chuyển bằng tàu liên vận suốt hành trình đến châu Âu, giúp giảm đáng kể giá thành vận tải và chi phí logistics.
“Xét về góc độ chung, đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc hoặc quá cảnh ở Trung Quốc đi nước thứ ba (Trung Á-châu Âu). Dự án này triển khai sẽ giúp DN tiết kiệm nhiều về mặt thời gian và chi phí xuất nhập khẩu. Do hiện tại DN xuất nhập khẩu Việt Nam đang phải sử dụng tuyến Hải Phòng - Hà Nội - Lạng Sơn, có mật độ giao thông tương đối cao. Điển hình như trong năm 2024, sản lượng vận chuyển tuyến Hà Nội - Đồng Đăng - Bằng Tường trên 30000 TEUs, nhưng tuyến phía Tây gần như rất ít do những hạn chế đối với việc vận chuyển container. Có thể nói, tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng triển khai sẽ giúp DN có thêm sự lựa chọn tuyến vận tải, tránh trường hợp bị dồn vào một tuyến như hiện tại”, PTGĐ Ratraco nói với Sputnik.
Cùng quan điểm với ông Thanh,GS. TS. Bùi Xuân Phong - Nguyên Chủ tịch Hội kinh tế & vận tải đường sắt
Việt Nam chia sẻ thêm, dự án sẽ tạo ra sự kết nối chặt chẽ giữa Việt Nam với Trung Quốc cũng như sang châu Âu.
“Hiện nay, tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng nối hai cực tăng trưởng chỉ có khổ đường 1.000mm đã lạc hậu, năng lực vận chuyển chưa đáp ứng yêu cầu, thì việc đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng là hết sức cần thiết. Việc kết nối đường sắt giữa hai nước là vô cùng quan trọng trong chuỗi cung ứng, mang tính chiến lược cao. Tàu hàng liên vận quốc tế có thể qua lại đường sắt hai nước Việt Nam - Trung Quốc thuận lợi. Đồng thời, hàng xuất khẩu của Việt Nam có thể theo tàu qua Trung Quốc, quá cảnh đi châu Âu. Hình thành tuyến thông đạo bằng đường sắt liên kết Đông Á - Trung Á - châu Âu”.
Dự kiến, tuyến đường sắt này sẽ được triển khai từ năm 2026 và cơ bản hoàn thành vào năm 2030. Tuy nhiên, ông Phong lưu ý rằng, đường sắt có những đặc thù riêng, không giống như đường bộ có thể xây dựng đường tránh. Bởi vậy, cần tính toán kỹ phân kỳ đầu tư của dự án.