https://kevesko.vn/20250607/nguoi-viet-nam-duoc-phep-co-gia-dinh-dong-con-nhung-ho-co-muon-khong-36541624.html
Người Việt Nam được phép có gia đình đông con. Nhưng họ có muốn không?
Người Việt Nam được phép có gia đình đông con. Nhưng họ có muốn không?
Sputnik Việt Nam
Tuần này làm chúng tôi hài lòng với những bài viết và thông tin thú vị về Việt Nam trên các phương tiện truyền thông Nga và nước ngoài. Chủ đề thu hút thảo... 07.06.2025, Sputnik Việt Nam
2025-06-07T06:12+0700
2025-06-07T06:12+0700
2025-06-07T06:12+0700
việt nam
việt nam trên báo chí nước ngoài
nga
quan điểm-ý kiến
tác giả
chuyên gia
kinh tế
thế giới
chính trị
trung quốc
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/01/12/13363015_0:0:2001:1125_1920x0_80_0_0_71ed4f5fcb46562891334a06fb79b186.jpg
Chúng tôi sẽ đề cập đến nội dung này cũng như chính sách đối ngoại, kinh tế và du lịch. Đây là những chủ đề chính trong bài tổng quan truyền thống “Việt Nam trên báo chí nước ngoài”.Việt Nam là một tấm gương sáng trong khu vực Đông Nam ÁEast Asia Forum đăng tải bài phân tích về chủ đề luôn thu hút sự chú ý: về cách Việt Nam duy trì thế cân bằng chiến lược với hai nước lớn Trung Quốc và Hoa Kỳ. Việt Nam đang hành động thận trọng trong việc duy trì cân bằng, nước này tránh các liên minh quân sự chính thức trong khi vẫn có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với cả hai cường quốc, ấn phẩm viết. Cách tiếp cận thực dụng của Việt Nam có thể là hình mẫu thành công cho các quốc gia Đông Nam Á khác trong việc đối phó với sự cạnh tranh giữa các cường quốc trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương ngày càng phân cực. Hà Nội và Bắc Kinh đã ký 45 thỏa thuận hợp tác, bao gồm chuỗi cung ứng, phát triển đường sắt, công nghệ mới và mua máy bay của Trung Quốc. Đồng thời, Việt Nam đã xoa dịu các mối quan ngại của Hoa Kỳ bằng cách thắt chặt kiểm soát nhằm ngăn chặn hàng hóa Trung Quốc được "đội lốt" xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu sang Mỹ, áp thuế chống bán phá giá với thép HRC Trung Quốc và cho phép thí điểm có kiểm soát dịch vụ Internet vệ tinh Starlink do Tập đoàn SpaceX (Hoa Kỳ) triển khai tại Việt Nam — những động thái này làm hài lòng Washington nhưng có thể khiến Bắc Kinh phật ý. Việt Nam cung cấp cho Hoa Kỳ những lợi ích kinh tế đáng kể phù hợp với cách tiếp cận của Trump, đồng thời tránh những phức tạp chính trị có thể khiến Trung Quốc lo lắng. Hợp tác an ninh với Hoa Kỳ tồn tại cùng với quyết tâm của Hà Nội trong việc duy trì quyền tự chủ chiến lược, dựa trên chính sách quốc phòng “Bốn không” của mình. Nhưng Sách trắng Quốc phòng năm 2019 của Việt Nam nhấn mạnh sự cần thiết và tầm quan trọng của việc hợp tác quốc phòng với các nước khác. Việt Nam đang chứng minh rằng việc duy trì sự hợp tác kinh tế với cả hai cường quốc trong khi dần dần xây dựng quan hệ đối tác an ninh — mà không tham gia liên minh chính thức — có thể tạo ra không gian chiến lược và các đòn bẩy. Câu hỏi chính là liệu Việt Nam có thể biến vị thế dễ bị tổn thương của mình giữa hai siêu cường thành một lợi thế chiến lược hay không, ấn phẩm kết luận. Tờ The Diplomat đưa tin về cuộc đàm phán về thương mại đối ứng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ và lưu ý rằng, yêu cầu của Hoa Kỳ nhằm giảm nhập khẩu từ Trung Quốc là "khó khăn" và "gian nan" đối với Việt Nam, xét đến việc nền kinh tế của nước này gắn chặt với các chuỗi cung ứng lấy Trung Quốc làm trung tâm. Rõ ràng, bất kỳ nỗ lực nào của Việt Nam nhằm tách mình khỏi các chuỗi cung ứng này sẽ dẫn