"Có lẽ trong lịch sử Liên Xô, không có cuộc chiến tranh nào lại được biết tới nhiều như chiến tranh Việt Nam. Và trong lịch sử Quân đội ta (Liên Xô), cũng không có một cuộc chiến tranh mà không được một ai biết đến. Tuy nhiên, có một nghịch lý rất khó tin- phần lớn người dân Nga biết về Việt Nam qua những bộ phim Mỹ. Khi đó chúng ta đã thua phần chiến tranh thông tin, một bộ phận cấu thành của mỗi cuộc chiến tranh hiện đại, của cuộc chiến tranh này (Chiến tranh Việt Nam). Và hiện nay không còn ai có ý muốn phục thù.
Để làm gì? Cuộc chiến đã qua từ lâu. Những chiến công của các binh sỹ và sỹ quan của chúng ta ở đó (Việt Nam) gần như cũng không còn được ai nhắc tới. Trong khi đó thì trong các bộ phim Mỹ luôn có cảnh những kẻ "đao phủ Xô Viết " chuyên làm mỗi một việc là giết hết người này đến người khác (tại Việt Nam). Và còn những người Việt Nam? Các nhà làm phim Mỹ cũng xây dựng hình tượng "ác ôn" tương tự.
Tại sao người Mỹ lại có thái độ như vậy đối với cuộc chiến tranh đó? Tại sao cho đến bây giờ họ vẫn còn dựng lên những câu chuyện hoang đường về chủ nghĩa anh hùng của Quân đội Mỹ tại Việt Nam? Tại sao các cựu chiến binh Mỹ trong cuộc chiến tranh này lại vứt bỏ các huân huy chương (của họ)? Tại sao lại có "Hội chứng Việt Nam"?
Đã có rất nhiều tài liệu về chính cuộc chiến tranh, chính xác hơn là về các chiến dịch chính trị, quân sự và cả về chiến công của những người lính. Chính vì thế tôi thấy không cần phải kể lại. Tôi quan tâm nhiều hơn đến sự tham gia của các binh sỹ và sỹ quan Xô Viết trong cuộc chiến tranh này.
Và trong một chừng mực nào đó, đến câu chuyện hoang đường của Mỹ diễn giải người Việt Nam như những kẻ mọi rợ, không có khả năng đối đầu với một đội quân mạnh nhất là Quân đội Mỹ.
Quân đội Mỹ mạnh tại Việt Nam — trên thực tế đây là một hoang tưởng mang tính tuyên truyền. Vâng, quả là rất đông, đến 540.000 người. Quân đội Mỹ cũng đã rất mạnh về tinh thần.
Bạn hãy hình dung, trong " thế hệ chiến tranh", tức trong số những người (Mỹ) khi đó đang ở vào độ tuổi có thể tham gia chiến tranh (Việt Nam), thì có tới 10 % là cựu chiến binh! Cựu chiến binh Việt Nam. Hơn nữa, có một điều mà báo chí Xô Viết không hề nhắc tới là: 2/3 quân số của Quân đội Mỹ khi ấy gồm toàn những người lính tình nguyện!
Mỗi một lần hành quân chiến đấu của các "chuột chũi đường hầm" có giá từ 200 đến 400 đôla "Chuột chũi đường hầm- (địa đạo)" — các phân đội đặc biệt của Quân đội Mỹ được thành lập chuyên chống du kích trong các địa đạo.
Trên thực tế, bất kỳ lần hành quân chiến đấu nào của các phân đội này cũng kết thúc bằng một tổn thất từ 40 đến 80% quân số). Có nghĩa là các chiến sỹ tình nguyện Mỹ không chỉ thực hiện nghĩa vụ yêu nước của mình, mà còn kiếm được một khoản tiền không tồi.
Thế thì tại sao sức mạnh của Quân đội Mỹ ở Việt Nam chỉ là câu chuyện không có thật? Các nhà làm phim Mỹ đã không đúng ở chỗ nào khi dựng những cảnh phim làm người xem tưởng rằng những chiến binh đánh nhau ở Việt Nam chủ yếu là những người lính Nga?
Có hai thực tế lột trần tận gốc rễ câu chuyện hoang đừờng này. Thứ nhất, trong suốt cuộc Chiến tranh Việt Nam, Liên Xô chỉ cử đến nước này khoảng 6.000 sỹ quan, 4.000 binh sỹ và khoảng 4.000 đến 5.000 chuyên gia dân sự. Chắc các bạn đồng ý là nếu so với hơn nửa triệu quân Mỹ tham chiến thì các con số trên có vẻ hơi ít, đúng không?
Ngày 2/9/1945, Hồ Chí Minh tuyên bố thành lập quốc gia độc lập tại Việt Nam. Gần như ngay lập tức,"ông chủ cũ " của Việt Nam là Pháp đã điều đội quân lê dương đến đất nước này. Một cuộc kháng chiến trường kỳ bắt đầu. Mỹ hỗ trợ Pháp.
Về phần mình, Hồ Chí Minh cũng tiếp nhận viện trợ quân sự từ Trung Quốc. Năm 1954, chiến tranh kết thúc bằng hiệp định đình chiến và đất nước bị tạm chia cắt thành hai miền ở vĩ tuyến 17. Sức mạnh quân sự Bắc Việt Nam có nguồn gốc như thế đấy.
Nhưng đó chưa phải là tất cả. Người Mỹ ngày càng can thiệp sâu vào khu vực. Nam Việt Nam nhận viện trợ rất lớn của Mỹ và sau đó 4 năm, cuộc chiến tranh giữa Bắc Việt và Việt Nam Cộng hòa (Nam Việt Nam) bắt đầu. Và như vậy, ngoài tất cả những nhân tố khác, đấy lại cũng là một trường lớp tuyệt vời để đào tạo những chỉ huy và binh sỹ xuất sắc của Bắc Việt.
Các binh sỹ và chỉ huy của Hồ Chí Minh đến thời điểm Quân đội Mỹ đổ quân vào Việt Nam đã có kinh nghiệm chiến đấu ít nhất 15-20 năm trong rừng rậm, trong đó: với Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai, với Pháp trong cuộc chiến giành độc lập và với Mỹ trong thời gian nước này can thiệp.
Binh lính và sỹ quan Mỹ đánh nhau tại Việt Nam mỗi "nhiệm kỳ" 6 tháng. Chắc bạn cũng đồng ý là thậm chí ngay cả trong trường hợp đã được đào tạo lý thuyết cực kỳ bài bản, thì thời gian như vậy cũng không nhiều lắm. Chống lại các "cư dân rừng rậm" là những binh lính trước đó chưa hề nhìn thấy rừng rậm bao giờ.
Đối với người Trung Quốc, các nhà lãnh đạo cộng sản Kremlin đã trở thành "các Sa hoàng Kremlin". Người Mỹ lợi dụng điều đó và bắt đầu tăng cường lực lượng không quân của mình tại Việt Nam. Họ đã rất thành công trong sử dụng máy bay lên thẳng. Đến cuối những năm 60, số lượng máy bay lên thẳng Mỹ tham gia tác chiến tại Việt Nam nhiều hơn tổng số máy bay lên thẳng của quân đội tất cả các nước khác trên thế giới cộng lại.
Liên Xô quyết định giúp Việt Nam đối đầu với chính Không quân Hoa Kỳ. Chỉ có lực lượng phòng không và máy bay tiêm kích mới thực hiện được nhiệm vụ này. Và cũng chính các chuyên gia phòng không và không quân tiêm kích được điều đến Việt Nam.
Các khẩu đội tổ hợp tên lửa phòng không S-75, các phi công MiG-17 và MiG-21. Chuyên gia các lĩnh vực liên quan. Từ thợ lắp ráp máy bay và hệ thống dẫn đường đến trinh sát pháo binh và chỉ huy các phân đội.
Các chuyên gia Xô Viết làm việc tại Việt Nam trong điều kiện không dễ dàng chút nào. Khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ không khí thường ở mức 35-40 độ, độ ẩm gần 100%, mưa, chính xác hơn là mưa rào. Trong khi đó, họ sinh hoạt trong các lều bạt và nhà tre lợp mái cọ.
