Mong muốn và khả năng
"Chúng ta không thể yêu cầu tổng thống Mỹ sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ nước đồng minh trước nguy cơ hy sinh chính người dân của mình. Chúng ta phải tự bảo vệ mình", - nhà nghiên cứu cao cấp Cheong Seoung-chang từ Trung tâm nghiên cứu thuộc Đại học Sejong, giải thích với tờ The New York Times.
Trải qua chông gai, khó khăn
Sự kết thúc đang đến gần
“Người miền Bắc có sẵn tên lửa có thể vươn tới Hoa Kỳ ngay cả khi Triều Tiên không còn tồn tại. Và rất có thể Washington không muốn tham gia vào một cuộc chiến trên bán đảo Triều Tiên để không gây nguy hiểm cho các thành phố của chính mình. Cách đây vài năm, ở Seoul không có nhiều người ủng hộ chương trình vũ khí hạt nhân, nhưng bây giờ họ chiếm đa số", - chuyên gia Georgy Toloraya nhấn mạnh trong cuộc trò chuyện với Sputnik.
“Chính sách răn đe của Mỹ dựa trên việc họ rất miễn cưỡng về việc phá hủy hệ thống không phổ biến vũ khí hạt nhân, vì từ đó có thể xảy ra hiệu ứng domino. Ngoài ra, sau khi nhận được bom nguyên tử, Seoul sẽ ít phụ thuộc hơn vào Washington. Hiện nay Mỹ vẫn có thể kiểm soát tình hình, nhưng không thể loại trừ sự xuất hiện của những “thiên nga đen” sẽ nhanh chóng đảo lộn mọi thứ. Ví dụ, Hàn Quốc có thể tuyên bố rút khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, trong đó Điều 10 đề cập đến mối đe dọa đối với lợi ích quốc gia cao nhất của đất nước", - ông Toloraya lưu ý.
“Ở Hàn Quốc, nhiều người cho rằng điều này sẽ giúp đạt được một sự cân bằng về lực lượng với CHDCND Triều Tiên và theo đó giảm nguy cơ tái diễn chiến tranh. Đây là tình thế tiến thoái lưỡng nan về an ninh: việc trang bị vũ khí cho các bên tham gia xung đột chỉ dẫn đến việc các bên đặt cược quá lớn vào chiến thắng. Cách tốt nhất để phòng thủ vẫn là tấn công, đặc biệt là tấn công phủ đầu. Với điều này chỉ có một vấn đề: sự lên án của quốc tế”, - chuyên gia Asmolov nói.
“Nếu không, trong Thế chiến thứ ba, Seoul sẽ trở thành mục tiêu hợp pháp mà Trung Quốc hoặc Nga có thể tấn công”, - ông Asmolov lưu ý.