đến sự sụt giảm mạnh về xuất khẩu sang Hoa Kỳ, với những hậu quả đáng kể về kinh tế, xã hội và có thể là chính trị. Điều này cũng có thể gây tổn hại đến mối quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc vốn dựa trên sự đảm bảo rằng Hà Nội sẽ không bao giờ tham gia vào một liên minh chống Trung Quốc do Hoa Kỳ đứng đầu.Tỷ lệ sinh giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sửNhiều phương tiện truyền thông phương Tây và phương Đông bình luận về quyết định của chính quyền Việt Nam bãi bỏ quy định giới hạn mỗi gia đình chỉ được có hai con vốn được áp dụng từ năm 1988. Chính phủ đã đưa ra chính sách này vào thời điểm đó để đảm bảo đủ nguồn lực trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường. Chính sách này không được thực hiện ở mọi nơi, mặc dù các đảng viên có thể phải chịu lệnh trừng phạt. Việt Nam hiện có hơn 100 triệu dân, với độ tuổi trung bình là 33,4 tuổi và khoảng 70% dân số trong độ tuổi lao động (15-64 tuổi). Nhưng tỷ lệ sinh của Việt Nam giảm xuống mức thấp kỷ lục 1,91 trẻ em trên một phụ nữ vào năm 2024, thấp hơn mức sinh thay thế (2,1 trẻ em trên một phụ nữ). Xu hướng này có thể khiến xã hội già hóa, tạo ra tình trạng thiếu hụt lao động, gây căng thẳng cho hệ thống an sinh xã hội và đe dọa các kế hoạch tăng trưởng kinh tế của đất nước. Tỷ lệ sinh đặc biệt thấp ở các đô thị như Thành phố Hồ Chí Minh, nơi chi phí sinh hoạt tăng cao là gánh nặng cản trở mong muốn sinh con. Thành phố Hồ Chí Minh đang phải đối mặt với tình trạng tỷ lệ sinh giảm mạnh, xuống còn 1,39 trẻ em/phụ nữ vào năm 2022. Chính quyền thành phố đã đưa ra các biện pháp khuyến khích sinh con và đang hỗ trợ một khoản tiền mặt là khoảng 120 USD cho các phụ nữ sinh đủ hai con trước 35 tuổi. Tuy nhiên, xét theo phản ứng trên các mạng xã hội, giới trẻ chậm kết hôn, ngại sinh con do chi phí sinh hoạt cao ở các đô thị và thiếu dịch vụ chăm sóc trẻ em giá cả phải chăng. Việt Nam cũng đang phải vật lộn để giải quyết tình trạng mất cân bằng tỷ lệ giới tính do xu hướng tâm lý người Việt thích sinh con trai hơn con gái.Xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tiếp tục tăng trưởngFrance 24 đưa tin rằng, so với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào tháng 5 năm nay tăng 17%. Nhập khẩu tăng 14,1%, trong đó Trung Quốc chiếm 40%. Bất chấp sự không chắc chắn về thuế quan, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, và xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã tăng mạnh trong những tháng gần đây. Reuters cho biết, thặng dư với Hoa Kỳ đã tăng gần 42% vào tháng 5 so với cùng kỳ năm trước. Bất chấp lời hứa của Hà Nội về việc tuân thủ các yêu cầu của Washington, thặng dư với Hoa Kỳ vẫn tiếp tục tăng, đặc biệt là khi các nhà xuất khẩu vội vã vận chuyển hàng hóa của họ đến Hoa Kỳ trước khi thuế quan có hiệu lực. Vietnam Briefing đưa tin về mạng lưới đường thủy nội địa rộng lớn của Việt Nam với hơn 26.500 km đường thủy. Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam đặt mục tiêu tăng tỷ trọng vận tải đường biển và đường thủy nội địa lên ít nhất 50% trong thời gian tới. Flight Global đưa tin rằng, Vietnam Airlines và China Southern Airlines chính thức triển khai mô hình liên doanh hàng không đầu tiên giữa Việt Nam và Trung Quốc. Hợp tác này sẽ mở rộng mạng bay kết nối hai nước, đồng thời thúc đẩy quan hệ song phương trong lĩnh vực hàng không. Còn Fulcrum viết về những khoản đầu tư cơ sở hạ tầng đầy tham vọng của Việt Nam nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như về những rủi ro mà nước