https://kevesko.vn/20241119/ngoai-truong-nga-lavrov-binh-luan-viec-ukraina-su-dung-ten-lua-atacms-33021099.html
Ngoại trưởng Nga Lavrov bình luận việc Ukraina sử dụng tên lửa ATACMS
Ngoại trưởng Nga Lavrov bình luận việc Ukraina sử dụng tên lửa ATACMS
Sputnik Việt Nam
MATXCƠVA (Sputnik) - Việc Ukraina sử dụng tên lửa ATACMS bắn vào lãnh thổ vùng Bryansk là tín hiệu cho thấy phương Tây muốn leo thang căng thẳng, Ngoại trưởng... 19.11.2024, Sputnik Việt Nam
2024-11-19T20:48+0700
2024-11-19T20:48+0700
2024-11-19T23:31+0700
chiến dịch quân sự đặc biệt tại ukraina
nga
ukraina
cuộc khủng hoảng ở ukraina
xung đột quân sự
bộ ngoại giao nga
sergei lavrov
hoa kỳ
thế giới
phương tây
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/0b/12/32994196_0:0:3072:1728_1920x0_80_0_0_f519b3b4014d98935c697d2ff2fca88f.jpg
Ông Lavrov: Nga ủng hộ không để xảy ra chiến tranh hạt nhân, đây là quan điểm truyền thốngNgoại trưởng Nga bình luận quan điểm của Trump về UkrainaÔng Lavrov kêu gọi phương Tây nghiên cứu học thuyết hạt nhân cập nhật của NgaQuan điểm của Thủ tướng Đức Scholz về từ chối cung cấp tên lửa Taurus cho Kiev là có trách nhiệmNgoại trưởng Nga tuyên bố: Pháp tham gia vào cuộc xung đột ở UkrainaTrước đó, bình luận về việc dành hỗ trợ cho Kiev, Ngoại trưởng Pháp Jean-Noël Barrot thông báo rằng 2.300 chiến binh Ukraina do người Pháp huấn luyện sẽ trở lại Ukraina trong vài ngày tới để tiến hành hoạt động chiến sự.Nga cho rằng việc cung cấp vũ khí cho Ukraina cản trở việc giải quyết khủng hoảng, trực tiếp lôi kéo các nước NATO vào cuộc xung đột và phương Tây đang "đùa với lửa". Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov lưu ý rằng bất kỳ lô hàng nào chứa vũ khí dành cho Ukraina đều sẽ trở thành mục tiêu hợp pháp của quân Nga. Theo lời ông, Hoa Kỳ và NATO đang trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột, không chỉ cung cấp vũ khí mà còn đào tạo nhân lực quân sự cho Ukraina ở Anh, Đức, Ý và các nước khác. Điện Kremlin tuyên bố rằng việc bơm vũ khí từ phương Tây cho Ukraina không góp phần thúc đẩy giải quyết xung đột.Trước đó Điện Kremlin cũng tuyên bố rằng không một loại vũ khí nào do phương Tây cung cấp cho Kiev có thể thay đổi động lực và kết quả của chiến dịch đặc biệt.
