Hà Nội sẽ đưa ra đề nghị gì với Washington để tránh lệnh trừng phạt?

© Depositphotos.com / MpalisHà Nội
Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.11.2024
Đăng ký
Tuần này, truyền thông Nga và nước ngoài một lần nữa cung cấp cho độc giả nhiều bài báo và thông tin phong phú liên quan đến Việt Nam, phân tích các vấn đề chính sách đối ngoại và kinh tế của Việt Nam.
Chủ đề chính là làm thế nào Hà Nội có thể tránh được đòn thuế của ông Trump đối với hàng hóa từ các quốc gia có thặng dư thương mại lớn với Hoa Kỳ. Ngoài chủ đề này, trong bài tổng quan truyền thống “Việt Nam trên báo chí nước ngoài” chúng tôi sẽ đề cập đến các vấn đề chính sách đối nội và an ninh, bảo vệ môi trường và du lịch.

Việt Nam và Trump 2.0

Forbes xem xét các kịch bản có thể xảy ra trong sự phát triển của Việt Nam dưới nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Donald Trump. Ông Trump có ý định khuyến khích các doanh nghiệp Mỹ chuyển các cơ sở sản xuất từ châu Á về Mỹ, nhưng các chuyên gia cho rằng, ông sẽ không thành công. Kịch bản chiến tranh thương mại với Trung Quốc sẽ dẫn đến sự xuất hiện của một người chơi mới trên trường quốc tế - Việt Nam. Nước này sẽ sản xuất những thứ trước đây đã được sản xuất ở Trung Quốc. Việt Nam có một số lợi thế giúp đất nước này nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác trong khu vực. Là một quốc gia độc đảng, Việt Nam có thể nhanh chóng thay đổi chính sách pháp lý để tạo môi trường thuận lợi hơn cho kinh doanh. Quốc gia này hiện có 3 cảng nằm trong danh sách 50 cảng container có sản lượng thông qua lớn nhất thế giới, và nước láng giềng chính của Việt Nam là Trung Quốc, điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại và hậu cần giữa hai nước. Việt Nam đã ký kết hiệp định thương mại tự do với EU và đang cải thiện cơ sở hạ tầng cần thiết để hỗ trợ các dự án lớn. Theo các chuyên gia, Việt Nam nên xây dựng chính sách ưu đãi, kể cả ưu đãi tài chính để thu hút đầu tư của các tập đoàn lớn, sau đó sẽ đến các công ty khác.
Trump - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.11.2024
Ở Mỹ nói Việt Nam được lợi khi Trump quay lại Nhà Trắng
Fulcrum tiếp tục chủ đề về quan hệ thương mại Trung-Việt-Mỹ. Trong vài năm qua, xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng mạnh. Trong 6 năm qua thặng dư thương mại của Hà Nội với Washington đã tăng gấp ba lần và năm ngoái đạt 104 tỷ USD. Đối mặt với thuế quan của Mỹ đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc, Bắc Kinh cố gắng chuyển hướng xuất khẩu sang Hoa Kỳ thông qua Việt Nam, và điều này khiến Washington phải hết sức chú ý đến hoạt động thương mại của Việt Nam. Tuy nhiên, như các cuộc nghiên cứu đã chỉ ra, tỷ lệ hàng Trung Quốc gắn mác Việt Nam là rất nhỏ và sự gia tăng thương mại được thúc đẩy bởi các nhà sản xuất ở Việt Nam muốn mở rộng quy mô sản xuất và các công ty mới mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Nhưng Hà Nội còn rất nhiều việc phải làm để thuyết phục chính quyền mới của Trump rằng họ không đồng lõa với chính sách của Trung Quốc xuất khẩu hàng hóa Trung Quốc thông qua Việt Nam. Hà Nội phải chống lại các hành vi gian lận xuất xứ trong khi vẫn đảm bảo rằng hoạt động thương mại hợp pháp không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, giải pháp lâu dài nằm ở khả năng của Việt Nam cải thiện vị thế của mình trong chuỗi giá trị toàn cầu. Tác giả rút ra kết luận rằng, việc áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến hơn ngoài lắp ráp và đóng gói sẽ giúp gia tăng hàm lượng giá trị sản xuất nội địa và giảm sự phụ thuộc vào nguồn lực của Trung Quốc, khiến Việt Nam ít bị tổn thương hơn trước những cáo buộc tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ.
Tổng thống Donald Trump tại Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.11.2024
‘Sẽ thảm khốc nếu Trump nhắm vào Việt Nam’
Asia News đưa tin về Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam-Hoa Kỳ tại Hà Nội do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (AmCham) và Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Washington tổ chức. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Việt Nam, Hoa Kỳ và đông đảo đại diện cộng đồng doanh nghiệp hai nước. Thủ tướng Việt Nam đề nghị phía Hoa Kỳ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường và bãi bỏ các hạn chế liên quan xuất khẩu công nghệ cao với Việt Nam, vì lợi ích chung của cả hai đất nước và nhân dân hai nước. Năm 2024, Việt Nam được dự báo sẽ tăng lên hạng 34 trên thế giới về quy mô GDP. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào Việt Nam. Với Hoa Kỳ, Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong mười đối tác thương mại lớn nhất. Bloomberg viết rằng, Việt Nam hứa mua thêm máy bay, LNG và các hàng hóa khác từ Mỹ trong thời thuế quan mới của Trump.