Nhiệt độ trong cabin tổ hợp tên lửa lên tới 70 độ. Và làm việc gần như suốt ngày. Còn phải huấn luyện các chiến sỹ tên lửa Việt Nam nữa.
Vấn đề là ở chỗ, để huấn luyện người Việt Nam, các chuyên gia (Xô Viết) đã chọn phương pháp cổ điển của lính. Hãy làm như tôi làm! Nghe thì có vẻ không thể tin được, nhưng chỉ sau 3- 4 tháng, những người Việt Nam đã trở thành chuyên gia loại khá.
Còn sau nửa năm, nói chung họ đã là những chuyên gia thực thụ. Tôi nghĩ rằng, cần phải nói chi tiết hơn về các mối đe dọa không xuất phát từ các quân nhân Mỹ, mà là từ thiên nhiên ở đây.
Vấn đề là ở chỗ, đối với người Nga thì thiên nhiên ở đây đối xử với họ không nhân từ một chút nào và với người Mỹ cũng vậy. Trong khi đó thì dân chúng địa phương thì đã tận dụng một cách xuất sắc việc người Mỹ không biết gì về hệ động vật và hệ thực vật ở đây.
Côn trùng và cây cối trong tay người Việt đã trở thành một loại vũ khí lợi hại. Không những thế, một số loài còn được các "chuyên gia dạy thú " Việt Nam "dạy" chuyên để tấn công người.
Lực lượng Mỹ có số người bỏ mạng nhiều nhất vì loại vũ khí kỳ dị này là "Những con chuột chũi đường hầm".
Nước còn đáng sợ hơn. Gần như tất cả nước ở các hồ chứa đều bị nhiễm nhiều loại vi khuẩn và các loại sinh vật có hại khác. Hoàn toàn không thích hợp để uống, thậm chí để tắm. Nếu cứ liều tắm thì kết quả nhẹ nhất cũng là bị bệnh truyền nhiễm.
Một tình huống rất thú vị nữa liên quan đến chuyện ngôn ngữ. Tất cả vấn đề nằm ở chỗ là các chuyên gia quân sự Xô Viết không hề biết tiếng Việt. Chính vì vậy mà trong mỗi đơn vị đều có các phiên dịch. Nhưng… bạn hãy hình dung một con người bình thường, không phải là chuyên gia trong lĩnh vực tên lửa và bệ phóng. Và bây giờ hãy thử bắt anh ta phải dịch những thuật ngữ chuyên ngành đó sang một ngôn ngữ khác xem sao. Xin nói thêm, chuyện này xảy ra thường xuyên và ở khắp nơi. Nhưng trong những trường hợp, khi người đang nghe bạn là các chuyên gia cùng lĩnh vực, thì sẽ có những ngôn ngữ khác bù lại một cách tuyệt vời.
Thật buồn cười khi nhìn cảnh hai chuyên gia (Việt Nam — Liên Xô) nói chuyện với nhau. Một tập hợp gồm đủ các thứ tiếng, trong đó có cả ngôn ngữ kịch câm. Vỗ vai nhau và thường cùng nhau kêu Trời. Cả hai bên (chuyên gia Nga và Việt Nam) đều như vậy.
Người Việt Nam có mặt bên cạnh và học hỏi. Và sau đó các quân nhân Xô Viết lại đóng vai trò "nhũ mẫu" một vài tháng bên cạnh các chiến sỹ Việt Nam. Bằng cách đó, khoảng sau gần một năm sau, Việt Nam đã có các đơn vị tác chiến rất hoàn hảo.
Các phi công và chuyên gia Xô Viết trong lĩnh vực hàng không đã có đóng góp lớn cho việc xây dựng Không quân Việt Nam. Vấn đề là ở chỗ, Quân đội Nhân dân Việt Nam (lúc đó) gần như không có phi công. Trong khi, cực kỳ cần một lực lượng như vậy.