https://kevesko.vn/20241119/quan-ukraina-tan-cong-mot-co-so-o-vung-bryansk-bang-ten-lua-atacms-33018811.html
https://kevesko.vn/20241119/nga-luon-la-quoc-gia-loai-tru-kha-nang-su-dung-vu-khi-hat-nhan-va-thuc-day-hoa-binh-the-gioi-33011173.html
https://kevesko.vn/20241119/33007459.html
https://kevesko.vn/20241115/scholz-trong-cuoc-tro-chuyen-voi-putin-da-keu-goi-dam-phan-voi-ukraina-de-dat-duoc-hoa-binh-32958069.html
https://kevesko.vn/20241118/phap-va-anh-noi-got-my-cho-phep-ukraina-danh-vao-sau-lanh-tho-nga-32977998.html
ukraina
phương tây
brazil
đức
pháp
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/0b/12/32994196_136:0:2867:2048_1920x0_80_0_0_51a91268ce8fd8b6c50679b7e43fbf73.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
nga, ukraina, cuộc khủng hoảng ở ukraina, xung đột quân sự, bộ ngoại giao nga, sergei lavrov, hoa kỳ, thế giới, phương tây, quân sự, donald trump, vũ khí hạt nhân, g20, hội nghị thượng đỉnh g20, brazil, olaf scholz, đức, pháp, nato
nga, ukraina, cuộc khủng hoảng ở ukraina, xung đột quân sự, bộ ngoại giao nga, sergei lavrov, hoa kỳ, thế giới, phương tây, quân sự, donald trump, vũ khí hạt nhân, g20, hội nghị thượng đỉnh g20, brazil, olaf scholz, đức, pháp, nato
“Bạn nêu cho tôi câu hỏi, làm sao tôi biết được những gì tờ New York Times đăng là đúng hay chỉ là một nỗ lực kiểm tra tình hình. Tôi không biết. Thực tế có chuyện sử dụng ATACMS không chỉ một lần ở vùng Bryansk tối nay, đó tất nhiên là tín hiệu cho thấy họ muốn leo thang. Nếu thiếu phần tham gia của người Mỹ thì không thể sử dụng những tên lửa công nghệ cao này, Tổng thống đã nói rồi. Và Tổng thống cũng cảnh báo về việc quan điểm của chúng ta sẽ thay đổi như thế nào nếu tầm bắn mà họ đang thảo luận - tầm bắn lên tới 300 km - sẽ được chấp thuận. Còn trên thực tế, đây không phải là sự chấp thuận để cho Ukraina sử dụng những tên lửa này mà chỉ đơn giản là một thông báo kiểu như bây giờ chúng tôi sẽ bắn lên tới 300 km”, ông Lavrov nói với các nhà báo.
“Tôi đơn giản là không thể xác nhận, bởi người ta cứ viết như thể đó là vấn đề đã được giải quyết. Ngay cả Cao uỷ Ngoại giao EU Josep Borrell cũng nói rằng đó là chính thức, rằng người châu Âu đã thảo luận nhưng quyết định rằng mỗi nước sẽ tự đưa ra quyết định. Tôi sẽ không suy đoán về đề tài này”, Ngoại trưởng Nga nói thêm.
Ông Lavrov: Nga ủng hộ không để xảy ra chiến tranh hạt nhân, đây là quan điểm truyền thống
"Chúng tôi ủng hộ không cho xảy ra cuộc chiến tranh hạt nhân. Ngay từ thời Xô-viết, chúng tôi đã đề xuất với Hoa Kỳ... Các ông Gorbachev và Reagan cùng tuyên bố rằng không thể có người chiến thắng trong cuộc chiến tranh hạt nhân và rằng không bao giờ nên để phát động cuộc chiến đó”, Ngoại trưởng Nga Lavrov tuyên bố với các nhà báo khi dẫn ra kết quả của hội nghị thượng đỉnh G20.
Ngoại trưởng Nga bình luận quan điểm của Trump về Ukraina
“Về quan điểm của Trump đối với Ukraina, ở đây tôi không thể đoán được. Ông ấy nói rằng ông ấy là vị Tổng thống của hòa bình chứ không phải Tổng thống chiến tranh, và những người, các chính trị gia đang tuyên bố rằng họ muốn hòa bình chứ không muốn chiến tranh, nói chung, tôi cho rằng điều đó xứng đáng được ủng hộ", ông Lavrov nói trong họp báo sau hội nghị thượng đỉnh G20.
