https://kevesko.vn/20250426/ten-lua-va-may-bay-moi-danh-cho-viet-nam-35803424.html
Tên lửa và máy bay mới dành cho Việt Nam
Tên lửa và máy bay mới dành cho Việt Nam
Sputnik Việt Nam
Tuần này, trên các phương tiện truyền thông Nga và nước ngoài có rất nhiều bài viết và thông tin thú vị về Việt Nam. Các tác giả viết về chính sách đối nội... 26.04.2025, Sputnik Việt Nam
2025-04-26T06:12+0700
2025-04-26T06:12+0700
2025-04-26T06:12+0700
nga
việt nam
du lịch
tên lửa
máy bay
hoa kỳ
lương cường
phạm minh chính
vatican
lào
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/06/19/10721646_0:0:3174:1785_1920x0_80_0_0_98640db666c575ecae2195761bac6ee4.jpg.webp
Lào, Vatican, Nhật BảnAsia News viết về chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào của Chủ tịch nước Việt Nam Lương Cường và cuộc hội đàm của ông với Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith. Hai nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường quan hệ kinh tế, cơ sở hạ tầng, tài chính và du lịch, thống nhất mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 5 tỷ USD trong những năm tới và thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn. Tờ báo này cũng cho biết rằng, ngay sau khi nhận được tin Giáo hoàng Francis qua đời, thay mặt Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng-Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi lời chia buồn đến Tòa thánh. Tờ Kyodo của Nhật Bản đưa tin, Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru sẽ có chuyến thăm 4 ngày đến Việt Nam và Philippines, bắt đầu từ ngày 27-4. Đối với Nhật Bản, một trong những ưu tiên ngoại giao hàng đầu là tăng cường quan hệ với Đông Nam Á, động lực chính thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu và là khu vực có tầm quan trọng chiến lược, tờ báo viết.Kỷ nguyên phát triển mới của Việt NamEast Asia Forum dành một bài viết dài về chủ trương “kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam” của Tổng Bí thư Tô Lâm – một giai đoạn phát triển mới táo bạo được thúc đẩy bởi chuyển đổi số, cải cách thể chế, mở rộng cơ sở hạ tầng, tăng trưởng xanh và hội nhập toàn cầu sâu rộng hơn. Mục tiêu của cải cách hành chính là tạo ra một bộ máy chính phủ gọn nhẹ hơn, linh hoạt hơn, có khả năng đưa ra quyết định nhanh hơn. Việt Nam đã khôi phục một số dự án cơ sở hạ tầng lớn bị đình trệ nhằm mục đích loại bỏ các nút thắt hậu cần cản trở tăng trưởng kinh tế: dự án đường sắt tốc độ cao, hai nhà máy điện hạt nhân và các cảng nước sâu mới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ phụ thuộc vào khả năng quản lý mạng lưới 12 đối tác chiến lược toàn diện đang mở rộng của nước này. Tác giả cũng viết về những thách thức của “thời đại trỗi dậy của quốc gia”: rủi ro của việc tái cấu trúc hành chính do thời hạn cải cách ngắn, gánh nặng tài chính của các dự án lớn cùng lúc, tình trạng dễ bị tổn thương về môi trường do biến đổi khí hậu và ô nhiễm đô thị. 5 năm tới sẽ mang tính quyết định đối với lộ trình phát triển của Việt Nam. Thành công sẽ củng cố vị thế của đất nước như một cường quốc kinh tế tiếp theo của châu Á, cho phép nước này tránh được bẫy thu nhập trung bình mà nhiều nền kinh tế mới nổi đang mắc phải. Để đạt được điều này, cần phải có sự cân bằng giữa các ưu tiên cạnh tranh – tăng cường ổn định chính trị trong khi theo đuổi thay đổi nhanh chóng, củng cố quyền lực mà không kìm hãm sự đổi mới và theo đuổi tăng trưởng kinh tế trong khi giải quyết các thách thức về môi trường. Còn Fulcrum phân tích sâu về cải cách hành chính, đồng thời nêu bật ba nguyên nhân chính của nó. Đầu tiên, việc tinh giản bộ máy hành chính địa phương sẽ giảm bớt các điểm tiếp xúc, các lớp ra quyết định và các tuyến chỉ huy, qua đó cắt giảm thủ tục hành chính và nâng cao hiệu quả của toàn bộ bộ máy hành chính. Thứ hai, việc tổ chức lại không gian phát triển của các tỉnh thành thúc đẩy sự tổng hợp nguồn lực kinh tế và hạn chế chủ nghĩa cục bộ địa phương. Sau khi sáp nhập, hầu hết các tỉnh mới sẽ có đường ra biển, cho phép phát triển kinh tế biển và cơ sở hạ tầng. Thứ ba, các cải cách cũng nhằm mục đích giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước, hiện đang phân bổ tới 70% cho các chi phí hành chính thường xuyên. Thành công của cải cách phụ thuộc vào việc thực hiện và lòng tin của công chúng. Nhìn chung, việc sáp nhập tỉnh thành, tái cấu trúc chính quyền địa phương và cải cách bộ máy hành chính của Việt Nam hứa hẹn mang lại một nhà nước tinh gọn hơn, hiệu quả hơn, giúp giải phóng tiềm năng kinh tế và cải thiện mức sống của người dân. Mặc dù những thách thức như sự phản kháng của địa phương và sự gián đoạn tạm thời có thể xuất hiện, nhưng phạm vi đầy tham vọng của cải cách và sự ủng hộ của công chúng mang lại sự yên tâm.BrahMos và F-16Việt Nam đang hiện đại hóa lực lượng vũ trang. Tờ Defense Post đưa tin Hà Nội sắp ký thỏa thuận mua tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos của Ấn Độ trị giá 700 triệu USD. Tên lửa sẽ được sử dụng trong các hệ thống trên không và trên bộ. Và tờ The Diplomat cho biết rằng, Việt Nam đã đạt thỏa thuận mua ít nhất 24 máy bay chiến đấu F-16 từ Mỹ. Mặc dù thông tin về thỏa thuận này đã được đưa từ lâu trước khi ông Trump công bố mức thuế quan khổng lồ, nhưng, theo tác giả, giao dịch mua trị giá nhiều tỷ đô la này có thể giúp Việt Nam giảm thặng dư thương mại với Hoa Kỳ.Đừng tham gia vào lễ kỷ niệm!Đất nước đang chuẩn bị tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam Việt Nam. Tạp chí Times of India của Ấn Độ công bố những thước phim tài liệu về Sài Gòn từ nửa thế kỷ trước để so sánh với góc nhìn hiện đại về thành phố này. Tờ New York Times đưa tin rằng chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khuyến cáo các quan chức ngoại giao của nước này không tham dự các sự kiện liên quan kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất Việt Nam vào ngày 30-4 tới. Tờ báo viết rằng, động thái này cũng giáng thêm một đòn nữa vào nhiều thập niên ngoại giao gian nan của các chính quyền Cộng hòa và Dân chủ, những người đã tìm cách chữa lành vết thương chiến tranh và xây dựng quan hệ đối tác chiến lược để chống lại Trung Quốc.Có thể đạt được thỏa thuận với Hoa KỳNhiều phương tiện truyền thông nước ngoài đưa tin về việc Việt Nam và Hoa Kỳ đã bắt đầu đàm phán các Hiệp định thương mại song phương. Cuộc đàm phán bắt đầu bằng cuộc điện đàm của Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên với Trưởng đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson L. Greer. Việt Nam sẵn sàng trao đổi với các cơ quan của Hoa Kỳ để cùng giải quyết vướng mắc, bảo đảm việc xem xét các thông tin liên quan một cách khách quan, công bằng, phù hợp với luật pháp quốc tế, qua đó thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư song phương. Việt Nam cam kết nỗ lực thúc đẩy các hoạt động thương mại một cách công bằng, minh bạch, đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. Tờ China Daily cho rằng, Hà Nội không nên vội vã đạt thỏa thuận kinh tế với Mỹ hoặc đưa ra quá nhiều đề nghị, vì tình hình có thể thay đổi trong vài tuần tới, khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phải đối mặt với sự chỉ trích trong nước về việc tăng thuế quan. Còn Viện Lowy của Úc viết rằng, thỏa thuận của Hoa Kỳ với Việt Nam mang đến cơ hội dễ dàng để chứng minh sự tiến bộ có lợi cho cả hai bên. Đầu tiên, thiện chí đàm phán của Việt Nam hoàn toàn trái ngược với tình trạng bế tắc ở những nơi khác. Thứ hai, quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ - Việt Nam đang ở mức cao, và thỏa thuận thương mại sẽ củng cố thiện chí đó trước thềm kỷ niệm 30 năm bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ vào năm 2025. Thứ ba, chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn đang chao đảo do cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc. Thỏa thuận với Việt Nam sẽ củng cố xu hướng chuyển dịch Trung Quốc 1, đảm bảo các công ty Mỹ tiếp cận được các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh và cô lập Bắc Kinh hơn nữa. Thỏa thuận này cũng sẽ gửi một tín hiệu tới các quốc gia khác: sự tương tác mang tính xây dựng mang lại kết quả. Nếu Việt Nam nhận được các điều kiện có lợi bằng cách xóa các mối quan ngại của Hoa Kỳ như bảo vệ sở hữu trí tuệ và rào cản thương mại kỹ thuật số, điều này sẽ khuyến khích các nước khác làm theo. Tờ Fulcrum của Singapore cũng có quan điểm tương tự. Để đạt được các mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng, nền kinh tế Việt Nam phải duy trì định hướng xuất khẩu và định hướng đầu tư. Điều này đòi hỏi phải duy trì mối quan hệ kinh tế ổn định và bền chặt với Hoa Kỳ, ít nhất là trong ngắn hạn và trung hạn. Nhiều chuyên gia và lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam nhấn mạnh rằng, cần phải biến nỗi ám ảnh thuế quan thành động lực để tăng cường vị thế “Made in Vietnam” trong chuỗi cung ứng, đẩy mạnh đầu tư vào quy trình sản xuất và công nghệ để gia tăng giá trị gia tăng trong nước. Cùng với nỗ lực gia tăng tỷ lệ nội địa hóa, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang đa dạng hóa nguồn cung ứng để giảm bớt sự giám sát của Hoa Kỳ đối với hàng hóa có nguồn gốc từ Trung Quốc. Với những thỏa hiệp và điều chỉnh chính sách cần thiết, Việt Nam không chỉ có thể tránh được những hậu quả tồi tệ nhất của Trump 2.0 mà còn đẩy nhanh các cải cách quan trọng để chuyển đổi kinh tế. Báo chí nước ngoải đưa tin về các biện pháp mà Hà Nội đã thực hiện để bảo vệ nền kinh tế. Theo Reuters, Việt Nam đã tăng gần 30% giá trị trái phiếu chính phủ phát hành trong năm 2025, tập trung đẩy mạnh đầu tư công chủ yếu vào cơ sở hạ tầng đường sắt và năng lượng, đồng thời kích thích tiêu dùng nội địa nhằm bảo đảm mục tiêu GDP 8%, hỗ trợ doanh nghiệp vững bước trong bối cảnh biến động. Ấn phẩm này đưa tin, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Công Thương sớm hoàn tất hoặc khởi động đàm phán FTA với các đối tác như Ấn Độ, Brazil, Pakistan, Ai Cập, cùng các nước tại khu vực Trung Đông, châu Phi, Mỹ Latin, Trung Á và Đông Âu. Và CNBC cho biết rằng, Bộ Công thương Việt Nam vừa ban hành chỉ thị về tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động kiểm tra, giám sát xuất xứ hàng hóa nhằm hạn chế tình trạng chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp sang Hoa Kỳ và các đối tác thương mại khác nhằm tránh mức thuế quan cao của Hoa Kỳ. Và Business Today viết rằng, Samsung đã bắt đầu các cuộc đàm phán sơ bộ với các công ty Ấn Độ để tìm hiểu khả năng chuyển một số nhà máy từ Việt Nam sang Ấn Độ nhằm phòng ngừa rủi ro về thuế quan tiềm tàng của Hoa Kỳ đối với những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Báo chí Nga đưa tin về cuộc đàm phán của Thứ trưởng Bộ Năng lượng Nga Roman Marshavin với Thứ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hoàng Long trước thềm chuyến thăm Nga của Tổng bí thư Tô Lâm. Hai bên đã thảo luận về vấn đề cung cấp khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga cho Việt Nam. Ở Nga, các nhà máy Sakhalin Energy, Yamal LNG, Gazprom LNG Portovaya và Cryogaz-Vysotsk chuyên sản xuất LNG quy mô lớn.Ngành du lịchSau khi khôi phục nhiều chuyến bay charter từ các thành phố Nga đến Việt Nam, du lịch Nga ở Đông Nam Á đã có bước đột phá. Atorus viết rằng, mùa hè này, các chuyến bay thuê bao đến Nha Trang sẽ khởi hành từ 13 thành phố của Nga – nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào ở Đông Nam Á. Sáu công ty lữ hành lớn của Nga sẽ khai thác tuyến du lịch với Việt Nam.
https://kevesko.vn/20250425/viet-nam-tang-lao-benh-vien-3-trieu-usd-35781990.html
https://kevesko.vn/20250423/quy-mo-kinh-te-viet-nam-co-the-dat-hon-1-ngan-ty-do-la-nam-2035-35745943.html
https://kevesko.vn/20250417/an-do-va-viet-nam-co-the-ky-hop-dong-lon-ve-viec-mua-ten-lua-brahmos-vao-cuoi-nam-35641409.html
https://kevesko.vn/20250422/du-bao-ket-qua-dam-phan-viet--my-35734451.html
https://kevesko.vn/20250421/hon-22-trieu-lao-dong-viet-nam-bi-lang-phi-nguy-co-tro-thanh-ganh-nang-cua-nen-kinh-te-35694227.html
vatican
lào
nhật bản
phương tây
ấn độ
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_e7dbf644148a5a041acdfed07b5f821c.jpg.webp
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_e7dbf644148a5a041acdfed07b5f821c.jpg.webp
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/06/19/10721646_240:0:2969:2047_1920x0_80_0_0_2cf6af98c389aad5dd41b362527391dd.jpg.webpSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_e7dbf644148a5a041acdfed07b5f821c.jpg.webp
nga, việt nam, du lịch, tên lửa, máy bay, hoa kỳ, lương cường, phạm minh chính, vatican, lào, nhật bản, f-16, tô lâm, brahmos, kinh tế, việt nam trên báo chí nước ngoài, thế giới, chính trị, phương tây, ấn độ, quan điểm-ý kiến, tác giả, chuyên gia
nga, việt nam, du lịch, tên lửa, máy bay, hoa kỳ, lương cường, phạm minh chính, vatican, lào, nhật bản, f-16, tô lâm, brahmos, kinh tế, việt nam trên báo chí nước ngoài, thế giới, chính trị, phương tây, ấn độ, quan điểm-ý kiến, tác giả, chuyên gia
Asia News viết về chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào của
Chủ tịch nước Việt Nam Lương Cường và cuộc hội đàm của ông với Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith. Hai nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường quan hệ kinh tế, cơ sở hạ tầng, tài chính và du lịch, thống nhất mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 5 tỷ USD trong những năm tới và thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn.
Tờ báo này cũng cho biết rằng, ngay sau khi nhận được tin Giáo hoàng Francis qua đời, thay mặt Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng-Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi lời chia buồn đến Tòa thánh. Tờ
Kyodo của Nhật Bản đưa tin, Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru sẽ có chuyến thăm 4 ngày đến Việt Nam và Philippines, bắt đầu từ ngày 27-4. Đối với Nhật Bản, một trong những ưu tiên ngoại giao hàng đầu là tăng cường quan hệ với Đông Nam Á, động lực chính thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu và là khu vực có tầm quan trọng chiến lược, tờ báo viết.
Kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam
East Asia Forum dành một bài viết dài về chủ trương “kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam” của Tổng Bí thư Tô Lâm – một giai đoạn phát triển mới táo bạo được thúc đẩy bởi chuyển đổi số, cải cách thể chế, mở rộng cơ sở hạ tầng, tăng trưởng xanh và hội nhập toàn cầu sâu rộng hơn. Mục tiêu của cải cách hành chính là tạo ra một bộ máy chính phủ gọn nhẹ hơn, linh hoạt hơn, có khả năng đưa ra quyết định nhanh hơn. Việt Nam đã khôi phục một số dự án cơ sở hạ tầng lớn bị đình trệ nhằm mục đích loại bỏ các nút thắt hậu cần cản trở tăng trưởng kinh tế: dự án đường sắt tốc độ cao, hai nhà máy điện hạt nhân và các cảng nước sâu mới. Tốc độ tăng trưởng
kinh tế Việt Nam sẽ phụ thuộc vào khả năng quản lý mạng lưới 12 đối tác chiến lược toàn diện đang mở rộng của nước này. Tác giả cũng viết về những thách thức của “thời đại trỗi dậy của quốc gia”: rủi ro của việc tái cấu trúc hành chính do thời hạn cải cách ngắn, gánh nặng tài chính của các dự án lớn cùng lúc, tình trạng dễ bị tổn thương về môi trường do biến đổi khí hậu và ô nhiễm đô thị. 5 năm tới sẽ mang tính quyết định đối với lộ trình phát triển của Việt Nam. Thành công sẽ củng cố vị thế của đất nước như một cường quốc kinh tế tiếp theo của châu Á, cho phép nước này tránh được bẫy thu nhập trung bình mà nhiều nền kinh tế mới nổi đang mắc phải. Để đạt được điều này, cần phải có sự cân bằng giữa các ưu tiên cạnh tranh – tăng cường ổn định chính trị trong khi theo đuổi thay đổi nhanh chóng, củng cố quyền lực mà không kìm hãm sự đổi mới và theo đuổi tăng trưởng kinh tế trong khi giải quyết các thách thức về môi trường.
Còn
Fulcrum phân tích sâu về cải cách hành chính, đồng thời nêu bật ba nguyên nhân chính của nó. Đầu tiên, việc tinh giản bộ máy hành chính địa phương sẽ giảm bớt các điểm tiếp xúc, các lớp ra quyết định và các tuyến chỉ huy, qua đó cắt giảm thủ tục hành chính và nâng cao hiệu quả của toàn bộ bộ máy hành chính. Thứ hai, việc tổ chức lại không gian phát triển của các tỉnh thành thúc đẩy sự tổng hợp nguồn lực kinh tế và hạn chế chủ nghĩa cục bộ địa phương. Sau khi sáp nhập, hầu hết các tỉnh mới sẽ có đường ra biển, cho phép phát triển kinh tế biển và cơ sở hạ tầng. Thứ ba, các cải cách cũng nhằm mục đích giảm bớt gánh nặng cho
ngân sách nhà nước, hiện đang phân bổ tới 70% cho các chi phí hành chính thường xuyên. Thành công của cải cách phụ thuộc vào việc thực hiện và lòng tin của công chúng. Nhìn chung, việc sáp nhập tỉnh thành, tái cấu trúc chính quyền địa phương và cải cách bộ máy hành chính của Việt Nam hứa hẹn mang lại một nhà nước tinh gọn hơn, hiệu quả hơn, giúp giải phóng tiềm năng kinh tế và cải thiện mức sống của người dân. Mặc dù những thách thức như sự phản kháng của địa phương và sự gián đoạn tạm thời có thể xuất hiện, nhưng phạm vi đầy tham vọng của cải cách và sự ủng hộ của công chúng mang lại sự yên tâm.
Việt Nam đang hiện đại hóa lực lượng vũ trang. Tờ Defense Post đưa tin Hà Nội sắp ký thỏa thuận mua tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos của Ấn Độ trị giá 700 triệu USD. Tên lửa sẽ được sử dụng trong các hệ thống trên không và trên bộ. Và tờ The Diplomat cho biết rằng, Việt Nam đã đạt thỏa thuận mua ít nhất 24 máy bay chiến đấu F-16 từ Mỹ. Mặc dù thông tin về thỏa thuận này đã được đưa từ lâu trước khi ông Trump công bố mức thuế quan khổng lồ, nhưng, theo tác giả, giao dịch mua trị giá nhiều tỷ đô la này có thể giúp Việt Nam giảm thặng dư thương mại với Hoa Kỳ.
Đừng tham gia vào lễ kỷ niệm!
Đất nước đang chuẩn bị tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam Việt Nam. Tạp chí
Times of India của Ấn Độ công bố những thước phim tài liệu về Sài Gòn từ nửa thế kỷ trước để so sánh với góc nhìn hiện đại về thành phố này. Tờ
New York Times đưa tin rằng chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khuyến cáo các quan chức ngoại giao của nước này không tham dự các sự kiện liên quan
kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất Việt Nam vào ngày 30-4 tới. Tờ báo viết rằng, động thái này cũng giáng thêm một đòn nữa vào nhiều thập niên ngoại giao gian nan của các chính quyền Cộng hòa và Dân chủ, những người đã tìm cách chữa lành vết thương chiến tranh và xây dựng quan hệ đối tác chiến lược để chống lại Trung Quốc.
Có thể đạt được thỏa thuận với Hoa Kỳ
Nhiều phương tiện truyền thông nước ngoài đưa tin về việc Việt Nam và Hoa Kỳ đã bắt đầu đàm phán các Hiệp định thương mại song phương. Cuộc đàm phán bắt đầu bằng cuộc điện đàm của Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên với Trưởng đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson L. Greer. Việt Nam sẵn sàng trao đổi với các cơ quan của Hoa Kỳ để cùng giải quyết vướng mắc, bảo đảm việc xem xét các thông tin liên quan một cách khách quan, công bằng, phù hợp với luật pháp quốc tế, qua đó thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư song phương. Việt Nam cam kết nỗ lực thúc đẩy các hoạt động thương mại một cách công bằng, minh bạch, đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. Tờ
China Daily cho rằng, Hà Nội không nên vội vã đạt thỏa thuận kinh tế với Mỹ hoặc đưa ra quá nhiều đề nghị, vì tình hình có thể thay đổi trong vài tuần tới, khi
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phải đối mặt với sự chỉ trích trong nước về việc tăng thuế quan. Còn
Viện Lowy của Úc viết rằng, thỏa thuận của Hoa Kỳ với Việt Nam mang đến cơ hội dễ dàng để chứng minh sự tiến bộ có lợi cho cả hai bên. Đầu tiên, thiện chí đàm phán của Việt Nam hoàn toàn trái ngược với tình trạng bế tắc ở những nơi khác. Thứ hai, quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ - Việt Nam đang ở mức cao, và thỏa thuận thương mại sẽ củng cố thiện chí đó trước thềm kỷ niệm 30 năm bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ vào năm 2025. Thứ ba, chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn đang chao đảo do cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc.
Thỏa thuận với Việt Nam sẽ củng cố xu hướng chuyển dịch Trung Quốc 1, đảm bảo các công ty Mỹ tiếp cận được các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh và cô lập Bắc Kinh hơn nữa. Thỏa thuận này cũng sẽ gửi một tín hiệu tới các quốc gia khác: sự tương tác mang tính xây dựng mang lại kết quả. Nếu Việt Nam nhận được các điều kiện có lợi bằng cách xóa các mối quan ngại của Hoa Kỳ như bảo vệ sở hữu trí tuệ và rào cản thương mại kỹ thuật số, điều này sẽ khuyến khích các nước khác làm theo. Tờ
Fulcrum của Singapore cũng có quan điểm tương tự. Để đạt được các mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng, nền kinh tế Việt Nam phải duy trì định hướng xuất khẩu và định hướng đầu tư. Điều này đòi hỏi phải duy trì mối quan hệ kinh tế ổn định và bền chặt với Hoa Kỳ, ít nhất là trong ngắn hạn và trung hạn. Nhiều chuyên gia và lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam nhấn mạnh rằng, cần phải biến nỗi ám ảnh thuế quan thành động lực để tăng cường vị thế “
Made in Vietnam” trong chuỗi cung ứng, đẩy mạnh đầu tư vào quy trình sản xuất và công nghệ để gia tăng giá trị gia tăng trong nước. Cùng với nỗ lực gia tăng tỷ lệ nội địa hóa, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang đa dạng hóa nguồn cung ứng để giảm bớt sự giám sát của Hoa Kỳ đối với hàng hóa có nguồn gốc từ Trung Quốc. Với những thỏa hiệp và điều chỉnh chính sách cần thiết, Việt Nam không chỉ có thể tránh được những hậu quả tồi tệ nhất của Trump 2.0 mà còn đẩy nhanh các cải cách quan trọng để chuyển đổi kinh tế.
Báo chí nước ngoải đưa tin về các biện pháp mà Hà Nội đã thực hiện để bảo vệ nền kinh tế. Theo
Reuters, Việt Nam đã tăng gần 30% giá trị trái phiếu chính phủ phát hành trong năm 2025, tập trung đẩy mạnh đầu tư công chủ yếu vào cơ sở hạ tầng đường sắt và năng lượng, đồng thời kích thích tiêu dùng nội địa nhằm bảo đảm mục tiêu GDP 8%, hỗ trợ doanh nghiệp vững bước trong bối cảnh biến động.
Ấn phẩm này đưa tin, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Công Thương sớm hoàn tất hoặc khởi động đàm phán FTA với các đối tác như Ấn Độ, Brazil, Pakistan, Ai Cập, cùng các nước tại khu vực Trung Đông, châu Phi, Mỹ Latin, Trung Á và Đông Âu. Và
CNBC cho biết rằng, Bộ Công thương Việt Nam vừa ban hành chỉ thị về tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động kiểm tra, giám sát xuất xứ hàng hóa nhằm hạn chế tình trạng chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp sang Hoa Kỳ và các đối tác thương mại khác nhằm tránh mức thuế quan cao của Hoa Kỳ. Và
Business Today viết rằng,
Samsung đã bắt đầu các cuộc đàm phán sơ bộ với các công ty Ấn Độ để tìm hiểu khả năng chuyển một số nhà máy từ Việt Nam sang Ấn Độ nhằm phòng ngừa rủi ro về thuế quan tiềm tàng của Hoa Kỳ đối với những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Báo chí Nga đưa tin về cuộc đàm phán của Thứ trưởng Bộ Năng lượng Nga Roman Marshavin với Thứ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hoàng Long trước thềm chuyến thăm Nga của Tổng bí thư Tô Lâm. Hai bên đã thảo luận về vấn đề cung cấp khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga cho Việt Nam. Ở Nga, các nhà máy Sakhalin Energy, Yamal LNG, Gazprom LNG Portovaya và Cryogaz-Vysotsk chuyên sản xuất LNG quy mô lớn.
Sau khi khôi phục nhiều chuyến bay charter từ các thành phố Nga đến Việt Nam, du lịch Nga ở Đông Nam Á đã có bước đột phá. Atorus viết rằng, mùa hè này, các chuyến bay thuê bao đến Nha Trang sẽ khởi hành từ 13 thành phố của Nga – nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào ở Đông Nam Á. Sáu công ty lữ hành lớn của Nga sẽ khai thác tuyến du lịch với Việt Nam.