Chính vì thế mà (Liên Xô) đã quyết định đào tạo người Việt Nam trong các trường Xô Viết theo các chương trình cấp tốc. Còn công tác "hoàn thiện quá trình đào tạo cho đến đầu đến đũa" sẽ được tiến hành ngay trên thực địa. Trong chiến đấu. Để làm được điều đó, các phi công của chúng ta đã được cử đến Việt Nam. Cả các chuyên gia về MiG-17 và MiG-21.
Nguy hiểm nhất là ở chỗ, các máy bay huấn luyện, khác với máy bay chiến đấu, chúng không được bảo vệ (không có vũ khí). Và một vụ tấn công của máy bay tiêm kích Mỹ gần như chắc chắn sẽ kết thúc bằng cái chết của tổ lái.
MiG-17 Xô Viết hoàn toàn có thể đấu ngang ngửa với "Phantom" trong các trận không chiến. Nhưng ưu thế về số lượng máy bay cho phép các phi công Mỹ áp dụng chiến thuật trực chiến liên tục trên không. Và MiG —17 Viêt Nam sẽ bị rượt đuổi cho đến khi nó hết nhiên liệu. Lúc đó, do trang bị vũ khí kém hơn nên MiG-17 không thể gây tổn hại gì cho "Phantom". Và tiếp theo nữa, phi công (MiG-17) chỉ còn mỗi một nước là bỏ máy bay để nhảy dù.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị Liên Xô giúp chuyển loại các phi công để lái MiG-21.
MiG-21 có tính năng gần tương đương với "Phantom".
Tốc độ gần tương đương, MiG —21 có khả năng cơ động tốt hơn nhờ có kích thước nhỏ hơn. MiG-21 cơ động theo chiều thẳng đứng tốt hơn, nhưng "Phantom" lại vượt trội khi cơ động ở chiều ngang và trên các mặt phẳng nghiêng. Quả thật, vì có 2 động cơ nên khi tăng tốc từ 600 km/h lên 1.100 km/h, "Phantom" nhanh hơn "MiG" 7 giây.
Những tháng đầu đưa MiG 21 vào chiến đấu đã cho thấy những điểm yếu cúa máy bay ta (MiG-21). Người Việt Nam phàn nàn về chất lượng tên lửa. Về việc MiG bị phi công Mỹ bắn hạ. Sau khi phân tích kỹ các chuyến xuất kích tác chiến — nguyên nhân đã được làm rõ — tại vì..các phi công Việt Nam dũng cảm quá.
Khi tác chiến, MiG — 17 cần phải tiếp cận mục tiêu ở cự ly gần và các phi công lái máy bay mới (MiG-21) lại cũng áp dụng chiến thuật như vậy. Tuy nhiên, các tên lửa mới Xô Viết (tên lửa của Mỹ cũng thế) có cự ly tiêu diệt mục tiêu đến 8 km. Còn hiệu quả hơn cả, ở cự ly 4-7 km.
Khi bay cách mục tiêu ở cự ly nhỏ hơn 1.200 m, các tên lửa sẽ không ra khỏi ống phóng bởi vì như vậy có thể gây nguy hiểm cho chính máy bay.
Còn một nguyên nhân nữa dẫn đến thắng lợi của người Mỹ trong giai đoạn đầu — đấy là phi công Việt Nam thường cố bay ở độ cao thấp. MiG-21 không thích hợp cho trần bay như vậy. "Phantom" của Mỹ cũng thế.
Một chỉ số để chứng tỏ chất lượng đào tạo phi công Việt Nam có thể là số lượng các "as" (phi công chiến đấu thượng thặng) trong quân đội cả hai quốc gia (Mỹ và Việt Nam). Nhưng rất tiếc, trong số các phi công Việt Nam không có A.Pokryshkin nào (Aleksandr Ivanovich Pokryshkin — phi công Xô Viết bắn hạ 59 máy bay địch).
Thành tích tối đa của các phi công Việt Nam — chỉ bắn rơi từ 5 đến 9 máy bay Mỹ. Những anh hùng như vậy của Việt Nam (tất cả đều được tặng chính danh hiệu đó) chỉ có 16 người. Còn người Mỹ, chỉ có 5 phi công, mỗi phi công này bắn hạ từ 5 đến 6 máy bay Bắc Việt.