Ông Lavrov kêu gọi phương Tây nghiên cứu học thuyết hạt nhân cập nhật của Nga
“Hôm nay, những điều cơ bản trong học thuyết hạt nhân của chúng tôi đã được công bố chính thức. Trong đó mọi thứ được xác nhận; những gì Tổng thống công bố cách đây hơn một tháng bây giờ đã được quy chuẩn trong luật định. Tôi hy vọng rằng mọi người sẽ đọc học thuyết này. Và không phải như cách họ đọc Hiến chương Liên Hợp Quốc, đây là học thuyết hoàn chỉnh và liên kết với nhau”, người đứng đầu cơ quan Ngoại giao Nga nói thêm.
Quan điểm của Thủ tướng Đức Scholz về từ chối cung cấp tên lửa Taurus cho Kiev là có trách nhiệm
“Tất cả chúng ta đều nhìn thấy những sự kiện giống nhau, chúng ta phân tích như những nhà ngoại giao, như những nhà báo. Bạn đã ghi nhận rất chính xác, ông Scholz có quan điểm nguyên tắc này, bất chấp thực tế là “những người theo đảng Xanh”, thêm ai đó khác nữa đang chống lại ông ấy, như Merz, từ Liên minh Dân chủ Kitô giáo Đức (CDU), đang hướng vào ông ấy những mũi tên chỉ trích, dù sao chăng nữa cũng đòi phải cấp phép như vậy, nhưng tôi cho rằng ở đây ông Scholz giữ quan điểm có trách nhiệm”, Ngoại trưởng nói trong cuộc họp báo sau hội nghị thượng đỉnh G20, bình luận quan điểm của Thủ tướng Đức Scholz về việc cung cấp Taurus cho Ukraina.
“Việc quan điểm này khác với quan điểm của cả Anh và Pháp cũng là sự thật", ông Lavrov nói thêm.
Ngoại trưởng Nga tuyên bố: Pháp tham gia vào cuộc xung đột ở Ukraina
Trước đó, bình luận về việc dành hỗ trợ cho Kiev, Ngoại trưởng Pháp Jean-Noël Barrot thông báo rằng 2.300 chiến binh Ukraina do người Pháp huấn luyện sẽ trở lại Ukraina trong vài ngày tới để tiến hành hoạt động chiến sự.
“Quả thực, cả bằng lời nói và thực tế, Macron là một trong những nhân vật ủng hộ nhiệt tình nhất cho “cuộc chiến đến thắng lợi” trước Nga, "đánh cho đến khi Nga chịu thất bại chiến lược”. Tại Pháp, các quân nhân Ukraina hiện đang hoàn thành khóa huấn luyện, nguyên cả lữ đoàn tấn công đang được đào tạo. Tức là người Pháp đang trực tiếp tham gia vào chiến sự", ông Lavrov nói trong cuộc họp báo hôm thứ Ba.
“Thực tế cũng thể hiện như vậy… Hiện nay người ta đang nói về việc sử dụng tên lửa SCALP do Pháp sản xuất, giống hệt với tên lửa Storm Shadow của Anh”, Ngoại trưởng nói thêm.
Nga cho rằng việc cung cấp vũ khí cho Ukraina cản trở việc giải quyết khủng hoảng, trực tiếp lôi kéo các nước NATO vào cuộc xung đột và phương Tây đang "đùa với lửa".
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov lưu ý rằng bất kỳ lô hàng nào chứa vũ khí dành cho Ukraina đều sẽ trở thành mục tiêu hợp pháp của quân Nga. Theo lời ông, Hoa Kỳ và NATO đang trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột, không chỉ cung cấp vũ khí mà còn đào tạo nhân lực quân sự cho Ukraina ở Anh, Đức, Ý và các nước khác. Điện Kremlin tuyên bố rằng việc bơm vũ khí từ phương Tây cho Ukraina không góp phần thúc đẩy giải quyết xung đột.
Trước đó Điện Kremlin cũng tuyên bố rằng không một loại vũ khí nào do phương Tây cung cấp cho Kiev có thể thay đổi động lực và kết quả của chiến dịch đặc biệt.