này đang phải đối mặt, bao gồm lãng phí và tham nhũng, chất lượng xây dựng kém và tài chính công không ổn định. Báo chí Nga đưa tin về việc Việt Nam bắt đầu nhập khẩu LNG của Nga. Còn Fish News viết rằng Nga là một thị trường đầy hứa hẹn cho ngành xuất khẩu cá ngừ Việt Nam. Trang web của Cơ quan Nông nghiệp Quốc gia Nga cho biết về việc Trung tâm Thú y Liên bang Nga chuyển giao lô vắc-xin lở mồm long móng đầu tiên với số lượng 500 nghìn liều cho Việt Nam. Vắc-xin được phát triển từ các chủng của căn bệnh nguy hiểm nhất đối với gia súc từ các chủng phổ biến ở Việt Nam.Xu hướng du lịch sang trọng đang phát triển mạnh mẽ tại Việt NamOutlook Traveller giới thiệu show diễn thực cảnh "Đi tìm dấu ngọc" vừa ra mắt tại Hang Ngọc Rồng (Cẩm Phả). Chương trình biểu diễn là sự kết hợp giữa văn hóa dân gian, ẩm thực cao cấp và kỳ quan thiên nhiên. Chương trình hấp dẫn này đang định nghĩa lại du lịch văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh. Còn Michelin Guide chính thức công bố những nhà hàng tuyệt vời mới nhất tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, nêu bật vị thế ngày càng tăng của Việt Nam như một điểm đến ẩm thực toàn cầu. Và Womens Health Mag giới thiệu Four Seasons The Nam Hai ở Hội An với các lớp học Yoga miễn phí hàng ngày trong không gian thiên nhiên xanh ngát cùng nhiều liệu pháp spa khuyến khích du khách kết nối với thiên nhiên và mang đến cảm giác thư giãn, bình yên từ sâu bên trong.
https://kevesko.vn/20250606/viet-nam-di-day-giua-my-va-trung-quoc-giai-van-co-can-nao-36538641.html
https://kevesko.vn/20250603/viet-nam-bo-quy-dinh-chi-duoc-sinh-toi-da-2-con-36481751.html
https://kevesko.vn/20250529/thu-tuong-chi-dao-thuc-day-dam-phan-thuong-mai-viet--my-huong-toi-can-bang-loi-ich-song-phuong-36394153.html
trung quốc
phương tây
thành phố hồ chí minh
đông nam á
hà nội
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_4df82876a2da8a3649ac22cafa5f011b.jpg
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_4df82876a2da8a3649ac22cafa5f011b.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/01/12/13363015_0:0:1777:1333_1920x0_80_0_0_d8e34bab4f646f94e89a730d764421c4.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_4df82876a2da8a3649ac22cafa5f011b.jpg
việt nam, việt nam trên báo chí nước ngoài, nga, quan điểm-ý kiến, tác giả, chuyên gia, kinh tế, thế giới, chính trị, trung quốc, hoa kỳ, phương tây, thành phố hồ chí minh, đông nam á, du lịch, hà nội, trẻ em
việt nam, việt nam trên báo chí nước ngoài, nga, quan điểm-ý kiến, tác giả, chuyên gia, kinh tế, thế giới, chính trị, trung quốc, hoa kỳ, phương tây, thành phố hồ chí minh, đông nam á, du lịch, hà nội, trẻ em
Chúng tôi sẽ đề cập đến nội dung này cũng như chính sách đối ngoại, kinh tế và du lịch. Đây là những chủ đề chính trong bài tổng quan truyền thống “
Việt Nam trên báo chí nước ngoài”.
Việt Nam là một tấm gương sáng trong khu vực Đông Nam Á
East Asia Forum đăng tải bài phân tích về chủ đề luôn thu hút sự chú ý: về cách Việt Nam duy trì thế cân bằng chiến lược với hai nước lớn Trung Quốc và Hoa Kỳ. Việt Nam đang hành động thận trọng trong việc duy trì cân bằng, nước này tránh các liên minh quân sự chính thức trong khi vẫn có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với cả hai cường quốc, ấn phẩm viết. Cách tiếp cận thực dụng của Việt Nam có thể là hình mẫu thành công cho các quốc gia Đông Nam Á khác trong việc đối phó với sự cạnh tranh giữa các cường quốc trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương ngày càng phân cực.
Hà Nội và Bắc Kinh đã ký 45 thỏa thuận hợp tác, bao gồm chuỗi cung ứng, phát triển đường sắt, công nghệ mới và mua máy bay của Trung Quốc. Đồng thời, Việt Nam đã xoa dịu các mối quan ngại của Hoa Kỳ bằng cách thắt chặt kiểm soát nhằm ngăn chặn hàng hóa Trung Quốc được "đội lốt" xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu sang Mỹ, áp thuế chống bán phá giá với thép HRC Trung Quốc và cho phép thí điểm có kiểm soát dịch vụ Internet vệ tinh Starlink do Tập đoàn SpaceX (Hoa Kỳ) triển khai tại Việt Nam — những động thái này làm hài lòng Washington nhưng có thể khiến Bắc Kinh phật ý.
Việt Nam cung cấp cho Hoa Kỳ những lợi ích kinh tế đáng kể phù hợp với cách tiếp cận của Trump, đồng thời tránh những phức tạp chính trị có thể khiến Trung Quốc lo lắng. Hợp tác an ninh với Hoa Kỳ tồn tại cùng với quyết tâm của Hà Nội trong việc duy trì quyền tự chủ chiến lược, dựa trên chính sách quốc phòng “Bốn không” của mình. Nhưng Sách trắng Quốc phòng năm 2019 của Việt Nam nhấn mạnh sự cần thiết và tầm quan trọng của việc hợp tác quốc phòng với các nước khác. Việt Nam đang chứng minh rằng việc duy trì sự hợp tác kinh tế với cả hai cường quốc trong khi dần dần
xây dựng quan hệ đối tác an ninh — mà không tham gia liên minh chính thức — có thể tạo ra không gian chiến lược và các đòn bẩy. Câu hỏi chính là liệu Việt Nam có thể biến vị thế dễ bị tổn thương của mình giữa hai siêu cường thành một lợi thế chiến lược hay không, ấn phẩm kết luận.
Tờ The Diplomat đưa tin về cuộc đàm phán về thương mại đối ứng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ và lưu ý rằng, yêu cầu của Hoa Kỳ nhằm giảm nhập khẩu từ Trung Quốc là "khó khăn" và "gian nan" đối với Việt Nam, xét đến việc nền kinh tế của nước này gắn chặt với các chuỗi cung ứng lấy Trung Quốc làm trung tâm. Rõ ràng, bất kỳ nỗ lực nào của Việt Nam nhằm tách mình khỏi các chuỗi cung ứng này sẽ dẫn đến sự sụt giảm mạnh về xuất khẩu sang Hoa Kỳ, với những hậu quả đáng kể về kinh tế, xã hội và có thể là chính trị. Điều này cũng có thể gây tổn hại đến mối quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc vốn dựa trên sự đảm bảo rằng Hà Nội sẽ không bao giờ tham gia vào một liên minh chống Trung Quốc do Hoa Kỳ đứng đầu.
Tỷ lệ sinh giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử
Nhiều phương tiện truyền thông phương Tây và phương Đông bình luận về quyết định của chính quyền Việt Nam bãi bỏ quy định giới hạn mỗi gia đình chỉ được có hai con vốn được áp dụng từ năm 1988. Chính phủ đã đưa ra chính sách này vào thời điểm đó để đảm bảo đủ nguồn lực trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường. Chính sách này không được thực hiện ở mọi nơi, mặc dù các đảng viên có thể phải chịu lệnh trừng phạt. Việt Nam hiện có hơn 100 triệu dân, với độ tuổi trung bình là 33,4 tuổi và khoảng 70% dân số trong độ tuổi lao động (15-64 tuổi). Nhưng tỷ lệ sinh của
Việt Nam giảm xuống mức thấp kỷ lục 1,91 trẻ em trên một phụ nữ vào năm 2024, thấp hơn mức sinh thay thế (2,1 trẻ em trên một phụ nữ). Xu hướng này có thể khiến xã hội già hóa, tạo ra tình trạng thiếu hụt lao động, gây căng thẳng cho hệ thống an sinh xã hội và đe dọa các kế hoạch tăng trưởng kinh tế của đất nước. Tỷ lệ sinh đặc biệt thấp ở các đô thị như Thành phố Hồ Chí Minh, nơi chi phí sinh hoạt tăng cao là gánh nặng cản trở mong muốn sinh con. Thành phố Hồ Chí Minh đang phải đối mặt với tình trạng tỷ lệ sinh giảm mạnh, xuống còn 1,39 trẻ em/phụ nữ vào năm 2022. Chính quyền thành phố đã đưa ra các biện pháp khuyến khích sinh con và đang hỗ trợ một khoản tiền mặt là khoảng 120 USD cho các phụ nữ sinh đủ hai con trước 35 tuổi. Tuy nhiên, xét theo phản ứng trên các mạng xã hội, giới trẻ chậm kết hôn, ngại sinh con do chi phí sinh hoạt cao ở các đô thị và thiếu dịch vụ chăm sóc trẻ em giá cả phải chăng. Việt Nam cũng đang phải vật lộn để giải quyết tình trạng mất cân bằng tỷ lệ giới tính do xu hướng tâm lý người Việt thích sinh con trai hơn con gái.
Xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tiếp tục tăng trưởng
France 24 đưa tin rằng, so với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào tháng 5 năm nay tăng 17%. Nhập khẩu tăng 14,1%, trong đó Trung Quốc chiếm 40%. Bất chấp sự không chắc chắn về thuế quan, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, và xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã tăng mạnh trong những tháng gần đây.
Reuters cho biết, thặng dư với Hoa Kỳ đã tăng gần 42% vào tháng 5 so với cùng kỳ năm trước. Bất chấp lời hứa của Hà Nội về việc tuân thủ các yêu cầu của Washington, thặng dư với Hoa Kỳ vẫn tiếp tục tăng, đặc biệt là khi các nhà xuất khẩu vội vã vận chuyển hàng hóa của họ đến Hoa Kỳ trước khi thuế quan có hiệu lực.
Vietnam Briefing đưa tin về mạng lưới đường thủy nội địa rộng lớn của Việt Nam với hơn 26.500 km đường thủy. Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam đặt mục tiêu tăng tỷ trọng vận tải đường biển và đường thủy nội địa lên ít nhất 50% trong thời gian tới.
Flight Global đưa tin rằng,
Vietnam Airlines và China Southern Airlines chính thức triển khai mô hình liên doanh hàng không đầu tiên giữa Việt Nam và Trung Quốc. Hợp tác này sẽ mở rộng mạng bay kết nối hai nước, đồng thời thúc đẩy quan hệ song phương trong lĩnh vực hàng không.
Còn Fulcrum viết về những khoản đầu tư cơ sở hạ tầng đầy tham vọng của Việt Nam nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như về những rủi ro mà nước này đang phải đối mặt, bao gồm lãng phí và tham nhũng, chất lượng xây dựng kém và tài chính công không ổn định. Báo chí Nga đưa tin về việc Việt Nam bắt đầu nhập khẩu LNG của Nga. Còn Fish News viết rằng Nga là một thị trường đầy hứa hẹn cho ngành xuất khẩu cá ngừ Việt Nam. Trang web của Cơ quan Nông nghiệp Quốc gia Nga cho biết về việc Trung tâm Thú y Liên bang Nga chuyển giao lô vắc-xin lở mồm long móng đầu tiên với số lượng 500 nghìn liều cho Việt Nam. Vắc-xin được phát triển từ các chủng của căn bệnh nguy hiểm nhất đối với gia súc từ các chủng phổ biến ở Việt Nam.
Xu hướng du lịch sang trọng đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam
Outlook Traveller giới thiệu show diễn thực cảnh "Đi tìm dấu ngọc" vừa ra mắt tại Hang Ngọc Rồng (Cẩm Phả). Chương trình biểu diễn là sự kết hợp giữa văn hóa dân gian, ẩm thực cao cấp và kỳ quan thiên nhiên. Chương trình hấp dẫn này đang định nghĩa lại du lịch văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh. Còn
Michelin Guide chính thức công bố những nhà hàng tuyệt vời mới nhất tại Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, nêu bật vị thế ngày càng tăng của Việt Nam như một điểm đến ẩm thực toàn cầu. Và
Womens Health Mag giới thiệu Four Seasons The Nam Hai ở Hội An với các lớp học Yoga miễn phí hàng ngày trong không gian thiên nhiên xanh ngát cùng nhiều liệu pháp spa khuyến khích du khách kết nối với thiên nhiên và mang đến cảm giác thư giãn, bình yên từ sâu bên trong.