Chiến tranh Việt Nam không chỉ gồm các hoạt động tác chiến. Đó là một cuộc chiến tranh sáng tạo — (nguyên văn — ứng tác ngẫu hứng). Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến chiến thắng của Không quân- Hồ Chí Minh.
Người Mỹ đã tận dụng triệt để cơ hội trời cho này để oanh tạc. Các AD-6 bình thản dàn đội hình bay và ném bom. Không chỉ thế, sự ngạo mạn của người Mỹ còn khiến người ta kinh ngạc. Các "Intruder" AD-6 bay không cần tiêm kích hộ tống.
Người Việt Nam đã nghĩ ra một mẹo rất khôn ngoan. Họ ngồi dưới các sân bay và trao đổi với nhau trên tần số các máy bay "MiG", cứ như là đang bay trên trời vậy. Các đài vô tuyến trên các tàu sân bay Mỹ ở Vịnh Bắc Bộ thì đã biết quá rõ tần số làm việc của MiG.
Và Mỹ lắng nghe toàn bộ cuộc nói chuyện. Dĩ nhiên, các phi công Mỹ ngay lập tức nhận lệnh trút hết bom và quay về tàu sân bay càng nhanh càng tốt. Trò nghi binh khôn ngoan này đã lặp đi lặp lại nhiều lần. Nhưng cuối cùng người Mỹ cũng hiểu ra là đã mắc bẫy các "bù nhìn trên ruộng dưa".
Trong khi đó thì trên một trong các sân bay, một nhóm phi công Việt Nam học cách bay trong thời tiết xấu. Các phi công Việt Nam đã rất nhanh chóng nắm bắt kỹ thuật bay này. Và vào lần tiếp theo, người Mỹ lại bay đến để ném bom, lúc này thậm chí còn không thèm để ý đến các trao đổi trên sóng vô tuyến của MiG nữa. 8 chiếc máy bay ném bom Mỹ tự mình đi thực hiện nhiệm vụ tác chiến (không có tiêm kích đi kèm).
Và (do chủ quan), 8 chiếc máy bay cường kích AD-6 không có tiêm kích bảo vệ đã lọt vào cự ly công kích của một biên đội MiG. Một kết cục "rớt nước mắt" đối với người Mỹ — 6 chiếc máy bay bị bắn rơi! Đấy — Tư duy không khuôn mẫu trong chiến tranh và khả năng nhanh chóng thay đổi (để thích ứng) trong các điều kiện tình huống tác chiến mới có ý nghĩa như thế đấy.
Còn nhìn chung, có thể thấy phần nào hiệu quả công tác của những chuyên gia Xô Viết tại Việt Nam qua các con số tổn thất của Không quân Mỹ trong giai đoạn từ 5/8/1964 đến ngày 31/12/1972.
Tổng cộng đã bắn hạ 4.181 máy bay.
Trong số đó:
— Pháo phòng không (bắn rơi): 2.568 chiếc (60%);
— Không quân tiêm kích: 320 chiếc (9%)
— Bộ đội tên lửa phòng không 1.293 chiếc (31%), trong số đó có 54 chiếc (90%) máy bay ném bom chiến lược B-52.
Rất tiếc, tất nhiên, chủ đề Chiến tranh Việt Nam vẫn là một chủ đề tương đối "kín". Số lượng những người đã từng tham gia ngày càng ít đi. Năm tháng không chừa một ai. Tuổi tác. Và họ cũng không thích kể "trực tiếp" những câu chuyện lịch sử. (Các bạn) Hãy tự tìm đọc các tài liệu.
Nhưng cá nhân tôi tin tưởng hết sức sâu sắc rằng, chính hồi ức của những người đã tham gia những sự kiện đó mới cho chúng ta thấy một lịch sử "sống động" thực sự. Các con số không bao giờ có thể thay thế được những tình tiết tinh tế mà chỉ có những người trong cuộc mới biết.
Nguồn: Báo Đất Việt