Thương vụ bán thiết bị quân sự quan trọng nhất

Truyền thông nước ngoài tiếp tục bình luận về việc Hoa Kỳ bàn giao những chiếc máy bay huấn luyện đầu tiên cho Việt Nam. Air and Space Forces cho biết rằng, tuần qua, Tư lệnh Lực lượng Không quân Thái Bình Dương Mỹ, Đại tướng Kevin B. Schneider và các phi công đã bàn giao 5 máy bay huấn luyện T-6C cho không quân Việt Nam. Trong những năm gần đây, Mỹ đã tìm cách tăng cường dần dần mối quan hệ quốc phòng với Việt Nam bằng cách đồn trú các tàu sân bay ở đó, bán những chiếc thuyền dư thừa cho lực lượng bảo vệ bờ biển Việt Nam và máy bay không người lái ScanEagle cỡ nhỏ. Tuy nhiên, như Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế lưu ý, T-6 là "một thương vụ bán thiết bị quân sự quan trọng nhất của Mỹ cho Việt Nam" trị giá hàng chục triệu USD.
Hạm đội Hải quân Hoa Kỳ hộ tống tàu LNG - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.11.2024
Ngoài T-6C, Việt Nam có thể mua thêm máy bay và LNG từ Mỹ

Quy mô kinh tế Việt Nam sẽ có bước nhảy vọt

Imarcgroup viết rằng, thương mại điện tử của Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng vượt bậc nhờ điều kiện pháp lý tốt, đầu tư nước ngoài tăng và khả năng tiếp cận Internet tăng lên, điều này sẽ biến đất nước này thành một trung tâm của kinh tế số trong khu vực. Lĩnh vực thương mại điện tử chiếm hơn 60% giá trị nền kinh tế số của Việt Nam, trong khi một phần đáng kể trong số 40% còn lại đến từ các dịch vụ gọi xe và truyền thông trực tuyến. Theo một cuộc khảo sát do Facebook* và Bain & Company thực hiện, đến năm 2026, Việt Nam sẽ vượt qua các nước Đông Nam Á khác để trở thành thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất Đông Nam Á. Các quốc gia đóng vai trò chủ chốt trong việc mở rộng thương mại điện tử ở Việt Nam: Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc. Tác giả bài viết xác định các yếu tố tạo nên sự thịnh vượng của nền kinh tế Việt Nam: dân số trẻ và am hiểu công nghệ, chính sách thuận lợi của chính phủ, đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng, vị trí địa chiến lược quan trọng.
Còn Fruitnet đưa tin rằng, năm 2024, xuất khẩu rau quả của Việt Nam sẽ đạt khoảng 7,2 tỷ USD. Sự tăng trưởng này được thúc đẩy nhờ khả năng tiếp cận Trung Quốc được cải thiện cũng như các cơ hội ở Thái Lan và Hoa Kỳ. Vietnam Briefing cho biết những chi tiết về nghị định mới của chính phủ đưa ra các quy định nghiêm ngặt về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng. Điều này đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ trong việc giám sát hệ sinh thái số ở Việt Nam. Al Jazeera tiết lộ cách hãng taxi Xanh SM của tỷ phú Phạm Nhật Vượng dự định đánh bại đối thủ chính Grab. Xanh SM cho tài xế thuê xe và cung cấp dịch vụ gọi taxi thông qua ứng dụng của mình. Kể từ khi ra mắt tại Hà Nội, Xanh SM đã mở rộng đội xe điện Vinfast lên hơn 20.000 ô tô điện và khoảng 22.000 xe máy điện. Công ty cung cấp dịch vụ thành công tại 29/63 tỉnh, thành trên khắp Việt Nam và mở rộng sang nước láng giềng Lào. Đến năm 2025, công ty có kế hoạch mở rộng sang ba đến bốn thị trường khu vực khác. Còn SPLASH247 cho biết rằng, Vietnam Ocean Shipping (VOS), công ty vận tải biển lớn nhất tại Việt Nam, thông qua kế hoạch mở rộng đội tàu lớn nhất lịch sử. Tại Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024 vừa qua, cổ đông Công ty Cổ phần Vận tải Biển Việt Nam đã phê duyệt kế hoạch trị giá hơn 400 triệu USD để đóng những con tàu mới trong hơn một thập kỷ. Reuters viết về vấn đề tái chế rác thải nhựa ở Việt Nam. Đất nước này là quốc gia nhập khẩu rác thải nhựa lớn thứ tư trên thế giới. Tuy nhiên theo ước tính, Việt Nam chỉ tái chế được tới một phần ba lượng rác thải nhựa nhập khẩu, số còn lại chủ yếu là chôn lấp, đốt và thải ra ngoài môi trường.
Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.11.2024
“Đua theo hổ châu Á”: Việt Nam cần làm gì để thành nước thu nhập cao năm 2045?
Bloomberg đưa tin các công tố viên Việt Nam đã nói với trùm bất động sản Trương Mỹ Lan rằng bà phải bồi thường toàn bộ thiệt hại khoảng 11 tỷ USD nếu muốn tránh án tử hình bằng tiêm thuốc độc.

Điểm đến di sản hàng đầu thế giới năm 2024

Travel and Tour World đưa tin Việt Nam đã nhận được nhiều giải thưởng danh dự tại Lễ trao Giải thưởng Du lịch thế giới - World Travel Awards đã diễn ra tối 24/11 tại Bồ Đào Nha. Fansipan (Sa Pa) được vinh danh “Điểm du lịch có thắng cảnh thiên nhiên hàng đầu thế giới 2024”. Đảo ngọc Phú Quốc đạt danh hiệu "Điểm đến biển đảo thiên nhiên hàng đầu thế giới 2024". Điểm du lịch biểu tượng hàng đầu thế giới 2024 được trao cho Sunset Town, quần thể vui chơi, giải trí và là điểm đến sầm uất bậc nhất Phú Quốc hiện nay. Đảo Ký Ức Hội An được vinh danh là “Tổ hợp du lịch, văn hóa & giải trí hàng đầu thế giới 2024”, và thành phố Hội An lần thứ 5 vinh dự nhận được danh hiệu "Điểm đến thành phố văn hóa hàng đầu châu Á".
*Hoạt động Meta (mạng xã hội Facebook, Instagram) bị cấm ở Nga vì bị xem là cực đoan
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала